2 "đế chế" dầu mỏ mâu thuẫn, OPEC+ bế tắc, thị trường dầu thô đứng trước kịch bản khó lường

05/07/2021 14:05
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê út không đạt được sự đồng thuận trong cuộc đàm phán lần này, khiến cuộc họp bàn về sản lượng tiếp tục bị trì hoãn thêm một ngày.

Ả Rập Xê út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã làm gia tăng căng thẳng và sự bế tắc của OPEC. Sự căng thẳng hiếm hoi giữa 2 đồng minh lâu năm này khiến thị trường dầu trở nên hỗn loạn. Không ai dự đoán được chuyện gì sắp xảy ra vào tháng tới.

Cuộc đối đầu gay gắt đã buộc OPEC+ phải tạm dừng đàm phán lần 2. Cuộc họp tiếp theo dự kiến diễn ra vào hôm nay (5/7) khiến thị trường rơi vào tình trạng lấp lửng. Cuộc thảo luận lần này được cho sẽ định hình thị trường dầu mỏ cho đến năm 2022. Do đó, giải pháp cho sự bế tắc nói trên có thể sẽ định hình thị trường và ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ trong năm tới.

Căng thẳng giữa 2 nhà sản xuất dầu chủ chốt đã bùng nổ hôm 4/7.

Ả Rập Xê út khẳng định OPEC+ nên tăng sản lượng trong vài tháng tới và gia hạn thoả thuận giữa các bên cho đến cuối năm 2022, vì mục tiêu ổn định. Ý kiến này nhận được sự hậu thuẫn của các thành viên OPEC+, bao gồm Nga. "Chúng ta phải gia hạn (việc tăng sản lượng)", Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê út – Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg hôm 4/7. "Thoả thuận này sẽ đặt nhiều người vào vùng an toàn".

Trước đó vài giờ, người đồng cấp tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Suhail Al-Mazrouei tiếp tục từ chối gia hạn thoả thuận. Ông này chỉ ủng hộ tăng sản lượng trong ngắn hạn, kèm một số điều khoản tốt hơn cho UAE trong năm 2022.

"UAE có thể tăng sản lượng vô điều kiện, theo yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, quyết định gia hạn thoả thuận đến cuối năm 2022 là không cần thiết", ông Al-Mazrouei nói với Bloomberg.

Trong một dấu hiệu cho thấy tính nghiêm trọng của vấn đề, Hoàng tử Abdulaziz phát đi tín hiệu cho rằng Abu Dhabi đang bị cô lập trong liên minh OPEC+. "Điều này thật đáng buồn nhưng với tôi, đây là thực tế".

UAE đang đặt các đồng minh của mình vào thế khó: hoặc chấp nhận yêu cầu của họ, hoặc buộc UAE rời khỏi OPEC+. Nếu không đạt được thoả thuận, giá dầu thô có thể tăng mạnh.

Nhưng một kịch bản đáng lo ngại hơn cũng có thể diễn ra: OPEC+ mất đi sự thống nhất, các quốc gia thành viên sẽ thành nước xuất khẩu dầu tự do, lặp lại cuộc khủng hoảng năm ngoái. Thời điểm đó, sự bất đồng giữa Ả Rập xê út và Nga đã gây ra một cuộc chiến về giá mang tính trừng phạt.

Nhiều tháng sau, cuộc chiến về giá này mới kết thúc bằng một thoả thuận "đình chiến". Giờ đây, UAE lại gây bất ổn thị trường một lần nữa, bằng cách để ngỏ khả năng rời bỏ liên minh. Họ không đưa ra thông báo chính thức nào nhưng khi được hỏi liệu UAE có rời bỏ liên minh hay không, Hoàng tử Ả Rập Xê út chỉ nói: "Tôi hy vọng là không".

Hoàng tử Abdulaziz nói rằng nếu không gia hạn thoả thuận, sẽ có một thoả thuận dự phòng – theo đó sản lượng dầu không tăng trong tháng 8 và các tháng còn lại của năm 2021. Khi đó, nguy cơ lạm phát giá dầu có thể xảy ra. Khi được hỏi liệu OPEC+ có thể tăng sản lượng mà không có UAE trong liên minh hay không, Hoàng tử Abdulaziz nói: "Chúng tôi không thể".

2 đế chế dầu mỏ mâu thuẫn, OPEC+ bế tắc, thị trường dầu thô đứng trước kịch bản khó lường - Ảnh 1.

Các quốc gia OPEC+, các hãng kinh doanh dầu mỏ và nhà phân tích tỏ ra sửng sốt trước mâu thuẫn và sự thiếu liên lạc rõ ràng giữa 2 bên. Hoàng tử Abdulaziz cho biết ông đã không nói chuyện với người đồng cấp ở Abu Dhabi từ hôm 3/7, mặc dù khẳng định cả 2 vẫn là bạn bè.

