Vụ Thủ Thiêm: Ẩn số chủ sở hữu thực sự của Công ty Quốc Lộc Phát

04/07/2019 23:33
Vốn điều lệ có lúc lên đến 3.000 tỷ đồng, chủ đầu tư của doanh nghiệp này vẫn đang là ẩn số...

Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Tp.HCM đã chỉ ra sai phạm ở các dự án giao đất có thu tiền sử dụng đất, dự án Khu phức hợp Sóng Việt được nêu tên khi được Ủy ban Nhân dân Tp.HCM chỉ định nhà đầu tư nhưng không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất. Công ty Cổ phần Quốc Lộc Phát là nhà đầu tư dự án này, vậy ai là chủ sở hữu của công ty này.

Công ty Cổ phần Quốc Lộc Phát thành lập tháng 9/2014 với vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng (30 triệu cổ phần).

Cổ đông sáng lập lúc đó gồm 3 cá nhân, bao gồm ông Nguyễn Viết Tuấn (30%), Nguyễn Văn Thắng (40%), ông Lê Văn Tú (30%).

Khá nhanh chóng, chỉ sau 1 tháng sau khi thành lập, ông Phạm Quang Hưng bắt đầu tham gia cổ phần bằng cách mua lại 20% từ ông Lê Văn Tú và ông Nguyễn Văn Thắng không còn giữ cổ phần, thay vào đó là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hải Đăng (40%).

Quốc Lộc Phát liên tục tăng vốn trong năm đầu tiên, từ 300 tỷ lên 600 tỷ. Tới cuối tháng 12/2014, số cổ phần của Quốc Lộc Phát đã tăng lên 300 triệu cổ phần, tương ứng 3.000 tỷ đồng vốn điều lệ.

Tháng 5/2015, ông Nguyễn Viết Tuấn cũng thoái hết vốn tại đây, ông Phạm Quang Hưng nhận chuyển nhượng và trở thành cổ đông lớn nhất với 50% vốn công ty, nhưng cũng khá nhanh chóng, ông chuyển lại 10% cho Nguyễn Minh Bảo Châu.

Tháng 1/2016, cổ đông sáng lập đầu tiên còn lại là ông Lê Văn Tú cũng thoái toàn bộ 10% vốn còn lại, chuyển cho ông Phạm Quang Hưng. Tới tháng 3/2016, ông Phạm Quang Hưng bắt đầu giảm tỷ lệ sở hữu và bắt đầu xuất hiện cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Trong giai đoạn này, tỷ lệ sở hữu của ông Phạm Quang Hưng thay đổi liên tục khi một mặt, bán bớt cho nhà đầu tư nước ngoài, một mặt mua lại toàn bộ 40% từ Công ty Hải Đăng và lại tiếp tục bán bớt cổ phần xuống còn 45% vào tháng 9/2016.

Đây cũng là giai đoạn Keppel Corporation - Tập đoàn Singapore thông tin về việc đã mua vào tổng cộng 45% Quốc Lộc Phát từ các cổ đông cũ của công ty này thông qua 2 công ty con là Orbista (15%) và Keppel Land (30%) nhằm đầu tư vào dự án tại Thủ Thiêm. Như vậy Keppel Land đã mua lại 2 lần (20% và 25%) cổ phần từ ông Phạm Quang Hưng.

Sau một giai đoạn ổn định về cơ cấu sở hữu, tới tháng 6/2018, tức sau khi Sơn Kim Land được Quốc Lộc Phát chọn trở thành nhà phát triển dự án, Keppel Land lại thông báo thoái toàn bộ vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp này.

Mặc dù thông báo của Keppel Land cho biết ông Phạm Quang Hưng mua lại số cổ phần này tuy nhiên thông tin trên các bản đăng ký kinh doanh cho thấy ông Hưng không thực sự sở hữu số cổ phần này. Thay vào đó, cổ đông Nguyễn Minh Bảo Châu cũng đã bán hết 10% cổ phần từ tháng 7/2017 và ông Phạm Quang Hưng cũng liên tục bán bớt cổ phần và không mua thêm.

Tính đến nay, ông Phạm Quang Hưng chỉ còn nắm 14,09% vốn của Quốc Lộc Phát. Tổng số cổ phần hiện tại của doanh nghiệp này hiện là 150 triệu cổ phần, tương ứng vốn điều lệ 1.500 tỷ.

