Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Nguy cơ ách tắc nặng hơn?

11/01/2022 08:52
Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc không chỉ tắc ở khâu vận chuyển như thời gian qua mà đang có dấu hiệu ách tắc nặng hơn những ngày tới khi nhiều doanh nghiệp kêu chậm được cấp mã theo quy định từ phía Trung Quốc.

Theo quy định từ phía Trung Quốc, từ ngày 1/1, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam phải đăng ký và được Tổng cục Hải quan nước này cấp mã hàng mới được thông quan. Tuy nhiên, dù nhiều tháng gửi hồ sơ, đến nay hầu hết DN Việt vẫn chưa có kết quả khiến nhiều lô hàng tiếp tục có nguy cơ ách tắc, gây thiệt hại lớn.

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Nguy cơ ách tắc nặng hơn? - Ảnh 1.

Nhiều DN Việt Nam trước nay làm ăn với Trung Quốc theo đường tiểu ngạch nên lần đầu tiên tiếp cận đến những quy định mới, khắt khe rất dễ bị mắc lỗi


Thiếu mã, hàng đóng container nằm im

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Cty Cổ phần Banana Brothers Farm (doanh nghiệp xuất khẩu chuối) cho biết, theo quy định mới của Trung Quốc về yêu cầu của Lệnh 248 “Quy định về đăng ký và quản lý DN sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài” và Lệnh 249 “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu”, Cty đã nộp hồ sơ từ tháng 10 nhưng đến nay vẫn chưa được cấp mã. Hàng trăm tấn chuối và các sản phẩm chế biến của DN có nguy cơ không xuất sang được Trung Quốc.

Theo vị này, ngay từ đầu Cty nộp hồ sơ cho Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, sau nhiều lần do phía chi cục cũng thông báo chưa có kinh nghiệm, nên mãi đến cuối tháng 12, DN kiểm tra mới thấy hồ sơ của DN bắt đầu được gửi ra Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) rồi gửi sang Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

“Đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được mã đăng ký. DN chúng tôi đã đầu tư bài bản, thậm chí có tới 2 chuyên gia Trung Quốc đang làm việc tại trang trại để tư vấn về cách làm, nên mọi quy chuẩn DN không lo không đáp ứng được. Giờ sản phẩm thu hoạch, chế biến xong, nhưng không xuất khẩu được, DN rất bí bách”, vị này cho hay.

“Nhiều DN hiện đã đóng container hàng xong xuôi, nhưng không có mã xuất khẩu nên ngồi chờ. Lưu kho một ngày DN phải chi thêm bao nhiêu tiền. Ngay cả nhiều DN lớn trong ngành hiện cũng phải chờ”, vị này cho hay.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, không chỉ gặp khó trong việc chờ cấp mã xuất khẩu, việc đáp ứng các quy định cũng rất khó khăn, bởi vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn xuất khẩu của Việt Nam còn manh mún.

Các DN chế biến đầu tư còn hạn chế nên khi triển khai, chắc chắn không tránh được các lỗi vi phạm. Ngay cả các nước như Anh, Nhật, Mỹ đã phải đề nghị Trung Quốc lùi thời hạn áp dụng 2 lệnh 248 và 249 sau 18 tháng để các nước có thời gian chuẩn bị.

Nước đến chân mới nhảy?

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT) cho biết, tính đến ngày (10/1), Trung Quốc cấp khoảng 1.389 mã sản phẩm cho Việt Nam, tương ứng với khoảng khoảng 1.200 DN được cấp.

Theo ông Nam, đến thời điểm này, tất cả hồ sơ của DN gửi trước ngày 30/10/2021 đã được cơ quan chức năng gửi hết sang Tổng cục Hải quan Trung Quốc, không còn hồ sơ nào tồn ở các đơn vị. Trong thời gian này, các DN phải chờ phía Trung Quốc thẩm định và phê duyệt. Còn những DN nào chưa gửi hồ sơ trước ngày 30/10/2021, vẫn có thể vẫn gửi bình thường.

“Trung Quốc áp dụng quy định này cho gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ nên xử lý một số lượng lớn. Do vậy, các DN cần chủ động lên trang web của Hải quan Trung Quốc https://ciferquery.singlewindow.cn/ để cập nhật kết quả. Trường hợp được cấp sẽ có tên trên hệ thống, chứ không phải ngồi chờ có văn bản trở lại cho DN”, ông Nam cho hay.

Về việc cho rằng do Bộ NN&PTNT phổ biến gấp nên các DN không kịp triển khai, ông Nam cho rằng, trên thực tế Trung Quốc bắt đầu lấy ý kiến về 2 lệnh này để ban hành vào tháng 9/2020. Theo thông lệ quốc tế, trong 60 ngày nếu không có ý kiến góp ý, phía Trung Quốc sẽ ban hành. Lúc đó, các đơn vị của Việt Nam hầu như không có ý kiến. Còn các DN cũng ít quan tâm về vấn đề này.

