VPK: Doanh nghiệp được "khai sinh" bởi Vinamilk tuyên bố giải thể, cổ phiếu kịp trần vài phiên trước hồi kết

27/11/2018 07:37
Doanh nghiệp giải thể là đơn vị được thành lập bởi những doanh nghiệp khá tên tuổi trên thị trường như Vinamilk (VNM), Dầu Thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam (Vocarimex), Dầu Thực vật Tường An, Dầu Thực vật Tân Bình và các tập thể và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.

CTCP Bao bì Dầu Thực vật (VPK) vừa thông qua nghị quyết giải thể Công ty sau 16 năm hoạt động, lý do khách quan đến từ thị trường bao bì thùng carton 2 năm gần đây không thuận lợi, thậm chí dự báo tiếp tục khó khăn. Nguyên nhân chủ quan tại doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh Công ty nhiều năm liền không đạt khi liên tục thua lỗ, vốn thiếu hụt, nợ vay cao… mặc dù HĐQT đã nhiều lần họp bàn hướng giải quyết tuy nhiên đều không có kết quả.

Được Vinamilk rót vốn "khai sinh"

Được biết, VPK là đơn vị được thành lập bởi những doanh nghiệp khá tên tuổi trên thị trường như Vinamilk (VNM), Dầu Thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam (Vocarimex), Dầu Thực vật Tường An, Dầu Thực vật Tân Bình và các tập thể và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế. Công ty chính thức hoạt động vào tháng 9/2002, trong lĩnh vực sản xuất, mua bán bao bì cho ngành thực phẩm; mua bán máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu ngành bao bì.

Tính đến ngày 23/6/2017, cơ cấu cổ đông của VPK bao gồm tổ chức có Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – CTCP nắm 44,16% vốn, Vinamilk nắm 4,87% vốn và Thương mại Dầu thực vật nắm 4,49% vốn.

VPK: Doanh nghiệp được khai sinh bởi Vinamilk tuyên bố giải thể, cổ phiếu kịp trần vài phiên trước hồi kết - Ảnh 1.

Cơ cấu cổ đông VPK tính đến ngày 23/6/2017.

Ngoài ra, theo Nghị quyết ĐHĐCĐTN lần thứ 3 năm 2006, Công ty bổ sung thêm 2 ngành nghề kinh doanh mới là in ấn bao bì, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm. Với chức năng và các ngành nghề đăng ký như trên, Công ty cung cấp những sản phẩm sau: chai PET; nắp, nút và quai cho chai PET; can nhựa HDPE; nắp trong và ngoài cho can nhựa HDPE; thùng carton in sẵn; bao bì cho ngành thực phẩm (dầu ăn, sữa, thủy sản...) tại các thị trường bao gồm Bình Dương, Tp.HCM, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh miền Trung…

Trên thị trường, sớm niêm yết vào năm 2006 tuy nhiên cổ phiếu VPK liên tục giảm về mức 3.500 đồng/cp (giá giao dịch luôn dưới mệnh). Gần đây, cổ phiếu kịch trần được vài phiên, chốt ngày giao dịch 26/11 tại mức giá 4.600 đồng/cp.

VPK: Doanh nghiệp được khai sinh bởi Vinamilk tuyên bố giải thể, cổ phiếu kịp trần vài phiên trước hồi kết - Ảnh 2.

Giao dịch cổ phiếu VPK.

Giải thể là phương án tối ưu nhất

Trở lại VPK, chi tiết lý do giải thể Công ty ghi nhận:

(1) Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua lỗ kéo dài và không thể vực dậy được, không còn các điều kiện cơ bản cần thiết như Vốn kinh doanh, thị trường - khách hàng và nguồn nhân lực mạnh để tiếp tục hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

(2) Vốn đầu tư chủ yếu là vốn vay ngân hàng phát sinh chi phí tài chính cao và khấu hao dự án cao làm tăng giá thành sản phẩm nên không thể cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành nếu kinh doanh càng lỗ và có nguy cơ mất hết vốn cổ đông.

(3) Thị trường ngành bao bì thùng carton thời điểm 2 năm gần đây không thuận lợi và nhận định xu hướng ngày càng khó khăn hơn. Công ty bị mất thị phần, mất thị trường, không thể tiếp tục hoạt động trong điều kiện sản lượng tiêu thụ, khách hàng ngày càng giảm sút.

(4) Áp lực cạnh tranh trên thị trường rất quyết liệt khiến rủi ro hoạt động tăng lên và nguy cơ mất hết vốn cổ đông nếu muốn gia tăng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động.

(5) HĐQT đã họp rất nhiều lần đưa ra nhiều giải pháp kinh doanh nhưng chưa mang lại hiệu quả, phân tích thấy được những khó khăn hiện tại, xu hướng thị trường ngành bao bì trong tương lai nếu càng kinh doanh càng lỗ vì vậy nhằm bảo toàn cũng như giảm thiệt hại vốn cho cổ đông, phương án giải thể là tối ưu nhất đối với VPK.

(6) Công ty không còn nguồn lực đảm bảo thanh toán cho cổ đông. Giá trị còn lại khi chia cho các cổ đông sẽ cao hơn giá trị cổ phiếu giao dịch trên thị trường tại thời điểm lập phương án.

Về thời gian giải thể, Công ty cho biết sau khi được ĐHĐCĐ thông qua, Công ty sẽ thông báo đến chủ nợ và tiến hành thanh toán, quyết toán các khoản nợ liên quan. Đối với hợp đồng có liên quan theo thỏa thuận các bên, Công ty cho biết sẽ thanh lý trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.

Thực tế, kể từ năm 2013, doanh thu và lợi nhuận Công ty liên tục đi xuống, cuối năm 2017 ghi nhận lỗ đến 4 tỷ đồng.

VPK: Doanh nghiệp được khai sinh bởi Vinamilk tuyên bố giải thể, cổ phiếu kịp trần vài phiên trước hồi kết - Ảnh 3.

ĐVT: Tỷ đồng.

Đến quý 3 năm nay, doanh thu Công ty giảm sốc về chỉ còn 18 tỷ, tiếp tục thua lỗ gần 4 tỷ đồng. Tính đến 30/9/2018, Công ty ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm đến 55 tỷ đồng. Vốn chủ hiện gần 150 tỷ, tuy nhiên tổng nợ Công ty đến 238 tỷ, trong đó nợ vay (dài và ngắn hạn) là 181 tỷ đồng.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
19 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
38 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
3 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
4 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
5 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.