Như vậy, đến nay, Keppel Land thoái vốn cùng với các khoản cổ phần mà các cổ đông sáng lập là ông Phạm Quang Hưng và Nguyễn Minh Bảo Châu bán ra, ai là người đứng ra mua lại vẫn đang là một ẩn số.

Quốc Lộc Phát là doanh nghiệp được chỉ định làm chủ đầu tư dự án Khu phức hợp Sóng Việt trong khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tại thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây cho biết, tại dự án này Ủy ban Nhân dân Tp.HCM chỉ định nhà đầu tư nhưng không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất.

Thanh tra Chính phủ cho biết Ủy ban Nhân dân Thành phố đã tính và đã thu tiền sử dụng đất của chủ đầu tư, trong đó, có việc xác định tiền sử dụng đất tại một số lô đất với đơn giá 26 triệu đồng/m2 (bằng chi phí đầu tư bình quân) là không đúng quy định, cần phải được xem xét, xác định lại giá đất để truy thu, tránh thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Ngoài Quốc Lộc Phát, trong dự án này, Sơn Kim Land sẽ đảm nhận vai trò là nhà phát triển dự án. Thời điểm tháng 6/2018 khi Keppel Land thoái vốn cũng là giai đoạn Sơn Kim Land được chủ đầu tư lựa chọn tham gia cùng trong dự án The Metropole Thủ Thiêm (dự án Sóng Việt).

Tin mới

Nắng nóng gay gắt, cảnh báo khẩn vì tiêu thụ điện tăng kỷ lục
10 giờ trước
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra ở cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện toàn quốc tăng cao kỷ lục, đạt xấp xỉ 1 tỷ kWh/ngày.
Giá dầu trung bình năm nay ra sao? World Bank tung dự báo khiến nhiều quốc gia nhập khẩu thở phào
3 giờ trước
Nếu dự báo của WB trở thành hiện thức, các nước nhập khẩu dầu mỏ sẽ vui mừng thở phào.
Toyota Land Cruiser Prado 2024 được đăng ký thêm loạt bộ phận tại Việt Nam, có thể sắp ra mắt với giá tạm tính khoảng 3 tỷ
4 giờ trước
Toyota Land Cruiser Prado thế hệ mới có thể coi là không liên quan chút nào tới đời cũ, với khung gầm và thiết kế khác biệt hoàn toàn.
Tổng Giám đốc VPBank: Kế hoạch lợi nhuận "rất thách thức" 23.165 tỷ đồng, hiện diện thương hiệu tại Nhật Bản
4 giờ trước
Sáng ngày 29/04, Ngân hàng TMCP Việt Nam – Thịnh Vượng (VPBank) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2024.
Đường vành đai nghìn tỷ ở Cần Thơ "vướng đủ thứ" sau hơn 17 tháng khởi công
4 giờ trước
Sau hơn 17 tháng khởi công, dự án đường vành đai phía Tây TP.Cần Thơ gặp phải một số khó khăn. Có 3 gói thầu xây lắp chưa được triển khai, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, thiếu cát đắp nền, nền tái định cư cho các hộ dân chưa đủ điều kiện để bàn giao,...

Tin cùng chuyên mục

Hãng xe chuẩn bị vào Việt Nam sắp tung ra siêu phẩm SUV cỡ trung chỉ 'ăn' xăng 1,38 lít/100km, thách thức Mazda CX-5
7 giờ trước
Nằm trong phân khúc SUV cỡ trung, xe có giá bán từ 500 triệu đồng.
Xuất khẩu phục hồi nhưng ngành da giày vẫn còn nhiều nỗi lo
13 giờ trước
Quý I năm nay, xuất khẩu ngành da giày đạt 5,6 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy vậy, ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, khó khăn lớn nhất là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu.
Bình Dương: Nan giải chuyện di dời doanh nghiệp lên phía Bắc
17 giờ trước
Việc di dời hàng ngàn nhà máy từ phía Nam lên phía Bắc của Bình Dương là di dời cả 1 hệ sinh thái gắn liền với người lao động, doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành tại cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo
19 giờ trước
Chiều 28/4, tại hầm Núi Vung (Ninh Thuận), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo và Diễn Châu – Bãi Vọt. Đây là 2 dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đánh dấu việc hoàn thành cơ bản 11 dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1.