Vốn phát triển hạ tầng giao thông đến năm 2025 tăng gần 3 lần

06/12/2022 08:32
Giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khoảng 470.000 tỷ đồng.

Nguồn vốn tăng mạnh

Văn phòng Chính phủ có Thông báo ngày 2/12 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến lần thứ 3 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Theo đó, mục tiêu xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định là 1 trong 3 đột phá chiến lược, trong đó ưu tiên phát triển một số công trình trọng điểm quốc gia về giao thông...

Giai đoạn 2021-2025, Quốc hội, Chính phủ ưu tiên dành nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, bao gồm nguồn vốn đầu tư công Trung ương và địa phương, tăng thu tiết kiệm chi.

Cụ thể, tổng nguồn vốn bố trí từ năm 2021-2025 đạt khoảng 470.000 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với giai đoạn 2016-2020. Khối lượng công việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông tương ứng cũng lớn gấp 3 lần so với giai đoạn trước.

Thông báo của Văn phòng Chính phủ đánh giá việc đẩy mạnh đầu tư công, trong đó có đầu tư các dự án hạ tầng giao thông góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

Khắc phục điểm yếu

Công tác chuẩn bị đầu tư cho các dự án giao thông là khâu yếu và triển khai rất chậm trong thời gian vừa qua. Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng chỉ đạo khi lựa chọn dự án phải có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên vốn đầu tư hạ tầng trọng điểm, công trình có tính lan tỏa, động lực để phát triển kinh tế xã hội. Không đầu tư dàn trải, manh mún, chia cắt. Các Bộ, ngành, địa phương không khởi công công trình mới khi chưa hoàn thành các công trình còn dở dang, chậm tiến độ nhiều năm, trừ trường hợp cấp bách.

Công tác giải phóng mặt bằng khó khăn, phức tạp, là điểm nghẽn, nút thắt trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông thuộc danh mục chỉ đạo của Ban Chỉ đạo có khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn, đi qua nhiều địa phương... Do vậy, yêu cầu các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể xã hội, mặt trận Tổ quốc cùng vào cuộc.

Công tác đấu thầu phải bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn được nhà thầu có kinh nghiệm, có năng lực. Không chia nhỏ gói thầu, thông thầu, chuyển nhượng thầu sai quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác đấu thầu, thực hiện đầu tư.

Vốn phát triển hạ tầng giao thông đến năm 2025 tăng gần 3 lần - Ảnh 1.

Nhiều dự án cao tốc đường bộ được yêu cầu đưa vào khai thác trong năm 2022. Ảnh minh hoạ

Tại Thông báo, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể đến từng cơ quan liên quan. Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT bảo đảm hoàn thành, đưa vào khai thác đoạn Cam Lộ - La Sơn và thông xe kỹ thuật các đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây trong năm 2022. Bộ cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, Ban quản lý dự án, nhà thầu vi phạm tiến độ, không thực hiện đúng cam kết.

Khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 trước ngày 31/12. Cần xác định quy mô gói thầu phù hợp, không chia nhỏ gói thầu, lựa chọn các nhà thầu đủ năng lực để triển khai đáp ứng tiến độ, chất lượng. Bộ GTVT phải quyết liệt rà soát năng lực của các Ban quản lý dự án. Cần điều chuyển, thay thế ngay lãnh đạo khi không hoàn thành nhiệm vụ, tiến độ công việc được giao.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn cho các dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và hoàn thiện thủ tục giao vốn đối ứng cho cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Cần đẩy nhanh tiến độ thẩm định chủ trương đầu tư dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quao - Vĩnh Thuận và điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án đường sắt đô thị của TP.HCM và Hà Nội.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp cùng Bộ GTVT, Bộ Xây dựng và các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long giải quyết các vướng mắc về nguồn vật liệu cát đắp cho các dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12. Cần hướng dẫn các địa phương trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thủ tục khai thác mỏ vật liệu, bãi đổ thải.

Bộ Tài chính rà soát thủ tục về vốn vay ODA cho dự án đường sắt đô thị Hà Nội, TP.HCM và cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Bộ Xây dựng đôn đốc các địa phương công bố giá, chỉ số giá vật liệu xây dựng hàng tháng sát với biến động của thị trường. Tháo gỡ khó khăn về quản lý dự án, quản lý chi phí, định mức xây dựng, hợp đồng xây dựng, thực hiện vai trò của Hội đồng kiểm tra Nhà nước về nghiệm thu với các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia.

Các địa phương công bố kịp thời giá, chỉ số giá vật liệu xây dựng hàng tháng, sát với biến động của thị trường.

Tin mới

Mẫu điện thoại bán chạy hơn cả iPhone, gắn liền với kỷ niệm của nhiều người Việt
56 phút trước
Mẫu điện thoại này có sức tiêu thụ lên tới 250 triệu chiếc trên toàn cầu.
Xanh SM nới rộng khoảng cách với Grab, đứng đầu thị phần taxi tại Việt Nam trong quý II/2025
3 giờ trước
Với khoảng cách gần 9% so với Grab, Xanh SM đang chiếm lĩnh thị phần thị trường gọi xe 4 bánh.
Pop Mart kiện 7-Eleven vì 'đạo nhái' con cưng Labubu
3 giờ trước
Việc Lafufu, phiên bản "nhái" của Labubu, đang được bày bán tại các cửa hàng 7-Eleven tại Mỹ khiến Pop Mart vô cùng khó chịu.
Mẫu xe máy điện đi từ Hà Nội đến Nghệ An mới cần sạc: Cốp rộng hơn Vision, Lead, giá "êm"
3 giờ trước
Xe máy điện VinFast Evo Grand có tầm di chuyển 262km sau khi sạc đầy (với điều kiện 2 pin), quãng đường này đi từ Hà Nội đến Diễn Châu (Nghệ An).
Ai chịu trách nhiệm việc thanh long, hồ tiêu 'chết yểu' vì thủ tục xuất khẩu?
3 giờ trước
Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ vướng mắc khi hàng trăm tấn thanh long và hồ tiêu đang bị ùn ứ tại các kho lạnh, không thể xuất sang Liên minh châu Âu (EU) do vướng thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Mazda CX-5 thế hệ mới 'rục rịch' đến Indonesia năm 2026, sẽ về Việt Nam nhưng muộn hơn vì lý do này
22 giờ trước
Mazda CX-5 thế hệ mới nhiều khả năng sẽ có mặt ở Indonesia vào cuối năm 2026.
Hãng Việt có 2 nhà máy ở Lạng Sơn bán xe điện giá 20 triệu, đổi pin ở trạm khắp Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng
1 ngày trước
Thay vì chờ sạc vài tiếng, người dùng chỉ mất vài phút ở trạm đổi là có pin đầy.
Người Indonesia trầm trồ vì thiết kế mạnh mẽ, đậm chất châu Âu của VinFast VF 7
1 ngày trước
“Thể thao”, “phong cách”, “tương lai”, mang đậm màu sắc châu Âu và lý tưởng dành cho gia đình là những gì khách hàng tại Indonesia mô tả về mẫu xe VF 7 ở Triển lãm Ô tô Quốc tế Gaikindo Indonesia 2025.
Ở Việt Nam có chiếc xe đi 1 km 'đánh rơi' hơn 2 triệu đồng, đi chưa tới 5.000 km đã rớt giá gần 40%
1 ngày trước
Người bán khẳng định mua chiếc xe này "tiết kiệm được rất nhiều tiền".