Xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng 17,5%

04/12/2018 10:21
Ngành lâm nghiệp xuất siêu 6,4 tỷ USD trong 11 tháng...

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, kim ngạch xuất khẩu lâm sản 11 tháng năm 2018 đạt 8,49 tỷ USD tăng 16,6% so với cùng kỳ, với thặng dư thương mại 6,4 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 8,2 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, xuất khẩu lâm sản cả năm 2018 sẽ đạt 9,3 tỷ USD; trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ là 9 tỷ USD.

Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, kết thúc 11 tháng, hầu hết các chỉ tiêu trồng rừng, bảo vệ, phát triển rừng đều đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra. Tính từ đầu năm đến ngày 20/11/2018, cả nước đã trồng 202.872 ha rừng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 94,5% so với kế hoạch cả năm.

Khai thác hơn 17 triệu m3 gỗ rừng trồng

Trong đó, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng được 12.857 ha, đạt 90,2% kế hoạch năm, tăng 2,6% so với cùng kỳ 2017. Trồng rừng sản xuất được 190.015 ha, đạt 97,1% kế hoạch năm, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, đã trồng 50,4 triệu cây phân tán, tăng 6,7% so với cùng kỳ; khoanh nuôi tái sinh được 303.890 ha rừng; khoán bảo vệ 6.379,4 ngàn ha rừng, với ngân sách trung ương chi trả công bảo vệ cho 1.649,6 ngàn ha; ngân sách của các địa phương trả 194 ngàn ha...

Trong 11 tháng, cả nước đã thu được 2.818 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 121% kế hoạch năm và tăng 70% so với cùng kỳ 2017.

Công tác bảo vệ rừng đạt nhiều kết quả. Trong 11 tháng năm 2018, cả nước đã phát hiện 11.790 vụ vi phạm lâm luật, giảm 3.697 vụ (tương ứng giảm 24%) so với 11 tháng năm 2017; diện tích rừng bị thiệt hại là 808 ha, giảm 597 ha (tương ứng giảm 42%) so với 11 tháng năm 2017.

Ước tính diện tích khai thác rừng trồng tập trung toàn quốc trong tháng 11 khoảng 21.000 ha, tương ứng sản lượng 1,51 triệu m3 gỗ. Lũy kế từ đầu năm đến nay, cả nước khai thác rừng đạt 17 triệu m3 gỗ, bằng 92% kế hoạch năm 2018 và tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm 2017.

Xuất khẩu các sản phẩm gỗ tiếp tục tăng

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 11/2018 ước đạt 937 triệu USD; lũy kế 11 tháng đầu năm 2018 ước đạt 8,2 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ 2017. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 79,6% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Ở chiều nhập khẩu, giá trị nhập khẩu gỗ 11 tháng đầu năm 2018 đạt 2,09 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ so với cùng kỳ năm ngoái của hầu hết các thị trường nhập khẩu chính đều tăng, ngoại trừ Campuchia giảm 53,2%, Thái Lan giảm 16%. 

Do Campuchia thi hành chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ từ rừng trồng cùng với việc Bộ Công Thương ký ban hành Thông tư số 44/2018/TT-BCT quy định tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập từ Lào và Campuchia để tái xuất sang nước thứ ba đối với gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên. Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ một số thị trường có tính hợp pháp cao như Mỹ và Brazil tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017; trong đó, Brazil tăng 52,2%, từ Hoa Kỳ tăng 23,6%.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, diễn biến thương mại gỗ và các sản phẩm từ gỗ trên thị trường thế giới không có nhiều biến động trong những tháng vừa qua. Các nước xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ lớn tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. 

Ở Indonesia, Hội đồng gỗ Indonesia (Indonesian Timber Council – ITC) chính thức ra mắt nhằm thúc đẩy thương mại gỗ, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Ở Trung Quốc, nhằm nâng cao sức cạnh tranh tranh của sản phẩm, nước này đã tăng mức hoàn thuế xuất khẩu cho một số sản phẩm gỗ xuất khẩu của nước này nhằm giảm áp lực về chi chí quản lý cho các doanh nghiệp gỗ của Trung Quốc, giảm rủi ro thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ vượt qua khó khăn trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang và hướng dẫn doanh nghiệp tối ưu cơ cấu hàng xuất khẩu.

Việc các các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường thế giới tích cực thực hiện các nỗ lực nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm sẽ là những thách thức mới đối với xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam trên thị trường thế giới. Mặc dù vậy, việc tham gia các hiệp định thương mại thế hệ mới như EVFTA, CPTPP cũng là những cơ hội lớn cho ngành gỗ của Việt Nam. 

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam, cụ thể là đồ gỗ nội thất được dự báo sẽ có nhiều triển vọng để mở rộng nhờ CPTPP có hiệu lực. Hầu hết các quốc gia tham gia CPTPP, đều có cam kết sẽ loại bỏ thuế và thuế quan đối với gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ngay sau khi hiệp định này có hiệu lực.

Ngoài Nhật Bản, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP cũng được dự báo sẽ có nhiều thuận lợi trong thời gian tới. 

Để nắm bắt được những cơ hội này, trước mắt, cần kiểm soát chặt chẽ gỗ nguyên liệu vào Việt Nam, kiểm soát chứng chỉ rừng bền vững (FSC) nhằm đảm bảo tính pháp lý và khả năng cạnh tranh của gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Đồng thời, các cơ quan nhà nước liên quan cần hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng phó với xu hướng chuyển hướng đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang. Các doanh nghiệp cần tích cực đổi mới mẫu mã sản phẩm, nắm bắt sự thay đổi thị hiếu từ các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản để thích ứng.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
3 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
5 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
6 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
7 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
8 giờ trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
1 ngày trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
1 ngày trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.
Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
1 ngày trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.