Xuất khẩu gạo hóa giải thách thức

17/03/2025 10:26
Giá gạo toàn cầu biến động mạnh, giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua, ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Phóng viên: Ông có thể nêu nguyên nhân nào khiến giá gạo xuất khẩu từ cuối năm 2024 đến nay giảm mạnh?

- Ông BÙI TRUNG THƯỚNG - Tham tán, Trưởng Văn phòng Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giá gạo toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Trong đó, nguyên nhân chính là các quốc gia nhập khẩu gạo lớn như Philippines, Indonesia, Trung Quốc giảm mức nhập trong khi các nước xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan tăng nguồn cung. Điều này tạo ra sự cạnh tranh giá cả gay gắt giữa các nước xuất khẩu và Việt Nam chịu tác động không nhỏ khi giá gạo rớt xuống mức thấp nhất so với các nước.

Xuất khẩu gạo hóa giải thách thức - Ảnh 1

Ông Bùi Trung Thướng - Tham tán, Trưởng Văn phòng Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ

Ấn Độ gần đây chủ động điều chỉnh chính sách sản xuất và xuất khẩu, nâng cao chất lượng và giá trị hạt gạo, đồng thời quan tâm đến quyền lợi của người dân cũng như bảo đảm an ninh lương thực. Quốc gia này xây dựng một chiến lược điều hành xuất khẩu gạo khá linh hoạt, cân bằng lợi ích của nông dân, người tiêu dùng trong nước và thương mại quốc tế.

Đơn cử, giai đoạn 2022-2023, khi giá lương thực toàn cầu tăng cao, Ấn Độ đã áp dụng lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm và gạo tẻ thường để bảo vệ nguồn cung trong nước. Khi nguồn cung dồi dào trở lại, quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới này dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường nhưng áp mức giá tối thiểu 490 USD/tấn. Sau đó, nhận thấy còn tiềm năng xuất khẩu, Ấn Độ quyết định bỏ giá sàn xuất khẩu gạo tẻ, khiến giá gạo trên toàn cầu biến động mạnh.

Động thái bất ngờ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm của Ấn Độ vào ngày 7-3 vừa qua sẽ tác động thế nào đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, thưa ông?

- Với việc tiếp tục bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm, mọi chủng loại gạo của Ấn Độ đã được tự do xuất khẩu. Quyết định này, theo tôi, sẽ tác động tích cực tới Việt Nam vì thời gian qua, Việt Nam là nước nhập khẩu ròng gạo tấm.

Khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cần nguồn gạo phục vụ chế biến bún, phở, ethanol... để tái xuất khẩu hay làm thức ăn chăn nuôi đã gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, nhìn một cách tổng thể, việc Ấn Độ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục tạo áp lực tới giá gạo và nguồn cung trên thị trường thế giới.

Xuất khẩu gạo hóa giải thách thức - Ảnh 2

Thu hoạch lúa vụ đông xuân 2025 ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Ảnh: NGỌC ÁNH

Không chỉ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu, thời gian gần đây, Ấn Độ đã điều chỉnh một số chính sách quan trọng để nâng cao giá trị xuất khẩu gạo , củng cố vị thế trên thị trường gạo toàn cầu. Các chính sách bao gồm: cấp mã HS mới cho gạo có chỉ dẫn địa lý (GI), tiếp tục tăng cường hợp đồng xuất khẩu gạo theo hình thức G2G (chính phủ với chính phủ), triển khai biện pháp phát triển gạo chất lượng cao, hỗ trợ nông dân.

Việc cấp mã HS mới cho gạo GI là một trong những chính sách quan trọng của Ấn Độ. Nhờ đó, nước này trở thành quốc gia đầu tiên cấp mã HS cho gạo GI, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển thương hiệu gạo chất lượng cao và bền vững. Còn với việc tăng cường các hợp đồng xuất khẩu gạo theo hình thức G2G, Ấn Độ có thể ổn định nguồn cung và bảo vệ lợi ích của nhà xuất khẩu trong nước. Thời gian gần đây, với những hợp đồng G2G, Ấn Độ đã mở rộng thị trường, củng cố vị thế xuất khẩu tại khu vực Đông Nam Á, châu Phi.

