Xuất khẩu điện thoại và linh kiện nhóm DN trong nước tăng đột biến 1321%, nhiều mặt hàng có dấu hiệu phục hồi

06/11/2019 17:02
Theo SSI, trong 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sản phẩm điện tử phục hồi chiếm vị trí cao trong Top 4 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong khi đó gỗ, dệt may, và giày dép tăng trưởng ổn định và nông sản có dấu hiệu phục hồi.

Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam quý 3/2019 của Công ty chứng khoán SSI cho biết, điện thoại, máy vi tính, và máy móc thiết bị là nhóm sản phẩm chiếm 3 vị trí trong Top 4 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong quý 3/2019 với mức tăng trưởng lần lượt 8,7%, 25,7% và 2,7%. Như vậy, mức tăng trưởng của nhóm hàng này đã phục hồi đáng kể so với 6 tháng đầu năm (tăng lần lượt 3,9%, 14,2% và 6,5%) và đạt giá trị tương ứng 38,8 tỷ, 25,6 tỷ và 13 tỷ USD sau 9 tháng.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của nhóm doanh nghiệp trong nước tăng 1321%, đạt giá trị 1,48 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 3,8%); xuất khẩu máy vi tính đạt 2,59 tỷ USD, tăng 174% và chiếm tỷ trọng 10,2%; xuất khẩu máy móc thiết bị đạt giá trị 2,03 tỷ USD, tăng 62% và chiếm 15,5%.

Gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục là điểm sáng của xuất khẩu Việt Nam năm nay. Đây là mặt hàng xếp thứ 6 với giá trị xuất khẩu 7,52 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng 17,9% cao nhất trong top 10 mặt hàng xuất khẩu. Trong khi đó, nhập khẩu gỗ đạt giá trị 1,87 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ, xuất siêu đạt 5,6 tỷ USD.

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất với giá trị 3,65 tỷ USD, chiếm tới 50% tổng giá trị xuất khẩu 9 tháng, tăng 34% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, xuất khẩu hàng dệt may có phần chậm lại, tăng 9,1% trong quý 3/2019, tổng giá trị xuất khẩu 9 tháng đạt 24,6 tỷ USD, tăng 9,6% và lần đầu tốc độ tăng trưởng giảm xuống dưới 2 chữ số kể từ năm 2018. Trong đó, 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ, EU và Nhật Bản đều có mức tăng dưới 7% đã kéo giảm tăng trưởng chung.

Theo SSI, nhìn một cách rộng hơn, trong 9 tháng 2019, tổng cầu dệt may thế giới đạt 476 tỷ USD, giảm nhẹ 0,81% so với cùng kỳ. Xuất khẩu hàng dệt may của một số quốc gia cạnh tranh đều tăng rất thấp và thậm chí giảm như Trung Quốc giảm 2,5%, Ấn Độ tăng 0,97%, Bangladesh tăng 4,57%, Thổ Nhĩ Kỳ giảm 1,29%, Indonesia tăng 4,15%. Trong bối cảnh đó, tăng trưởng của Việt Nam vẫn là một con số đáng khích lệ.

Xuất khẩu giày dép giữ mức tăng trưởng ổn định, tăng 12,9% trong 9 tháng đầu năm đạt tổng giá trị 13,25 tỷ USD, xếp thứ 4 trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Trong quý 3/2019, ngoại trừ gỗ, các mặt hàng nông sản nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn. Theo đó, cà phê giảm mạnh 20,9% chỉ đạt giá trị 2,15 tỷ USD trong 9 tháng 2019, do lượng giảm 12,5% và giá giảm 9,6% so với cùng kỳ.

Sản lượng cà phê ở tất cả các khu vực trừ Mexico và Trung Mỹ đều tăng, dự trữ cà phê tại một số thị trường lớn như Mỹ tiếp tục tăng khiến giá cà phê giảm thấp, người trồng cũng hạn chế bán giá thấp. Cà phê đã rơi xuống dưới hạt điều và gạo và xếp thứ 6 trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Hạt điều, gạo và hạt tiêu đều có tăng trưởng về sản lượng xuất khẩu nhưng giá giảm mạnh, tương ứng giảm 21,8%, 13,4% và 22,7% khiến giá trị xuất khẩu tiếp tục giảm. Ngược lại, giá xuất khẩu sắn tăng nhẹ 1,8% nhưng lượng vẫn giảm 5,1% khiến giá trị xuất khẩu giảm nhẹ 3,5%. Cao su và chè đạt tăng trưởng tương ứng 6,5% và 9,4% tuy nhiên các mặt hàng này vẫn có giá trị khá thấp, với 1,53 tỷ và 167 triệu USD.

Mặt hàng rau quả cũng giảm mạnh hơn 20% trong quý 3 kéo đà tăng trưởng 9 tháng 2019 xuống 5,1% đạt 2,82 tỷ USD xếp thứ 3 sau gỗ và thủy sản. Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất với tỷ trọng 72% trong 9 tháng 2019, tương đương giá trị 1,93 tỷ USD.

