25 năm nữa, kinh tế số Việt Nam sẽ "nở hoa" hay "bế tắc"?

04/06/2019 19:04
Đến năm 2045, kinh tế số Việt Nam sẽ đi theo kịch bản truyền thống, chuyển đổi số, xuất khẩu số hay tiêu dùng số?

Báo cáo Tương lai nền kinh tế số Việt Nam hướng tới năm 2030 và năm 2045 do CSIRO và Bộ Khoa học Công nghệ thực hiện đã đưa ra các viễn cảnh về kinh tế cho tới năm 2030 và 2045 với 4 kịch bản dự báo về tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam.

Kịch bản truyền thống

Ở kịch bản truyền thống, nền kinh tế có mức độ chuyển đổi số thấp, năng suất lao động trì trệ, thâm dụng lao động trong sản xuất các sản phẩm chuyên biệt và xuất khẩu chủ yếu là hàng hóa.

25 năm nữa, kinh tế số Việt Nam sẽ nở hoa hay bế tắc? - Ảnh 1.

Để Kịch bản Truyền thống xảy ra ở Việt Nam vào năm 2045, nền kinh tế hoặc chính trị trong nước có thể trở nên bất ổn, hoặc suy thoái kinh tế khu vực hay toàn cầu xảy ra bên ngoài Việt Nam. Mức độ quốc tế hóa cao của Việt Nam khiến đất nước dễ bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế của các quốc gia khác. 

Việc phân phối các nguồn tài nguyên không thận trọng, chi tiêu quá mức dẫn đến tích lũy nợ cao, bạo động chính trị trong nước, thảm họa thiên nhiên lớn hoặc tham nhũng tràn lan có thể làm suy yếu động lực cho tăng trưởng cao như hiện tại của Việt nam, khiến Việt Nam rơi vào vị thế quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp trong nhiều thập kỷ tới. Đây là kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra.

Kịch bản chuyển đổi số

Với chuyển đổi số, Việt Nam sẽ ứng dụng công nghệ số cao và ngành công nghệ thông tin và truyền thông tăng trưởng nhanh, năng suất lao động ở tất cả các ngành đều tăng.

25 năm nữa, kinh tế số Việt Nam sẽ nở hoa hay bế tắc? - Ảnh 2.

Để Kịch bản Chuyển đổi Số xảy ra, Việt Nam phải đi theo con đường phát triển kinh tế tương tự như Hàn Quốc hay Đài Loan. Cả hai nền kinh tế này đều phát triển từ vị thế quốc gia có mức thu nhập thấp lên vị thế quốc gia có mức thu nhập cao trong 40 năm, hoặc từ vị thế quốc gia có mức thu nhập trung bình lên vị thế quốc gia có mức thu nhập cao trong 10-15 năm. 

Báo cáo “Việt Nam 2035” của Ngân hàng Thế giới cho rằng nếu đi theo con đường tăng trưởng cao, Việt Nam sẽ đạt được vị thế quốc gia có mức thu nhập trung bình cao vào năm 2035, có thể đạt được vị thế quốc gia có mức thu nhập cao trong thập kỷ tiếp theo.

Tuy nhiên, rủi ro của kịch bản này là Việt Nam có thể sẽ mất đi sự độc đáo của mình do mất sự đa dạng văn hóa trong các tập quán, cấu trúc xã hội, ngôn ngữ, lịch sử và tín ngưỡng. Tình trạng bất bình đẳng, đặc biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị, có nguy cơ gia tăng. 

Tự động hóa gây ra tình trạng mất việc làm hàng loạt ở một số khu vực nhất định, và tạo ra nhu cầu chuyển đổi nhanh chóng, đặc biệt là ở các khu vực có nhiều nhà máy. Các khoản vay và nợ quá lớn để hiện đại hóa công nghiệp quá nhanh làm tăng nợ công lên mức không bền vững.

Kịch bản xuất khẩu số

Nếu đi theo hướng xuất khẩu số, ngành công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam phát triển dựa trên hoạt động gia công cho các quốc gia khác, tuy nhiên ứng dụng số trong các ngành còn hạn chế.

