'4 chữ P' quyết định tương lai chuỗi cung ứng hàng hóa năm 2022

13/12/2021 19:58
Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhiều chuyên gia đã đưa ra các nhận định về chuỗi cung ứng toàn cầu 2022.
4 chữ P quyết định tương lai chuỗi cung ứng hàng hóa năm 2022 - Ảnh 1.

Sản phẩm, giá cả, con người, chính trị sẽ là những yếu tố quyết định chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2022. Ảnh: Getty

Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhiều chuyên gia đã đưa ra các nhận định về chuỗi cung ứng toàn cầu 2022.

Giáo sư Sridhar Tayur đến từ Trường kinh doanh Tepper thuộc Đại học Carnegie Mellon (Mỹ), cho rằng tương lai cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng phụ thuộc vào 4 yếu tố, bắt đầu bằng chữ P: Product (sản phẩm), Prices (giá cả), People (con người) và Political (chính trị).Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhiều chuyên gia đã đưa ra các nhận định về chuỗi cung ứng toàn cầu 2022.

Về sản phẩm, nhiều mặt hàng sẽ tiếp tục khan hiếm, đặc biệt là các chất bán dẫn.

Giá nguyên liệu thô tiếp tục tăng cao và buộc nhà sản xuất phải chuyển chi phí này qua người tiêu dùng. Lạm phát cũng sẽ đi lên và lương cho người lao động cũng sẽ tăng theo.

Về con người, thiếu nhân lực sẽ là vấn đề nan giải trong năm 2022.

Về chính trị, các quyết định liên quan lạm phát, chính sách thương mại đa quốc gia và lao động nhập cư sẽ có tác động lớn đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một số chuyên gia khác cũng đưa ra góc nhìn về chuỗi cung ứng toàn cầu. Ông Paul Greifenberger,  Chủ tịch khu vực châu Mỹ của nền tảng quản lý giao hàng thông minh FarEye (Ấn Độ), cho rằng nhu cầu giao hàng tận nhà sẽ vượt quá khả năng cung cấp của ngành vì chi tiêu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với hàng hóa vật chất. Các doanh nghiệp tận dụng được công nghệ và tài xế sẽ thành công trong bối cảnh này.

4 chữ P quyết định tương lai chuỗi cung ứng hàng hóa năm 2022 - Ảnh 2.

Các nhà bán lẻ lớn sẽ đặt hàng với khối lượng khổng lồ trong năm 2022. Ảnh: Global Trader Mag


Scott Gravelle - người sáng lập kiêm chủ tịch công ty chuyên về hệ thống quản lý hàng tồn kho Attabotics (Canada), cho rằng do sợ không có đủ hàng dự trữ, các nhà bán lẻ lớn sẽ đặt hàng với số lượng khổng lồ, gây căng thẳng cho các nhà sản xuất. Các động thái trên dẫn đến việc nhà sản xuất sẽ tập trung đáp ứng nhu cầu hàng dự trữ mà bỏ qua chuyện đa dạng sản phẩm cho người tiêu dùng. Hậu quả là thị trường sẽ dư những mặt hàng mà người tiêu dùng không mong muốn và làm hạn chế sự lựa chọn của khách hàng.

Lindsey Gray, đối tác của công ty đầu tư mạo hiểm Two Sigma Ventures, đánh giá các doanh nghiệp sẽ đầu tư vào chuỗi cung ứng và hậu cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của lĩnh vực này.

Mike Edgett, Giám đốc tiếp thị sản phẩm tại Công ty dịch vụ kế toán, thanh toán Sage (Singapore), chia sẻ trong thời gian sắp tới, các doanh nghiệp sẽ tìm cách nâng cấp và áp dụng các giải pháp công nghệ mới nhất để quản lý chuỗi cung ứng để thích nghi với điều kiện mới.

Jonathan Eaton, nhân sự cấp cao của công ty kiểm toán và tư vấn Grant Thornton, đưa ra một số lời khuyên đối với doanh nghiệp trong việc thích nghi với chuỗi cung ứng trong thời gian tới.

Ông Eaton nhấn mạnh doanh nghiệp cần hiệu chỉnh lại chiến lược chuỗi cung ứng và tập trung vào sự ổn định, tối ưu hóa mạng lưới dựa trên chiến lược và nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, các công ty cần đẩy nhanh đầu tư vào các kỹ thuật số và tự động hóa.

Tin mới

Shop Hà Nội bán hàng online trốn thuế đang bán những gì mà doanh thu hơn 800 tỷ?
3 giờ trước
Trang fanpage trông không có gì hoành tráng hơn những shop bán hàng khác, mọi thứ chỉ vỡ lẽ khi bị điều tra.
Những kẽ hở tạo ‘thiên đường lợi nhuận’ cho hàng giả, hàng nhái
3 giờ trước
Theo cơ quan chức năng, việc xử lý hàng giả hàng nhái bị thu giữ còn khó khăn hơn cả công tác bắt giữ. Các thủ tục pháp lý rườm rà, giám định tốn kém và kéo dài, trong khi chế tài lại quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Chính điều này tạo ra một “thiên đường lợi nhuận” cho hàng giả.
Xuất khẩu rau quả trở lại "đường đua"
4 giờ trước
Dù xuất khẩu rau quả ghi nhận tín hiệu khả quan song thực tế nhiều sản phẩm vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính
7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
4 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
4 giờ trước
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như hiện hành, áp dụng cho đến hết năm 2026.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.605.268 VNĐ / tấn

162.70 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.369.724 VNĐ / tấn

16.26 UScents / lb

1.81 %

- 0.30

Cacao

COCOA

211.090.317 VNĐ / tấn

8,076.00 USD / mt

3.58 %

- 300.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

167.053.076 VNĐ / tấn

289.90 UScents / lb

1.42 %

+ 4.05

Gạo

RICE

14.961 VNĐ / tấn

12.58 USD / CWT

1.68 %

- 0.22

Đậu nành

SOYBEANS

9.746.201 VNĐ / tấn

1,014.80 UScents / bu

0.23 %

+ 2.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.247.490 VNĐ / tấn

286.25 USD / ust

0.33 %

+ 0.95

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vượt Thái Lan, Việt Nam sẽ có mặt hàng xuất khẩu top 2 thế giới, chinh phục hơn 150 quốc gia
4 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam đang chinh phục hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thị thơm vào mùa, chị em lùng mua cả cành về chưng nhà
5 giờ trước
Thú chơi cành thị cắm bình đang được chị em rất ưa chuộng, săn đón, sẵn sàng xuống tiền mua về trang trí nhà.
Loại quả của Việt Nam khiến người Trung Quốc siêu mê: diện tích trồng hơn 110.000 ha, đến cựu Đại sứ Hoa Kỳ cũng phải xuýt xoa khen 'ngon nhất thế giới'
10 giờ trước
Tại Trung Quốc, loại quả này của Việt Nam rất nổi tiếng vì chất lượng thơm ngon và giá cả hợp lý.
Một 'mỏ vàng dưới lòng đất' của Việt Nam khiến Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu: Thu về gần 700 triệu kể từ đầu năm, nước ta cạnh tranh với Thái Lan ngôi vương của thế giới
1 ngày trước
Không phải sầu riêng, đây là mặt hàng mà Thái Lan và Việt Nam đang cạnh tranh gay gắt tại thị trường Trung Quốc.