Xốc lại "quả đấm thép" của nền kinh tế

24/03/2022 10:45
Cơ hội để "xốc lại" tinh thần tái cơ cấu trong DNNN, nhằm đẩy "cỗ xe" DNNN lăn bánh, chuyển động nhanh và đầy sức sống như các thành phần kinh tế khác.

Ngày 24/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với DNNN có chủ đề trọng tâm là "Tiếp tục đổi mới, nâng cao hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội".

Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với DNNN có chủ đề trọng tâm là "Tiếp tục đổi mới, nâng cao hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội".

"Quả đấm thép"

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, vừa qua chúng ta đã xây dựng tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó, tập trung 3 trọng tâm là tái cơ cấu doanh nghiệp mà tập trung là doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tái cơ cấu đầu tư mà tập trung vào đầu tư công và tái cơ cấu tổ chức tín dụng.

“Chủ trương cũng xác định rõ trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, DNNN luôn giữ vai trò quan trọng, then chốt, tuy nhiên vẫn chưa thể hiện hết thế mạnh của mình”, Thủ tướng thẳng thắn nhận định.

Theo đó, chỉ riêng các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đang nắm giữ khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường. Theo tính toán sơ bộ, tổng tài sản của khối DNNN theo giá trị sổ sách năm 2021 khoảng 4 triệu tỷ đồng.

Quy mô tài sản bình quân của 1 DNNN khoảng 4.100 tỷ đồng, cao gấp 10 lần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và gấp 109 lần doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Vốn đầu tư của khối DNNN đã đóng góp đáng kể trong tổng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước vào phát triển kinh tế xã hội, chiếm 24,6% so với tổng vốn đầu tư của Nhà nước và chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên như đã nói, đóng góp của khu vực DNNN còn chưa tương xứng với tiềm năng. Do đó, Thủ tướng Chính phủ nêu 1 số vấn đề như vì sao DNNN chưa thể hiện được vai trò chủ lực dẫn dắt, mở đường, thúc đẩy thành phần kinh tế khác? Tại sao hiệu quả kinh doanh của nhiều DNNN còn chưa tương xứng với nguồn lực, điều kiện? Vì sao đóng góp chưa tương xứng? Phải chăng doanh nghiệp chưa chú trọng phát triển ngành nghề chính của mình hay khó khăn về cơ chế chính sách? Mô hình ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần theo hướng nào? Tại sao công tác cổ phần hoá thoái vốn còn chưa hiệu quả?

Từng được ví như những “quả đấm thép” của nền kinh tế, thủ tướng đặt vấn dề doanh nghiệp nhà nước đã làm tốt vai trò này?

“Bởi thực tế cho thấy cùng một chủ trương chính sách nơi làm tốt nơi chưa, nơi đùn đẩy, nguyên nhân do chỉ đạo của Chính phủ? Của địa phương bộ ngành? Hay của bản thân doanh nghiệp?”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đặt vấn đề tại sao hoạt động đổi mới sáng tạo, đầu tư cho KHCN chưa tương xứng?

Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế và trong nước còn nhiều bất ổn, sự phát triển nhanh của cách mạng 4.0,…đã tác động nhiều mặt đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng, do đó Thủ tướng nhấn mạnh cần bàn giải pháp phù hợp hành động quyết liệt hiệu quả. Sau hội nghị này phải có bước tiến hiệu quả nhất định đặc biệt trong tình hình hiện nay.

“Chúng ta phải xây dựng nền kinh tế tự chủ. Xác định nguồn lực bên trong là lâu dài quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng. Muốn xây dựng nền kinh tế ổn định phải ổn định kinh tế vĩ mô, sử dụng hiệu quả các nguồn lực…”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu khối DNNN

> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động DNNN

6 điểm yếu tồn tại

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 2020, Việt Nam còn khoảng gần 500 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và gần 200 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (trong số 350 doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước). Chỉ riêng các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đang nắm giữ, mặc dù chỉ chiếm khoảng 0,08% số doanh nghiệp nhưng lại nắm giữ nguồn lực lớn của nền kinh tế.

Xốc lại quả đấm thép của nền kinh tế - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã xây dựng được các thương hiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có uy tín, có ảnh hưởng lớn trong khu vực và quốc tế về nhiều lĩnh vực như dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, cảng biển và logistic…

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đánh giá, tuy đạt được nhiều kết quả quan trọng nêu trên, kết quả hoạt động và đóng góp của khối DNNN trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của mình, nhất là nguồn lực đang nắm giữ và thị trường đang chi phối thể hiện ở 6 điểm nổi bật.

Một là, các tập đoàn, tổng công ty về cơ bản chưa thực hiện được vai trò dẫn dắt, tạo động lực đối với nền kinh tế. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, DNNN tuy nắm giữ nguồn lực lớn của nền kinh tế, nhưng không có các dự án đầu tư phát triển quy mô đủ lớn tạo động lực bứt phá, sức lan tỏa, hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và của khu vực doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực mới như sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ cao, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá, tăng trưởng xanh, công nghiệp công nghệ 4.0…

Hai là, hiệu quả hoạt động của DNNN chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ. Khu vực DNNN tiếp tục có xu hướng giảm dần quy mô và tỷ lệ đóng góp ở tất cả các chỉ tiêu về hiệu quả trong giai đoạn 2016-2021. Các DNNN nhìn chung đang có chỉ số nợ cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp; chỉ hoạt động hiệu quả ở rất ít ngành, lĩnh vực có lợi thế tự nhiên như khai thác khoáng sản, dầu khí hoặc viễn thông, tài chính-ngân hàng.