25 năm nữa, kinh tế số Việt Nam sẽ nở hoa hay bế tắc? - Ảnh 3.

Kịch bản Xuất khẩu Số sẽ xảy ra nếu Việt Nam có khả năng tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng và giáo dục để phát triển lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là những lĩnh vực gắn với các trường đại học, trung tâm đô thị và các khu phát triển thay vì tập trung vào giáo dục mở rộng, chính sách và dự án về cơ sở hạ tầng. Có thể thu hút các công ty chế tạo và sản xuất phần cứng số lớn thông qua chính sách khuyến khích của ngành CNTT&TT và giảm thuế. 

Cần tăng cường đầu tư nước ngoài cho ngành CNTT&TT của Việt Nam, tập trung vào sử dụng lập trình viên có mức lương rẻ, dịch vụ với mức giá thấp và các sản phẩm quốc tế. Các công ty chế tạo lớn hoạt động ở Việt Nam có thể chủ động làm giảm mức lương và tốc độ tăng lương trong nước.

Bên cạnh đó, rủi ro của kịch bản này là bất bình đẳng với sự phát triển của một nền kinh tế hai tốc độ. Có nguy cơ tạo ra những khu vực phát triển thuận lợi và không thuận lợi, gây ra sự bất ổn xã hội và sự phát triển mạnh mẽ hơn của nền kinh tế phi chính thức. 

Thiếu đầu tư và đất nước bỏ lỡ cơ hội từ việc tăng năng suất trên diện rộng, mở rộng thị trường, phát triển thị trường nhờ chuyển đổi số ở các ngành, khiến cho Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình trong phần lớn thế kỉ này. Khai thác lao động, tài nguyên và công nghiệp: Việt Nam là mục tiêu của các doanh nghiệp quốc tế nhờ giá nhân công rẻ và chi phí nguyên liệu đầu vào thấp, không phải là nơi cung cấp sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng. 

Có rất ít chuyển giao công nghệ đi kèm với đầu tư ở Việt Nam. Mất đi các nhân lực có trình độ cao vào tay các nước phát triển do họ có thể mang lại nhiều cơ hội lớn và mức lương cao hơn.

Kịch bản tiêu dùng số

Tiêu dùng số tức là ngành công nghiệp Việt Nam ứng dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông của các quốc gia khác, việc này giúp cải thiện năng suất của tất cả các ngành, nhưng trong dài hạn có thể làm tăng nợ công.

25 năm nữa, kinh tế số Việt Nam sẽ nở hoa hay bế tắc? - Ảnh 4.

Kịch bản Tiêu dùng Số có thể diễn ra trong các tình huống như giá cả hàng hóa tăng cao, đặc biệt là hàng hóa từ khai khoáng hoặc nông nghiệp. Việc này có thể khuyến khích tăng hiệu quả trong sản xuất thông qua ứng dụng công nghệ. Điều này cũng có thể làm tăng tỷ giá hối đoái, tăng lương và giảm thị trường của các sản phẩm thâm dụng lao động, bao gồm các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông

Để kịch bản này xảy ra cần thực hiện cải cách mạnh mẽ trong việc sử dụng đất và trong ngành nông nghiệp, cũng như thu hút được cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất hiện đại từ các quốc gia khác. Đầu tư trong nước cũng tập trung vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất.

Nhưng nếu trở thành một quốc gia tiêu dùng số, Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển các thị trường xuất khẩu mới trong lĩnh vực công nghệ cao thông qua sở hữu trí tuệ, nền tảng, dịch vụ và tài sản số. 

Hệ thống thuế không được cải cách để tạo ra được các lợi ích về thuế cho đất nước từ các công ty thu lợi nhờ việc gia tăng thương mại và năng suất tăng ở Việt Nam. Xảy ra hiện tượng xói mòn cơ sở thuế. 

Việt Nam cũng sẽ trở thành đối tượng bị thu thập dữ liệu nhiều hơn từ các công ty nước ngoài hoạt động trong lãnh thổ quốc gia. Hiện đại hóa công nghiệp diễn ra quá nhanh, dẫn đến các khoản vay mượn quá mức, khiến nợ công tăng đến mức không bền vững.