Có hay không dấu hiệu lẩn tránh thương mại?

Hàng xuất khẩu của Việt Nam đi Mỹ vẫn tiếp tục xu hướng tăng mạnh 27,9% trong 9 tháng 2019, bên cạnh Nhật Bản và Hàn Quốc duy trì tăng tưởng ở mức 10%. Ngược lại, một số thị trường chính khác tăng rất thấp và thậm chí giảm như EU, Trung Quốc, Hongkong, UAE.

Trong các thị trường nhập khẩu, Trung Quốc và Mỹ có mức tăng mạnh nhất 9 tháng 2019, tương ứng 17,4% và 18,6%, tiếp theo là Đài Loan và EU.

Xuất khẩu đi Mỹ tăng mạnh đi kèm với nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi xuất khẩu đi Trung Quốc giảm có thể được cho là ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

SSI cho rằng ảnh hưởng này dựa trên các suy luận như hàng hóa Trung Quốc không vào được thị trường Mỹ sẽ tìm cách thâm nhập sang các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Hàng Việt Nam tận dụng lợi thế thuế thấp để tăng thâm nhập vào thị trường Mỹ. Hàng Trung Quốc không xuất được sang Mỹ ở lại thị trường nội địa gây khó khăn cho hàng xuất khẩu của Việt nam. Việt Nam tăng nhập khẩu nguyên vật liệu và linh kiện máy móc từ Trung Quốc để sản xuất hàng hóa, thành phẩm sau đó xuất sang Mỹ và hàng hóa Trung Quốc qua Việt Nam lẩn tránh thuế tiến vào thị trường Mỹ.

Một ví dụ là lô nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc có dấu hiệu gian lận thương mại với giá trị lên tới 4,3 tỷ USD, trong khi số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng giá trị nhập khẩu kim loại thường khác và sản phẩm từ kim loại thường khác mới đạt 1,95 tỷ USD trong 9 tháng 2019, tăng 36% so với cùng kỳ năm chưa phải mức quá đột biến.

Tin mới

Vì sao giá cà phê tăng điên cuồng, cao nhất lịch sử?
8 giờ trước
Trong vài tuần qua, giá cà phê liên tục tăng, vượt 120.000 đồng/kg - mức cao kỷ lục trong lịch sử.
Trái sầu riêng giá ổn định ở mức cao, nhà vườn phấn khởi
7 giờ trước
Dù giá trái sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang có sụt giảm so với tháng trước nhưng vẫn ổn định ở mức cao nhà vườn thu lãi cao.
Chỉ vì muốn vượt mặt iPhone 16, các hãng điện thoại Android đang cố che đậy một "bí mật xấu xí"?
7 giờ trước
Để cạnh tranh với iPhone, các mẫu điện thoại Android sắp tới sẽ có dung lượng pin khủng lên đến 6.000 mAh. Thế nhưng pin lớn hóa ra lại không hề tốt. Đây là lý do.
Chỉ đạo 'nóng' về căng thẳng vé máy bay dịp 30/4-1/5
7 giờ trước
Nhận thấy tình trạng hết vé máy bay diễn ra ở một số chặng du lịch trong đợt cao điểm nghỉ lễ 30/4-1/5, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) tiếp tục yêu cầu các hãng hàng không khẩn trương tăng chuyến, căn cứ nguồn lực để tối ưu hoá đội tàu bay.
Doanh số bán iPhone giảm mức 'tồi tệ' tại Trung Quốc
6 giờ trước
Apple ghi nhận doanh số bán iPhone theo quý tồi tệ nhất tại Trung Quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2020.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

2.242.236 VNĐ / thùng

88.07 USD / bbl

-0.44 %

- -0.39

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

2.115.653 VNĐ / thùng

83.10 USD / bbl

-0.31 %

- -0.26

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.217.086 VNĐ / m3

1.76 USD / mmbtu

-2.63 %

- -0.05

Than đá

COAL

3.481.535 VNĐ / tấn

136.75 USD / mt

-0.91 %

- -1.25

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện năm 2024
10 giờ trước
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024.
Không phải các "ông trùm" dầu mỏ, đây mới là thị trường Việt Nam chi nhiều tiền nhất để mua xăng dầu, nhập khẩu tăng 500% chỉ trong 1 tháng
12 giờ trước
Việt Nam nhập khẩu lượng lớn xăng dầu từ quốc gia có giá xăng rẻ nhất Đông Nam Á.
Giá xăng dầu hôm nay 24/4: Tăng gần 2% sau chuỗi ngày giảm sâu
13 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 24/4 trên thế giới đã tăng trở lại gần 2% so với phiên giao dịch hôm qua sau chuỗi ngày giảm kéo dài từ tuần trước.
Bất chấp Mỹ siết lệnh trừng phạt, quốc gia này vẫn tuyệt đối trung thành với dầu Nga: Nhập khẩu tăng vọt trong tháng 3, giá cực ưu đãi
14 giờ trước
Nga tiếp tục trở thành nguồn cung dầu lớn nhất cho quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới này.