Thiếu hụt nguồn cung, lại có quá nhiều khâu trung gian dẫn đến giá thịt lợn trên thị trường vẫn quá đắt đỏ. Do đó, người tiêu dùng chưa được hưởng lợi như chúng ta mong muốn mặc dù giá lợn hơi đã giảm xuống thấp.
Bộ NN-PTNT vừa có công văn yêu cầu các tỉnh, thành tổ chức các biện pháp kiểm soát chặt giá thịt lợn, trong đó đề nghị các trang trại, hộ chăn nuôi cùng với 15 doanh nghiệp đồng loạt giảm giá xuống mức 70.000 đồng/kg lợn hơi.
Thịt lợn thương phẩm đang neo giá cao chót vót, lợn giống giá cũng đang ở mức cao chưa từng có. Để giá mặt hàng này hạ nhiệt, các doanh nghiệp xin nhập khẩu tới 6 vạn con lợn nái.
Đến nay gần 6 triệu con lợn bị buộc phải tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi, thiệt hại ước tính khoảng 12.000 tỷ đồng. Dịch bệnh này còn khiến nguồn cung khan hiếm đẩy giá thịt lợn lên cao nhất trong lịch sử.
Bộ NN-PTNT vừa có văn bản chỉ đạo các tỉnh thành triển khai các giải pháp tối ưu nhất để tái đàn và tăng đàn lợn, đảm bảo nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới.
Thịt lợn nhập khẩu về đến cảng nước ta giá trung bình chỉ hơn 60.000 đồng/kg. Nhưng, nguồn cung trên thế giới đang giảm mạnh, do đó hoạt động nhập khẩu thịt lợn sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.
Tính đến tháng 5/2020, tổng kinh phí ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và kinh phí được các ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch bệnh khoảng 13.250 tỷ đồng.
Giá thịt lợn hơi đang đắt đỏ, có xu hướng tăng mạnh. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay dịch tả lợn châu Phi lại tái phát và lây lan nhanh, buộc phải tiêu hủy 34.000 con lợn.
Ồ ạt tăng đàn lúc giá thịt lợn treo cao trên đỉnh lịch sử giúp các doanh nghiệp chăn nuôi trúng đậm suốt nửa đầu năm nay.
Các năm trước, chăn nuôi "được con lợn mất con gà, được con gà mất con trâu". Còn từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi được toàn diện cả gia súc, gia cầm và thủy sản, tốc độ tăng trưởng đạt 6,7%, cao nhất trong lịch sử.