Báo cáo đánh giá: Các kịch bản trên đây đưa ra những tương lai có thể xảy xa trong vòng 25 năm tới do các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến nền kinh tế số của Việt Nam. Đây là những tác nhân thay đổi nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà hoạch định chính sách cũng như những người đứng đầu các ngành của Việt Nam. Việt Nam nên chuẩn bị cho tất cả 4 kịch bản.

Tin mới

Có nên đóng cửa khi bật điều hòa vào mùa hè không? Hóa ra tôi đã sai từ đầu!
7 giờ trước
Thời tiết nóng dần lên, nhu cầu sử dụng điều hòa của các gia đình cũng dần tăng cao. Nhưng bạn có chắc mình đang dùng nó đúng cách?
Hà Nội kiểm tra, truy xuất nguồn gốc cơ sở khoe cỗ lòng se điếu dài 40m
7 giờ trước
Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND quận Cầu Giấy xác minh, truy xuất nguồn gốc thực phẩm của cơ sở quảng cáo có cỗ lòng se điếu dài 40m.
Vụ “lòng se điếu”: TP HCM đang lấy mẫu kiểm nghiệm
7 giờ trước
Thanh tra an toàn thực phẩm TP HCM đang kiểm tra mặt hàng “lòng se điếu” đang gây bão và lấy mẫu kiểm nghiệm
Lộ diện 'ngôi sao' sáng nhất của nông sản Việt Nam
6 giờ trước
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 4 tháng đầu năm nay đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất siêu đạt trên 5 tỷ USD. Đáng chú ý, cà phê đang trở thành hiện tượng nổi bật nhất với giá trị xuất khẩu lên tới 3,8 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ sau hơn 120 ngày, loài vật tỷ USD của Việt Nam trở thành hiện tượng mới ở Cuba
6 giờ trước
Việc nuôi thành công loài vật này tiếp tục trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Cuba.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.706.132 VNĐ / tấn

172.30 JPY / kg

0.06 %

- 0.10

Đường

SUGAR

9.813.533 VNĐ / tấn

17.14 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

238.694.866 VNĐ / tấn

9,191.00 USD / mt

2.98 %

+ 266.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

226.335.340 VNĐ / tấn

395.31 UScents / lb

1.08 %

- 4.32

Gạo

RICE

14.973 VNĐ / tấn

12.67 USD / CWT

0.56 %

+ 0.07

Đậu nành

SOYBEANS

9.864.106 VNĐ / tấn

1,033.70 UScents / bu

0.10 %

- 1.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.472.331 VNĐ / tấn

295.95 USD / ust

1.01 %

+ 2.95

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tóm gọn 2 container thuốc lá lậu sắp xuất nước ngoài
3 giờ trước
Kiểm tra 2 container chứa hàng hóa xuất khẩu, lực lượng chức năng phát hiện hơn 253.000 bao thuốc lá không được kê khai với tổng giá trị hơn 5,8 tỷ đồng.
Thái Lan bắt giữ hàng chục tấn lòng lợn bẩn nhập lậu từ Trung Quốc
3 giờ trước
Mới đây, cảnh sát Thái Lan đã thu giữ một lượng lớn lòng lợn bẩn, không rõ nguồn gốc tại một nhà kho của một cơ sở kinh doanh.
'Hàng xóm' của Việt Nam vừa chính thức gia nhập thị trường sầu riêng Trung Quốc: Quan chức gọi đây là 'thời khắc lịch sử', sản lượng ra sao so với các đối thủ?
39 phút trước
Quốc gia này vừa chính thức thành lập cơ sở xuất khẩu sầu riêng đầu tiên sang thị trường Trung Quốc.
Một loại cá bán đầy chợ Việt Nam, protein cao hơn cá hồi, vừa được nước giàu nhất Nam Mỹ nhập khẩu trở lại
52 phút trước
Năm ngoái, xuất khẩu loại cá này giúp Việt Nam thu về 41 triệu USD.