Vừa năm ngoái tăng giá phi mã vì quá khan hiếm, giờ đây thế giới lại thừa mứa kim loại quan trọng này

27/02/2023 19:37
Từ mùa hè 2021 đến mùa xuân 2022, giá colbalt đã tăng hơn gấp đôi lên 82.000 USD/tấn.

Vừa mới năm ngoái, tình trạng khan hiếm trên toàn cầu đối với 1 loại kim loại tưởng chừng như đã khiến nỗ lực chuyển đổi năng lượng của thế giới bị trật bánh. Cobalt – nguyên liệu quan trọng trong sản xuất pin – có công suất khai thác quá thấp để có thể đáp ứng nhu cầu tăng vọt. Hơn nữa, phần lớn nguồn dự trữ của thế giới nằm ở đất nước không mấy ổn định là Congo.

Từ mùa hè 2021 đến mùa xuân 2022, giá colbalt đã tăng hơn gấp đôi lên 82.000 USD/tấn. Tuy nhiên, giờ thì giá giảm xuống chỉ còn 35.000 USD, gần thấp nhất trong lịch sử.

Nguyên nhân đầu tiên khiến giá lao dốc là do nhu cầu giảm mạnh. Hầu hết colbalt được sử dụng để làm pin điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính xách tay. Nhu cầu đối với các thiết bị này vốn đã tăng mạnh trong những năm 2010 nhưng bùng nổ trong thời kỳ dịch Covid-19.

Tuy nhiên khi đại dịch qua đi thì nhu cầu đối với các thiết bị điện tử cũng giảm xuống, kéo theo nhu cầu về colbalt giảm. Kể cả cơn sốt xe điện cũng không đủ để chống lại xu hướng giảm, vì các nhà sản xuất đã cố gắng nhiều nhất có thể để giảm lượng cobalt – vốn là kim loại có giá siêu đắt đỏ - mà họ cần phải sử dụng.

Đúng lúc đó, nguồn cung colbalt lại tăng nhanh. Susan Zou, chuyên gia của hãng tư vấn Rystad Energy, dự báo sản lượng của Congo sẽ tăng 38% trong năm nay, lên 180.000 tấn. Quan trọng hơn, sản lượng xuất khẩu của Indonesia được dự báo sẽ đạt 18.000 tấn trong năm nay trong khi vài năm trước gần như là số 0. Thế giới sắp ngập trong cobalt.

Đối với các mặt hàng khác, giá thấp sẽ buộc các nhà sản xuất phải đóng mỏ. Nhưng với cobalt thì không như vậy. Thực chất giá đã giảm xuống dưới điểm hòa vốn của nhiều công ty khai khoáng. Tuy nhiên, hôm 15/2, công ty khai thác lớn nhất thế giới là Glencore cho biết sẽ giữ nguyên sản lượng. Đối thủ China Moly còn dự định mở 1 mỏ mới với công suất lên tới 30.000 tấn/năm, tương đương 16% tổng sản lượng của thế giới năm 2022.

Các công ty lớn có thể chịu được mức giá thấp bởi vì cobalt cũng là sản phẩm phụ được tạo ra trong quá trình luyện đồng và nickel – 2 kim loại vẫn đang giữ giá cao. Các nhà sản xuất xe điện trên toàn thế giới đang hướng đến Indonesia vì nơi này có nhiều nickel. Mỏ mới khổng lồ của China Moly ở Congo sẽ sản xuất ra lượng đồng cao gấp 3 lần cobalt.

Giới phân tích dự báo giá cobalt sẽ tăng nhẹ trong năm nay vì các nhà đầu cơ tăng mua để tận dụng giá rẻ. Tuy nhiên, sau năm 2025 triển vọng của kim loại màu xanh khá u ám. Đó là thời điểm làn sóng pin xe điện đầu tiên (thường có tuổi thọ 8 năm) sẽ bắt đầu được tái chế và khiến nhu cầu về nguồn cung mới giảm xuống.

Dù quá trình chuyển đổi năng lượng của thế giới tăng tốc nhanh đến đâu, colbalt – thứ kim loại được mệnh danh là "vàng xanh" – chắc chắn sẽ không phải là phanh hãm tốc độ.

Tham khảo The Economist


Tin mới

Giá cà phê Robusta lao dốc
8 giờ trước
Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn cung cà phê Robusta tại hai quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới là Brazil và Việt Nam đã tác động trực tiếp lên giá cà phê Robusta.
Cận cảnh Mercedes-Maybach GLS 480 hiếm ở đại lý: Riêng tiền chọn màu sơn thừa mua Mazda CX-5 bản cao nhất
8 giờ trước
Sơn ngoại thất 2 tông màu đỏ đen của chiếc xe này có giá lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Loạt SUV đáng chú ý sắp ra mắt thị trường Việt
7 giờ trước
Mitsubishi DST Concept, Hyundai Creta 2025, Suzuki Fronx hay Skoda Kushaq là những mẫu SUV nổi bật dự kiến sẽ đổ bộ thị trường ô tô Việt Nam trong quý II/2025.
Ứng dụng nhà thuốc An Khang đã tích hợp vào VNeID
6 giờ trước
Người dân từ nay có thể mua thuốc ngay trên ứng dụng VNeID, không cần phải xếp hàng tại các nhà thuốc bệnh viện.
Xoài Trung Quốc tràn ngập chợ
6 giờ trước
Chỉ mới 2 tháng đầu mùa, đã có hơn 300 tấn xoài Trung Quốc đổ bộ về TP HCM giữa lúc xoài Việt Nam đang thu hoạch rộ

Tin cùng chuyên mục

Nhiều tài xế công nghệ ngại mua xe điện Trung Quốc vì không có trạm sạc
12 giờ trước
Thiếu hạ tầng trạm sạc và chi phí chuyển đổi cao khiến nhiều tài xế xe công nghệ chưa mặn mà với xe điện đến từ Trung Quốc.
Sun Life Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 18.434 tỷ đồng
16 giờ trước
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam chính thức được Bộ Tài chính chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 17.944 tỷ đồng lên 18.434 tỷ đồng, theo Giấy phép điều chỉnh số 68/GPĐC15/KDBH.
Một quốc gia vượt Nhật Bản thành 'chủ nợ' lớn nhất thế giới - Không phải Trung Quốc, càng không phải Mỹ
23 giờ trước
Đây là lần đầu tiên sau 34 năm Nhật Bản bị tước mất ngôi vị này.
Tổng thống Donald Trump: 'Mỹ muốn sản xuất những thứ lớn lao chứ không phải giày thể thao hay áo phông' - Cơ hội lớn cho Việt Nam với 2 ngành hàng tỷ đô?
1 ngày trước
Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở 2 mặt hàng chủ lực này.