"Tôi chưa nhận được tin tức từ người bạn Suhail của tôi", ông nói và cho biết thêm sẵn sàng đàm phán. "Nếu ông ấy gọi cho tôi, tại sao không".

Trung tâm của các tranh chấp này là thoả thuận đầu ra của OPEC+: baseline. Mỗi quốc gia trong liên minh sẽ đo lượng việc cắt giảm hoặc tăng sản lượng của mình so với mức baseline. Con số này càng cao thì quốc gia càng được khai thác nhiều. UAE cho biết mức baseline của họ hiện khoảng 3,2 triệu thùng/ngày là quá thấp và muốn tăng lên mức 3,8 triệu thùng/ngày khi thoả thuận được gia hạn vào năm 2022.

Ả Rập Xê út và Nga đã bác bỏ đề nghị này, lo ngại những thành viên khác trong OPEC+ sẽ đưa ra yêu cầu tương tự.

Hoàng tử Abdulaziz cho rằng Abu Dhabi đang đưa ra mục tiêu sản lượng mới và nó sẽ tạo ra tiền lệ xấu. Vào tháng 4/2020, Abu Dhabi chấp nhận mức baseline hiện tại, nhưng họ không muốn tiếp tục duy trì mức đó. Họ đã chi rất nhiều tiền để mở rộng năng lực sản xuất, thu hút các công ty nước ngoài.

Tham khảo: Bloomberg

Tin mới

Top 10 mẫu xe hiếm và đắt nhất thế giới năm 2025
10 giờ trước
Dưới đây là top 10 mẫu ô tô được sản xuất giới hạn có giá đắt đỏ nhất thế giới năm 2025, bao gồm nhiều siêu phẩm đến từ Bugatti, Pagani, Ferrari, Mercedes-Benz và Rolls-Royce.
Lincoln Limousine hiếm bán lại giá 1,2 tỷ: Giá ngang Camry mới, dài gần gấp đôi C-Class, có ghế sofa, quầy bar 'sang chảnh'
11 giờ trước
Chiếc Lincoln Town Car Limousine đời 2006 sở hữu nội thất xa hoa, từng được ví như “chuyên cơ mặt đất”, phù hợp cho người mê sưu tầm hoặc làm dịch vụ cao cấp.
Mẫu xe tay ga khủng này của nhà Honda được trang bị cốp 22 lít và mạnh gập 3,5 lần Honda SH 160i
11 giờ trước
Mẫu xe này được ra mắt vào ngày 15/1 tại thị trường Trung Quốc với mức giá 129.800 nhân dân tệ (khoảng 464 triệu đồng).
Choáng với lượng khách du lịch "cực khủng" đổ về Thanh Hóa dịp lễ 30-4 và 1-5
11 giờ trước
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các điểm du lịch ở Thanh Hóa đón lượng khách du lịch "cực khủng", tổng thu đạt hơn 4.170 tỉ đồng
Xác minh nhà bè ở Nha Trang 'chặt chém' 3,5 triệu đồng/kg cá bò hòm
11 giờ trước
Chủ nhà bè hải sản ở Nha Trang bị du khách tố bán 1kg cá bò hòm với giá 3,5 triệu đồng. Hiện UBND TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang kiểm tra, xác minh để xử lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.844.587 VNĐ / tấn

17.20 UScents / lb

0.23 %

+ 0.04

Cacao

COCOA

230.462.899 VNĐ / tấn

8,877.00 USD / mt

1.53 %

+ 134.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

223.340.485 VNĐ / tấn

390.21 UScents / lb

0.85 %

- 3.36

Gạo

RICE

14.895 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

1.53 %

- 0.20

Đậu nành

SOYBEANS

10.004.845 VNĐ / tấn

1,048.80 UScents / bu

0.82 %

+ 8.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.496.680 VNĐ / tấn

296.90 USD / ust

0.88 %

+ 2.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Khách Tây đã đi tận 31 nước nhưng tới Việt Nam thì phải thốt lên 1 câu, dân mạng nghe xong lập tức vỗ tay
15 giờ trước
Dù từng đặt chân tới 31 quốc gia, nhưng chỉ riêng Việt Nam mới khiến vị khách Tây này phải thốt lên 1 câu khiến cộng đồng mạng xúc động và đầy tự hào.
Bất ngờ sức hấp dẫn gạo Việt Nam ở thị trường Nhật Bản
1 ngày trước
Nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam ở thị trường Nhật Bản ngày càng lớn, giá trị thu về hơn 700 USD/tấn.
Lo xuất khẩu sầu riêng... hết thời
1 ngày trước
Thời hoàng kim của sầu riêng có thể đã qua khi sản lượng tăng nhanh nhưng đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Thị trường ngày 3/5: Giá dầu ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong hơn một tháng, vàng giảm, đồng tiếp tục tăng
1 ngày trước
Kết thúc phiên 02/5 giá dầu ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong hơn một tháng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dịu đi khiến giá vàng giảm, đồng tiếp tục tăng.