Trong bối cảnh hiện nay, ông khuyến nghị gì đối với cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt Nam?

- Năm 2025, thị trường gạo toàn cầu sẽ tiếp tục đối diện sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia xuất khẩu lớn, trong khi các quốc gia nhập khẩu có xu hướng kỳ vọng vào việc giảm giá. Điều này buộc các quốc gia sản xuất gạo phải điều chỉnh chính sách sản xuất, xuất khẩu để duy trì sức cạnh tranh.

Ngành lúa gạo Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu mạnh để không chỉ cạnh tranh hiệu quả ở thị trường khu vực mà còn mở rộng ra các thị trường cao cấp hơn. Cụ thể, đẩy mạnh các giống gạo cao cấp như Jasmine, ST25, gạo hữu cơ để định vị gạo Việt Nam như một thương hiệu giá trị cao trên toàn cầu.

Ngoài ra, cần nghiên cứu triển khai hệ thống chứng nhận GI nhằm nâng cao tính xác thực và sự công nhận toàn cầu cho gạo Việt. Tập trung nguồn lực triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030. Việc phát triển gạo chất lượng cao, gạo đặc sản không chỉ giúp nâng cao giá trị xuất khẩu mà còn cải thiện biên lợi nhuận và tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Song song đó, cần tiếp tục đa dạng hóa thị trường. Bên cạnh việc chú trọng xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như Philippines, Indonesia..., cần mở rộng sang những thị trường tiềm năng khác như châu Âu, Mỹ, Trung Đông, Tây Á, châu Phi và thị trường Hồi giáo với sản phẩm Halal. Đồng thời, cần tăng cường các thỏa thuận thương mại G2G để nâng cao sự an toàn của thị trường và vị thế cạnh tranh; tối đa hóa lợi ích từ các hiệp định thương mại...

Với doanh nghiệp, cần chủ động nắm bắt xu hướng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác với các đối tác nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực logistics và phân phối, để giảm chi phí và tăng lợi nhuận. 

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
48 phút trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
49 phút trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
55 phút trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
3 giờ trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
Loạt ô tô mới ra mắt tại Việt Nam trong tháng 4
5 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 4 đón chào nhiều mẫu xe "tân binh", trải dài từ phân khúc phổ thông, cao cấp cho tới xe siêu sang.

Tin cùng chuyên mục

Thế lực mới nổi trên thị trường gọi xe công nghệ vượt mặt Grab, Be: 83% người dùng nói hài lòng, sắp gia nhập mảng thị trường giao đồ ăn?
23 giờ trước
Sau 2 năm gia nhập thị trường, Xanh SM đã chính thức có dấu mốc mới vào cuối năm 2024 khi lần đầu tiên bỏ xa Grab, Be về thị phần đặt xe taxi.
Xem trước Toyota Corolla Cross 2026: Thiết kế nối gót Camry, kích thước khó tạo đột phá, có thể ra mắt năm sau
23 giờ trước
Toyota Corolla Cross ra mắt lần đầu vào 2020 và có thể được nâng cấp lên thế hệ mới vào năm sau.
Kem 3D bán 1.000 chiếc/ngày “siêu hot” tại TP.HCM: Khách Tây ngỡ ngàng vì quá giống thật, người trẻ đổ xô check-in dịp 30/4
1 ngày trước
Những que kem 3D mô phỏng Dinh Độc Lập, xe tăng, biểu trưng 50 năm thống nhất đất nước đang thu hút sự quan tâm của người dân và du khách tại TP.HCM.
VinFast - Biểu tượng cho khát vọng lớn của nền công nghiệp Việt Nam sau 50 năm thống nhất
1 ngày trước
Theo PSG.TS Trần Đình Thiên, VinFast là minh chứng rõ ràng nhất cho tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, đúng như yêu cầu của thời đại công nghiệp 4.0. Đây là doanh nghiệp không chấp nhận giới hạn, thể hiện khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam.