4 yếu tố nâng đỡ chứng khoán Việt Nam năm 2023

17/01/2023 13:45
Trong năm 2023, BSC cho rằng một số yếu tố thuận lợi có thể tác động đến TTCK.

Thời điểm cuối 2021, nền kinh tế Việt Nam suy yếu bước ra khỏi dịch bệnh thì các nền kinh tế chủ chốt thế giới tăng trưởng tốt. Sang đến năm 2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt thì các nền kinh tế chủ chốt lại suy yếu. Điều này nhắc nhở về quan điểm thận trọng cả về TTCK và nền kinh tế là cần thiết trong năm 2023.

Trong báo cáo chiến lược 2023 mới công bố, Chứng khoán BSC nhận định kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2023 đối diện với nhiều thách thức khi suy thoái kinh tế nhiều khả năng sẽ xảy ra ở các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, châu Âu, căng thẳng địa chính trị và các biện pháp trừng phạt/đáp trả giữa các quốc gia vẫn còn tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là quốc gia được nhiều tổ chức uy tín nhận định là điểm đến đầu tư lý tưởng với mức tăng trưởng tốt, mặt khác với sự quyết tâm của Chính phủ trong việc thực thi các chính sách, giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho thị trường – đặc biệt là việc sửa đổi Nghị định 65, bên cạnh áp lực về điều hành tỷ giá, lãi suất của NHNN phần nào đã được giảm bớt vào cuối năm sẽ là những yếu tố nâng đỡ, tạo đà trong năm 2023.

Những yếu tố tác động đến TTCK năm 2023

BSC cho rằng một số yếu tố thuận lợi có thể tác động đến TTCK.

Thứ nhất, kinh tế vĩ mô trong nước ổn định, các động lực tăng trưởng định hình sau dịch, dư địa chính sách tài khoá còn lớn hỗ trợ đà tăng trưởng quanh mức sản lượng tiềm năng trong của các năm trước dịch.

Thứ hai, Chính phủ tập trung tháo gỡ các nút thắt trên thị trường tiền tệ, thị trường trái phiếu khơi thông dòng vốn mang lại sự ổn định cho cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và TTCK nói chung.

Thứ ba, mặt bằng định giá của TTCK Việt Nam vẫn ở vùng giá thấp trong nhiều năm.

Thứ tư, nhà đầu tư nước ngoài quay lại mua ròng rõ rệt trong tháng 11 và 12 năm 2022 và có thể còn duy trì trạng thái mua ròng năm 2023 là tiền đề kéo dòng vốn nội quay trở lại thị trường.

Ngoài những yếu tố thuận lợi kể trên, BSC cho rằng rủi ro không chỉ đến từ bên ngoài mà cả nội tại của nền kinh tế và lưu ý ở một yếu tố. Về quốc tế, NHTW duy trì mức lãi suất cao ảnh hưởng đến đà tăng trưởng kinh tế và khả năng suy thoái với lạm phát cao. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị và biến động của giá hàng hóa.

Yếu tố rủi ro trong nước là môi trường lãi suất cao, hoạt động xuất khẩu thu hẹp, tình trạng thất nghiệp có nguy cơ gia tăng và lạm phát kỳ vọng cao và các thị trường đầu tư đạt đỉnh và cần thời gian dài để ổn định.

Kết luận, BSC đánh giá các yếu tố tác động đến triển vọng TTCK 2023 trên cơ sở xem xét các khía cạnh: (1) Môi trường kinh tế và triển vọng kinh tế vĩ mô, (2) Nội tại thị trường, bao gồm định giá cổ phiếu thấp, nỗ lực nâng hạng TTCK, nhà đầu tư cá nhân tăng cả chất và số lượng và lộ trình cổ phần hoá, thoái vốn (3) Các dòng vốn gồm sự kiện Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, xu hướng tích luỹ đầu tư gia tăng, tỷ giá USD/VND duy trì ổn định, (4) Triển vọng kinh tế thế giới và (5) Các vấn đề khác.

VN-Index đạt 1.300 điểm trong kịch bản tích cực

BSC dự báo LNST của các cổ phiếu từng ngành đóng góp thị trường theo tỷ trọng dự kiến năm 2023. Các cổ phiếu BSC dự báo tăng trưởng gồm 61 cổ phiếu chiếm 65% lợi nhuận thị trường. Các công ty chiếm 35% lợi nhuận thị trường còn lại để mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế bình quân ngành. Tổng lợi nhuận sau thuế kịch bản tích cực tăng 4%, tiêu cực -2%, mức pha loãng 5,6% (tương đương giai đoạn 2020).

4 yếu tố nâng đỡ chứng khoán Việt Nam năm 2023 - Ảnh 1.

Thanh khoản bình quân 3 sàn, với kịch bản 1 là 680 triệu USD/phiên (-22,7%) và kịch bản 2 là 800 triệu USD/phiên (-10%) khi thị trường qua vùng đỉnh, các dòng tiền bị phân tán sang các kênh an toàn trong môi trường lãi suất cao. Cùng với đó số tài khoản mở mới tăng lần lượt 14% và 17,5 % cho 2 kịch bản. Vốn hóa thị trường tăng tương ứng 4% và 11%.

Khối ngoại bán ròng 200 triệu USD với kịch bản 1 và mua ròng 700 triệu USD với kịch bản 2 từ kỳ vọng đảo chiều dòng vốn ngoại nhờ hoạt động đẩy mạnh mua ròng từ khối ETFs, Pnotes từ tháng 11/2022 kéo sang năm 2023. Thương vụ M&A từ khối ngân hàng niêm yết và các công ty lớn.

4 yếu tố nâng đỡ chứng khoán Việt Nam năm 2023 - Ảnh 2.

BSC sử dụng phương pháp dự báo EPS, P/E và xem xét tính phù hợp theo phương pháp cổ phiếu trọng số lớn để dự báo VN-Index. VN-Index được dự báo kịch bản 1 đạt 1.028 điểm, kịch bản 2 đạt 1.300 điểm.

Tin mới

ADAS bùng nổ thành tiêu chuẩn mới tại Việt Nam: Từ xe phổ thông hơn 500 triệu đến xe sang, siêu sang chạy đua công nghệ an toàn
9 giờ trước
Từng là gói công nghệ thường xuất hiện trên các dòng xe tiền tỷ phổ biến, ADAS giờ đây đã được phổ cập tới nhiều phân khúc xe giá rẻ hơn. Thậm chí, các dòng xe sang trước đây không có ADAS nay cũng chạy đua công nghệ.
Tôi đã bỏ iPhone để dùng mẫu điện thoại "cục gạch" có giá tận 20 triệu này: Cảm giác thật khó tả
10 giờ trước
Light Phone 3 có vẻ ngoài cao cấp, có một chút giống Blackberry, một chút cảm giác giống iPhone.
"Át chủ bài" 125cc của Honda được nâng cấp: Trang bị ăn đứt SH Mode - đẹp, rẻ lại siêu tiết kiệm xăng
10 giờ trước
Mẫu xe này được trang bị công nghệ tiên tiến và tính năng thân thiện với người dùng.
Chiếc điện thoại gập đầu tiên trên thế giới cẩn đá năng lượng phong thuỷ vừa về Việt Nam
10 giờ trước
Đại gia Việt Nam nào sẽ sở hữu chiếc điện thoại nắp gập độc đáo này?
Chiếc iPhone từng khiến thị trường bùng nổ nay giảm kỷ lục hơn 12 triệu đồng
10 giờ trước
Chiếc iPhone này đang bước vào đợt giảm giá lớn nhất kể từ đầu năm.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.