150 quốc gia là khách ruột của Việt Nam ở mặt hàng này: Thu về hơn 12 tỷ USD, nước ta có hơn 1.000 nhà máy sản xuất

05/09/2024 06:12
Việt Nam cũng đang là nhà xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới ở mặt hàng này.
150 quốc gia là khách ruột của Việt Nam ở mặt hàng này: Thu về hơn 12 tỷ USD, nước ta có hơn 1.000 nhà máy sản xuất - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Bên cạnh điện thoại, máy tính và nông sản, Việt Nam còn đang sở hữu một mỏ vàng hái ra tiền khi thu về hàng tỷ USD mỗi tháng là mặt hàng giày dép. Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 1.000 nhà máy sản xuất giày và tạo công ăn việc làm cho khoảng 1,5 triệu nhân công, đóng góp khoảng 8% GDP của cả nước.

Trong năm 2023, xuất khẩu mặt hàng giày dép mang về hơn 20,2 tỷ USD. Như vậy 26 năm liên tiếp (tính từ năm 1998), giày dép xuất khẩu luôn nằm trong nhóm các mặt hàng tỷ đô và nằm trong nhóm có kim ngạch cao.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng giày dép tháng 7/2024 đã thu về hơn 2,12 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước đó. Tính chung trong 7 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt hơn 12,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ.

150 quốc gia là khách ruột của Việt Nam ở mặt hàng này: Thu về hơn 12 tỷ USD, nước ta có hơn 1.000 nhà máy sản xuất - Ảnh 2

Xét về thị trường, Mỹ đứng đầu trong số các thị trường khi kim ngạch đạt hơn 4,7 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2023.

Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với kim ngạch đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ.

150 quốc gia là khách ruột của Việt Nam ở mặt hàng này: Thu về hơn 12 tỷ USD, nước ta có hơn 1.000 nhà máy sản xuất - Ảnh 3

Đáng  chú ý thị trường Hà Lan đang liên tục săn lùng mặt hàng này của Việt Nam khi kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây, đạt hơn 919 triệu USD trong 7 tháng, mức tăng 67% và là mức tăng mạnh nhất trong số các thị trường.

Bên cạnh 3 thị trường chủ đạo nêu trên, hiện Việt Nam đang xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu giày dép với lượng xuất khẩu ước tính chiếm 10% của thế giới và có mặt ở 150 thị trường như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh…

Nhiều chuyên gia phân tích, năm 2024 có những tín hiệu lạc quan cho hoạt động xuất khẩu giày dép. Các nền kinh tế lớn và là thị trường xuất khẩu quan trọng của ngành da giày Việt Nam có khởi sắc. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết, tham gia 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) với lộ trình giảm thuế sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp da giày trong nước phát triển thị trường…

Với những yếu tố nêu trên và kết quả xuất khẩu khởi sắc kể từ tháng 2 đến nay, kỳ vọng ngành hàng quan trọng này sẽ có những tăng trưởng khả quan trong năm 2024.

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TTG ngày 9/6/2014 đã xác định dệt may - da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của Việt Nam.

Nhằm hỗ trợ ngành da giày phát triển ổn định, bền vững hơn trong thời gian tới, Bộ Công Thương đã và đang thúc đẩy các đơn vị liên quan, địa phương tập trung triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; xây dựng Chương trình phát triển bền vững ngành da giày giai đoạn 2021 - 2030.

Bên cạnh tín hiệu vui từ việc các đơn hàng, doanh nghiệp ngành da giày vẫn còn đang phải đối diện với không ít khó khăn, đặc biệt là các thay đổi từ thị trường.

Với thị trường EU, một trong những thị trường lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu khoảng 6 tỷ USD giày dép từ Việt Nam, hiện đang áp dụng một loạt các quy định về các sản phẩm sinh thái, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, truy xuất chuỗi cung ứng, các yêu cầu về giảm thiểu phát thải carbon đối với các sản phẩm sản xuất… Các nước khu vực Bắc Âu cũng đã và đang chuẩn bị lộ trình áp dụng “nhãn sinh thái thiên nga Bắc Âu” cho các sản phẩm dệt may và da giày .

Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2024 dự báo sẽ đạt khoảng 27 tỷ USD.

Tin mới

Ảnh thực tế Ferrari 296 GTS độc nhất Việt Nam: Màu sơn giống xe đua F1, nhiều chi tiết hiếm có trên siêu xe trong nước
8 giờ trước
Đây có thể nói là chiếc Ferrari 296 GTS mang đậm tính cá nhân hóa nhất tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại.
Ship hàng lên tầm cao mới: Chạy VinFast VF 3 'rẻ hơn xe máy' là có thật!
9 giờ trước
“Nước cờ 0 đồng” này của VinFast nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng.
65k gói bim bim mang danh “tacos đi bộ” ở Hà Nội khiến dân tình xôn xao, càng “dậy sóng hơn” khi chủ quán lên tiếng
9 giờ trước
Mở bán được vài tuần, quán taco ở Hà Nội không chỉ bị chê đắt mà còn khiến dân tình dậy sóng vì cách phản ứng của chủ quán.
Xe ga 124cc của Yamaha có phiên bản mới: tiêu thụ 2,3 lít/100 km, giá cao hơn cả Honda SH Mode
9 giờ trước
Mẫu xe tay ga của Yamaha cập nhật màu sắc mới cũng như trang bị các tính năng hiện đại đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
TCL tung mẫu TV QD miniLED 65 inch C6K, thách thức TV QLED cùng tầm giá
9 giờ trước
Sản phẩm có mức giá tương đương với các mẫu TV QLED cùng kích cỡ nhưng vượt trội nhờ công nghệ màn hình QD miniLED.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.874.540 VNĐ / tấn

168.50 JPY / kg

0.96 %

+ 1.60

Đường

SUGAR

10.304.192 VNĐ / tấn

18.05 UScents / lb

0.33 %

+ 0.06

Cacao

COCOA

240.570.065 VNĐ / tấn

9,290.50 USD / mt

1.90 %

+ 173.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.271.911 VNĐ / tấn

382.35 UScents / lb

0.83 %

+ 3.16

Gạo

RICE

15.676 VNĐ / tấn

13.31 USD / CWT

1.77 %

- 0.24

Đậu nành

SOYBEANS

9.912.193 VNĐ / tấn

1,041.80 UScents / bu

0.65 %

+ 6.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.587.303 VNĐ / tấn

300.85 USD / ust

0.45 %

+ 1.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Trong 3 tháng, Mỹ đã tăng mua một mặt hàng của Việt Nam, trị giá vượt 2 tỷ USD
9 giờ trước
Đây là dấu hiệu tích cực.
Trung Quốc siết nhập khẩu từ Mỹ: Nhiều mặt hàng chủ lực giảm tới 90%, có sản phẩm về 0
1 ngày trước
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang đang tác động trực tiếp lên dòng chảy hàng hóa giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thậm chí có một số mặt hàng còn giảm xuống mức 0.
Nông nghiệp Indonesia cần gì từ TTC AgriS?
1 ngày trước
Hiện thực hóa ngay các đồng thuận tại Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ 4, hai tập đoàn nông nghiệp hàng đầu quốc gia TTC AgriS (Việt Nam) và Sungai Budi Group (Indonesia) đã ký kết hợp tác dưới chứng kiến của Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển Quốc gia Indonesia cùng lãnh đạo cấp cao hai nước.
Xuất khẩu “không cho hết trứng vào một giỏ” ứng phó rủi ro thuế quan
1 ngày trước
Các chuyên gia cho rằng, xuất khẩu Việt Nam muốn phát triển bền vững, tránh những rủi ro thì cần quán triệt nguyên tắc “không cho hết trứng vào một giỏ”