Ba là, năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của các DNNN quy mô lớn vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước.

Hoạt động của DNNN nhìn chung còn thiên về ”hướng nội”. Các chỉ tiêu, kế hoạch của DNNN còn thiên về lượng, chưa chú trọng đến chất. Công tác đổi mới quản trị doanh nghiệp triển khai chậm, chưa thực sự tiệm cận theo các nguyên tắc và thông lệ quốc tế tốt, phù hợp với kinh tế thị trường hiện đại. Chế độ đãi ngộ và xử lý trách nhiệm cơ bản vẫn áp dụng như đối với công chức, viên chức nhà nước, không tạo được động lực khuyến khích người lao động, nhất là cán bộ quản lý, dám chủ động, đổi mới sáng tạo và cống hiến hết mình trong quản lý, điều hành doanh nghiệp. Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo mới chỉ được quan tâm tại một số DNNN trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, điện lực, dầu khí…

Bốn là, việc thực hiện các dự án đầu tư mới của DNNN trong thời gian qua không được thúc đẩy

Trong giai đoạn 2016-2020 vừa qua, rất ít dự án, công trình mới có quy mô lớn của DNNN được khởi công, các DNNN chỉ tiếp tục thực hiện các dự án dở dang hoặc xử lý các dự án không hiệu quả từ giai đoạn trước.

“Tính riêng đối với 19 Tập đoàn Tổng công ty thuộc UBQLVNN và Tập đoàn Viettel, nơi nắm giữ đến gần 90% nguồn lực của khu vực DNNN, chỉ triển khai thực hiện 03 dự án đầu tư nhóm A, trong đó có 02 dự án chuyển tiếp từ năm 2015 trở về trước và 1 dự án khởi công mới năm 2016. Việc không tạo ra được năng lực tăng thêm này sẽ dẫn đến trong 5 năm tới, đóng góp của khu vực DNNN đối với nền kinh tế sẽ rất hạn chế khi tỷ trọng đóng góp hiện nay của DNNN vào GDP đang là khoảng 29%”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Năm là, việc tái cơ cấu toàn diện DNNN vẫn mang tính hình thức, mới chủ yếu tập trung sắp xếp, CPH, thoái vốn để có cơ cấu hợp lý hơn, mà chưa chú trọng thực hiện các định hướng, giải pháp đột phá về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và một chiến lược kinh doanh dài hạn có tính khả thi cao.

Việc nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực quản trị DNNN theo chuẩn mực quốc tế chưa ghi nhận được kết quả đáng kể. Trình độ quản trị của DNNN tại Việt Nam vẫn còn rất thấp so với chuẩn mực quốc tế. Các Tổng giám đốc (CEO) của DNNN chủ yếu thông qua cơ chế bổ nhiệm theo quy hoạch; mức lương và các chế độ đãi ngộ khác chưa gắn với hiệu quả công việc.

Sáu là, thiếu tầm nhìn chiến lược để phát triển doanh nghiệp nhất là tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu và vươn ra quốc tế.

Tin mới

Loạt xe máy giảm giá trong tháng 5/2024: Honda Vision chỉ còn 30 triệu đồng, SH, Winner X, Yamaha Janus… cùng dưới mức đề xuất
2 giờ trước
Nhiều mẫu xe máy hot tại thị trường Việt tiếp tục được đại lý giảm giá sâu nhằm nâng cao doanh số.
Tim Cook: Trung Quốc là thị trường khốc liệt nhất thế giới
51 phút trước
CEO Apple, Tim Cook gọi Trung Quốc là thị trường cạnh tranh nhất thế giới trong bối cảnh iPhone bị cạnh tranh khốc liệt bởi những đối thủ nội địa ở đất nước tỷ dân.
Kinh doanh xe điện tụt dốc, Elon Musk đề xuất hướng đi mới cho Tesla: biến mỗi xe thành một máy chủ, chuyển cả triệu xe Tesla thành một nền tảng đám mây cho AI
33 phút trước
Theo ông Elon Musk, ý tưởng này sẽ là một thỏa thuận win-win cho cả người dùng và Tesla.
Không phải điều hòa, 9 thiết bị quen thuộc này đang âm thầm "ngốn điện" kinh khủng, lý do hóa đơn tăng cao chóng mặt là đây!
11 phút trước
Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng điều hòa mới là thứ "ngốn" điện nhất trong nhà. Tuy nhiên, sau khi tham khảo mức tiêu thụ điện của các thiết bị gia dụng dưới đây thì có thể bạn sẽ thay đổi suy nghĩ đấy.
Hai 'khách sộp' tăng mạnh nhập nông sản Việt Nam
56 phút trước
Việc Mỹ và Trung Quốc đều tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu đã giúp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tiếp tục tỏa sáng. Đáng chú ý, vị trí "khách hàng" nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam lớn nhất liên tục có sự thay đổi giữa 2 thị trường này.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.