Xu hướng ngành F&B: Các “ông lớn” Golden Gate, Highlands Coffee bền bỉ mở rộng chuỗi trước sức ép gia tăng từ thương hiệu đang lên như Phê La, Katinat...

17/01/2023 12:30
Năm 2023 được dự báo sẽ trở thành cuộc chiến dành thị phần giữa các chuỗi lớn ngành F&B, trong bối cảnh các chủ đầu tư đơn lẻ đang dè chừng vì tình hình kinh tế.

Hôm 16/1, iPOS.vn - đơn vị cung cấp giải pháp quản lý công nghệ cho ngành F&B công bố báo cáo thị trường Kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2022, dựa trên nguồn dữ liệu từ các đơn vị nghiên cứu thị trường và khảo sát gần 3.000 nhà hàng/quán café cùng gần 4.000 thực khách trên toàn quốc.

Báo cáo chỉ ra thị trường F&B tại Việt Nam quý 4/2022, đặc biệt là 2 tháng cuối năm, chứng kiến sự khác biệt so với những năm trước. Thời kỳ trước dịch và ngay năm 2021, quý 4 luôn là thời điểm bùng nổ về số lượng cửa hàng mở mới, cũng như tần suất ăn uống của thực khách.

Tuy nhiên, năm nay không khí đang trùng xuống theo tình hình kinh tế nói chung. Xu thế này được dự đoán sẽ tiếp diễn vào năm 2023. Trong bối cảnh đó, các chủ đầu tư đơn lẻ đang có xu hướng dè chừng và phòng thủ. Các kế hoạch mở mới đang được tạm hoãn để nghe ngóng thêm thị trường.

Bất chấp viễn cảnh kinh tế không mấy khả quan, nhiều thương hiệu lớn, đặc biệt là thương hiệu chuỗi, bằng nguồn vốn tích lũy của mình đang tranh thủ chiếm lĩnh thị phần khi các đối thủ suy yếu.

Các thương hiệu lớn như Golden Gate, Highlands Coffee, The Coffee House vẫn bền bỉ mở rộng chuỗi. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày một tăng đến từ các thương hiệu mới, đang tạo nên tiếng vang như Phê La, Katinat... 2023 hứa hẹn là một năm nhiều biến số thú vị trên thị trường ”, báo cáo của iPOS nhận định.

Một dự báo khác về ngành F&B năm 2023 được nêu trong báo cáo là vấn đề bán hàng online . Ông Đỗ Duy Thanh – Giám đốc FnB Horeca Business School đánh giá xu hướng bán hàng online sẽ phát triển, nhưng chỉ trong ngắn hạn.

Các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến đã qua thời gian “đốt tiền”, và sẽ tăng chi phí chiết khấu cao trong thời gian tới để bù đắp ngân sách đầu tư ban đầu. Thuật toán hiển thị trên các ứng dụng đồng thời khó khăn hơn, để dành chỗ cho quảng cáo hay những nhà hàng có chất lượng. Vì vậy, bán hàng online chỉ phù hợp để khai thác thời gian thấp điểm, là cánh tay nối dài, không còn là hướng đi an toàn cho mô hình kinh doanh thuần trực tuyến, thuần ứng dụng giao đồ ăn ”, chuyên gia phân tích.

Hiện nay, việc bán đồ ăn online đã trở nên rất phổ biến trên thị trường F&B Việt Nam. Quy mô thị trường giao đồ ăn đã lớn gấp 3 lần so với trước khi bùng phát Covid-19 (năm 2019). Khoảng 12,23 triệu người đã đặt giao đồ ăn qua các nền tảng trực tuyến, tốc độ tăng trưởng người dùng hằng năm là 17,5%, tương đương 1,8 triệu người.

Xu thế này dự kiến tiếp tục lan tỏa sang các thành phố đô thị loại 1, loại 2 trong những năm tới, theo đà mở rộng của hệ thống hạ tầng app gọi món, giao vận, thanh toán.

Tuy nhiên, vấn đề nhức nhối giữa cửa hàng với các nền tảng đặt món online vẫn liên quan đến chi phí hoa hồng trên mỗi đơn hàng, hiện dao động từ 20 – 25%, một mức cao theo cơ cấu chi phí của ngành.

Bên cạnh đó, việc các thương hiệu đều muốn xuất hiện trên app và lao vào cuộc đua giảm giá để giành đơn hàng khiến lợi nhuận bị bào mòn và phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách của mỗi nền tảng.

Do đó, nhiều thương hiệu đang cân đối ở tỷ lệ tối ưu: 80% lượng đơn online đến từ các app, nhưng 20% còn lại đến từ hệ thống tự vận hành qua hotline, inbox, và tự giao vận qua AhaMove, GrabExpress... ”.

Trong tương lai tỷ lệ này có thể tăng lên 7/3 hoặc thậm chí 6/4, nhưng điều quan trọng là trong bất cứ hoàn cảnh nào, chủ thương hiệu luôn có phương án phòng thủ một khi việc hợp tác với các ứng dụng trở nên ‘cơm không lành, canh không ngọt ’”, báo cáo của iPOS có đoạn.

Tin mới

'Cuộc chiến sinh tồn' trên thị trường xe điện Trung Quốc
46 phút trước
Một “cuộc đua sinh tử” đã bắt đầu diễn ra trên thị trường xe điện (EV) lớn nhất thế giới.
Tốc độ phủ sóng xe điện chậm lại, thị trường 'sát vách' Mỹ gặp khó
2 giờ trước
Mục tiêu xe điện của Canada khó có thể hoàn thành đúng như dự đoán.
BCI Asia: Central -"Top 10 nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam năm 2024"
2 giờ trước
Nhà thầu xây dựng Central được Tổ chức Quốc tế BCI Asia Award 2024 vinh danh "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Hàng đầu năm 2024" tại thị trường Việt Nam.
Apple suýt mất top 5 thị phần, các hãng điện thoại Trung Quốc đừng vội mừng
2 giờ trước
Apple đã tụt xuống vị trí thứ 5 về thị phần smartphone ở đất nước tỷ dân, đây chưa phải là "dấu chấm hết" cho Nhà Táo, nhưng CEO Tim Cook và cộng sự nên cẩn trọng.
Lý do người Việt 'chê' du lịch nội địa, đổ xô đi nước ngoài
2 giờ trước
Lượng khách đặt tour du lịch nước ngoài tăng mạnh, dẫn tới tình trạng "cháy vé" ở một số điểm đến cần xin visa như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, du khách trong nước có xu hướng di chuyển bằng đường bộ như tàu hoả, ô tô cá nhân.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.