5 biểu đồ cho thấy Covid-19 đã khiến ngành du lịch trên toàn cầu chao đảo như thế nào

06/05/2020 15:17
Từ việc đình chỉ các chuyến bay cho đến đóng cửa biên giới, biện pháp phong toả được áp dụng trên quy mô lớn đã khiến các quốc gia mất tới hàng tỷ USD doanh thu đến từ hoạt động du lịch, các hãng hàng không cạn kiệt tiền mặt và hàng triệu người mất việc làm.

Từ đầu năm đến nay, đại dịch Covid-19 đã "phá hỏng" kế hoạch du lịch, di chuyển của người dân trên toàn thế giới, khi các lệnh hạn chế và phong toả được áp dụng, gây ảnh hưởng đến mùa du lịch cao điểm. 

Nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc không cho phép người dân bước ra khỏi biên giới, theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) công bố hồi tuần trước. UNWTO cho biết: "Chưa bao giờ trong lịch sử, hoạt động du lịch quốc gia lại bị hạn chế theo hướng cực đoan đến vậy."

Từ việc đình chỉ các chuyến bay cho đến đóng cửa biên giới, biện pháp phong toả được áp dụng trên quy mô lớn đã khiến các quốc gia mất tới hàng tỷ USD doanh thu đến từ hoạt động du lịch, các hãng hàng không cạn kiệt tiền mặt và hàng triệu người mất việc làm. Do đó, du lịch và lữ hành trở thành một trong những ngành bị tàn phá nặng nề nhất bởi Covid-19.

Dưới đây là 5 biểu đồ cho thấy tác động của đại dịch đối với ngành du lịch:

Các biện pháp hạn chế đi lại

5 biểu đồ cho thấy Covid-19 đã khiến ngành du lịch trên toàn cầu chao đảo như thế nào - Ảnh 1.

Theo báo cáo của UNWTO, việc hạn chế đi lại được thực hiện trên khắp thế giới đã trở nên nghiêm ngặt hơn khi ngày càng có nhiều ca nhiễm Covid-19. Trong tổng cộng 217 điểm đến, có 4 "kiểu" hạn chế khác nhau:

• 97 điểm đến (tương đương 45%) đóng cửa biên giới hoàn toàn hoặc một phần

• 65 quốc gia và vùng lãnh thổ (30%) đình chỉ hoàn toàn hoặc một số chuyến bay

• 39 địa điểm (18%) đóng cửa biên giới đối với 1 số nhóm địa điểm cụ thể

• 16 quốc gia và vùng lãnh thổ (7%) áp dụng các biện pháp khác nhau yêu cầu khách nước ngoài đến phải cách ly

Cơ quan này cho biết, kể từ ngày 20/4, không có địa điểm nào trong số trên dỡ bỏ các biện pháp hạn chế.

Cắt giảm các chuyến bay thương mại

5 biểu đồ cho thấy Covid-19 đã khiến ngành du lịch trên toàn cầu chao đảo như thế nào - Ảnh 2.

Một trong những ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế di chuyển là số lượng các chuyến bay thương mại bị cắt giảm. Theo số liệu của Flightradar24, trung bình mỗi ngày, số lượng chuyến bay giảm từ hơn 100.000 hồi tháng 1 và tháng 2 xuống còn khoảng 78.500 trong tháng 3 và 29.400 vào tháng 4.

Tình trạng này đã khiến các hãng hàng không phải cho máy bay ngừng hoạt động hoàn toàn, và gặp nhiều khó khăn về tài chính. Theo đó, một số chính phủ đã đưa ra những gói cứu trợ để giúp các hãng bay vượt qua khủng hoảng:

• Bộ Tài chính Mỹ đã đạt được thoả thuận với các hãng hàng không bao gồm American, Delta và United về gói trợ cấp hàng tỷ USD của chính phủ

• Chính phủ Pháp và Hà Lan cho biết sẽ hỗ trợ tới 11 tỷ euro (12,03 tỷ USD) cho AirFrance-KLM

• Trong khi đó, chính phủ Singapore đang hợp tác với khu vực tư nhân để cung cấp tới 19 tỷ SGD (13,42 tỷ USD) hỗ trợ hãng hàng không lớn nhất nước này – Singapore Airlines

Doanh thu của các hãng bay dự kiến sẽ lao dốc thê thảm

5 biểu đồ cho thấy Covid-19 đã khiến ngành du lịch trên toàn cầu chao đảo như thế nào - Ảnh 3.

Tuy nhiên, doanh thu hành khách (pasenger revenue) của các hãng hàng không dự kiến vẫn giảm tới 314 tỷ USD trong năm 2020, tương đương mức giảm 55% so với năm 2019, theo IATA.

Hơn nữa, Brendan Sobie – nhà phân tích độc lập tại công ty tư vấn Sobie Aviation, cho biết ngành hàng không sẽ phải mất nhiều năm để hồi phục hoàn toàn. Ông nhận định: "Đà hồi phục sẽ diễn ra rất chậm, và đặc biệt là ngành du lịch quốc tế sẽ mất cả một quãng đường dài."


Doanh số của các khách sạn rớt mạnh

5 biểu đồ cho thấy Covid-19 đã khiến ngành du lịch trên toàn cầu chao đảo như thế nào - Ảnh 4.

Ngoài các hãng khàng không, ngành kinh doanh khách sạn cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ quy định hạn chế đi lại. Theo số liệu của công ty phân tích theo dõi lĩnh vực khách sạn STR, doanh số khách sạn ở tất cả các khu vực đã giảm trong tháng 3. Trong khi đó, một loạt chuỗi khách sạn lớn cũng tuyên bố sa thải nhân viên và cắt giảm lương, trong đó có Marriott và Hilton.

Các công ty khác trong ngành, chẳng hạn như nền tảng cung cấp dịch vụ trực tuyến Expedia Group, hồi tháng 2 đã thông báo cắt giảm 3.000 việc làm. Trang web đặt phòng khách sạn Booking.com, có hơn 27.000 nhân viên, cho biết hoạt động của họ đang bị "đóng băng".


Hàng triệu người mất việc

5 biểu đồ cho thấy Covid-19 đã khiến ngành du lịch trên toàn cầu chao đảo như thế nào - Ảnh 5.

Theo Hội đồng Du lịch Thế giới (WTTC), ngành du lịch đóng góp khoảng 10,3% GDP và tạo ra khoảng 1/4 số việc làm mới trên toàn thế giới trong 5 năm qua. Tuy nhiên, việc hoạt động du lịch trên toàn cầu bị dừng đột ngột đã khiến hơn 100 triệu việc làm bị mất trong năm nay. Theo đó, doanh thu của ngành này sẽ giảm tới 2,7 nghìn tỷ USD trong năm 2020.

Gloria Guevara – chủ tịch và giám đốc điều hành của hiệp hội cho biết: "Đây là sự thay đổi đáng kinh ngạc và đáng lo ngại diễn ra chỉ trong thời gian ngắn. Toàn bộ hoạt động du lịch đang bị đại dịch ‘xoá sổ’." 

Tham khảo CNBC

5 biểu đồ cho thấy Covid-19 đã khiến ngành du lịch trên toàn cầu chao đảo như thế nào - Ảnh 7.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
6 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.