"Thị trường đã thay đổi rất nhiều, chúng ta cần thay đổi để đáp ứng, thích nghi, nếu không hoạt động xuất khẩu sắp tới sang Trung Quốc sẽ còn nhiều khó khăn".

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT)


Đến giữa tháng 4/2021, Trung Quốc ký ban hành lệnh 248 và 249, và đến cuối tháng 9/2021 mới bắt đầu hướng dẫn cụ thể 18 loại sản phẩm có nguy cơ cao về an toàn thực phẩm và hướng dẫn quy trình đăng ký cấp mã sản phẩm.

“Nhiều quốc gia trên thế giới cũng rất áp lực về tiến độ này. Tuy nhiên, phần lớn DN Việt Nam trước nay làm ăn với Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Lần đầu tiên tiếp cận đến những quy định này, rất dễ bị mắc lỗi và không đáp ứng được các quy định của đối tác đưa ra”, ông Nam nói.

Theo ông Nam, Việt Nam đang tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do với những quy chuẩn cao, rất khắt khe nên DN cần phải nâng cao năng lực và chuyên nghiệp nhiều hơn nữa. Ngay từ bây giờ, các DN phải có bộ phận pháp lý quốc tế, cập nhật thường xuyên các quy định về an toàn thực phẩm, và điều kiện từ các thị trường xuất khẩu. Chẳng hạn, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của châu Âu, họ cũng có thể thay đổi liên tục, nếu DN không nắm kịp thời, rất dễ vi phạm.

“Việc cấp mã sản phẩm và đăng ký DN xuất khẩu sang Trung Quốc mới chỉ là bước đầu, quan trọng hơn là việc tổ chức sản xuất. Các DN, hợp tác xã và người dân cần phải thay đổi suy nghĩ, đánh giá lại thị trường từ tổ chức sản xuất, sơ chế, chế biến… Thị trường đã thay đổi rất nhiều, chúng ta cần thay đổi để đáp ứng, thích nghi, nếu không hoạt động xuất khẩu sắp tới sang Trung Quốc sẽ còn nhiều khó khăn ”, ông Nam cho hay.

Tin mới

Trung Quốc xuất khẩu gần 26 triệu tấn thép trong quý I/2024
4 giờ trước
Làn sóng xuất khẩu thép lớn nhất của Trung Quốc đang gia tăng kể từ khi xảy ra tình trạng dư thừa toàn cầu vào giữa những năm 2010.
Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện năm 2024
3 giờ trước
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024.
Loại quả từng là "kiếp nạn" của nông dân, phải kêu gọi giải cứu, giờ lãi 50%, thương lái tranh nhau mua
3 giờ trước
Với mức giá hiện tại, nhà vườn có lợi nhuận khoảng 15.000 đồng/kg.
Vì sao đấu thầu vàng miếng lại "ế" 13.400 lượng?
2 giờ trước
Kết quả phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện sáng nay (23/4) cho thấy các đơn vị dự thầu đều tỏ ra rất thận trọng. Chỉ có 2 đơn vị trúng thấu 3.400 lượng, còn số lượng "ế" lên đến 13.400 lượng.
Hàng hóa chuyển qua Shopee, TikTok hàng tỷ USD mỗi tháng, có nên miễn thuế VAT?
49 phút trước
Lượng giao dịch hàng hóa có giá trị nhỏ xuyên biên giới đã tăng gấp nhiều lần trong thời gian qua vì thế cần đặt ra vấn đề có nên miễn thuế VAT hay không.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.284.840.520 VNĐ / tấn

311.00 BRL / kg

-0.08 %

- -0.25

Thịt gà

CHICKEN

30.365.202 VNĐ / tấn

7.35 BRL / kg

-0.14 %

- -0.01

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Vì sao Bình Định đột ngột dừng khi đang đấu giá 22 mỏ khoáng sản?
15 giờ trước
22 mỏ khoáng sản bất ngờ bị buộc phải tạm dừng trong số 45 mỏ được tỉnh Bình Định đưa ra đấu giá quyền khai thác vào cuối năm ngoái, nhưng đến nay vẫn chưa xác định được thời điểm tổ chức đấu giá lại.
Uống trà sữa pha mắm tôm - trào lưu ăn uống gây nguy hại cho sức khỏe
20 giờ trước
Chuyên gia nêu tác hại khi uống trà sữa pha mắm tôm - món ăn đang được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội.
MPV rẻ nhất Việt Nam nay còn rẻ hơn, xe mới giá thấp hơn bản cũ gần 90 triệu: Bất thường đang xảy ra!
22 giờ trước
Mới đây, Hyundai đã gây bất ngờ khi ra mắt Stargazer X thay thế cho hai phiên bản cũ của Stargazer.
Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã
1 ngày trước
Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.