Đây là lần thứ hai trong năm nay nông dân Đồng Nai phải chịu cảnh khổ vì giá thanh long bị giảm xuống tận đáy. Nhiều nhà vườn lỗ nặng, tiền xuất bán thanh long không bù được chi phí đã bỏ ra.
Thị trường truyền thống Trung Quốc hạn chế nhập, đường sang Mỹ bị tắc vì dịch Covid-19 khiến trái cây bí đầu ra, hàng dội chợ giá rẻ như rau. Kéo theo đó, người dân và doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng.
Tại cửa khẩu Cốc Nam - điểm “tập kết” hàng hóa lớn xuất sang Trung Quốc - mọi năm vào những ngày giáp Tết nhộn nhịp, hối hả thì nay vắng vẻ, đìu hiu do tác động nặng nề của đại dịch Covid-19.
Một hệ thống kinh doanh hải sản ở TP HCM cho biết giá tôm hùm hiện nay tăng rất mạnh, cao hơn cả trước khi có dịch Covid-19
Năm 2005, Mỹ cấm nhập khẩu trứng cá tầm lấy từ cá bắt tại biển Caspi bởi nỗi lo đánh bắt quá mức sẽ khiến sinh vật này tuyệt chủng. Tuy nhiên, cá tầm trang trại không bị cấm.
Vì chưa ký được Nghị định thư về xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, quả sầu riêng của Việt Nam hiện phải xuất khẩu vào thị trường tỉ dân này dưới danh nghĩa sầu Mongthon của Thái Lan hoặc Malaysia.
Nắm quyền quyết định tiêu thụ ở ngay vùng sản xuất, thương lái Trung Quốc đã đưa ra nhiều chiêu ép giá tại thị trường mít ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khiến các nhà thu mua và cả người nông dân trồng loại cây này "điêu đứng".
Chưa năm nào như năm nay, khắp nơi báo tin giá ớt rớt thê thảm khiến người nông dân trải qua một mùa ớt cay xé lòng.
Sau khi thu mua hải sản từ ngư dân, các doanh nghiệp làm thủ tục để xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên vì không thể thông quan, hàng trăm tấn cá đã bị hư hỏng và phải quay đầu.
Nhiều loại rau củ, trái cây đang rớt giá thảm xuống còn 2.000-3.000 đồng/kg, thậm chí còn vài trăm đồng/kg do “tắc đường” sang Trung Quốc. Thế nên, ở nhiều vựa rau quả, dù được mùa lớn nhưng nông dân vẫn trắng tay, chịu lỗ nặng.