7 dự án trọng điểm về hạ tầng được kêu gọi đầu tư nước ngoài tại TP.HCM

19/01/2021 12:36
Trong giai đoạn 2021 - 2025, UBND TP.HCM đề xuất Bộ KH&ĐT đưa 7 dự án trọng điểm về hạ tầng vào danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài. Trong đó, 4/7 dự án là các tuyến metro; 2/7 dự án liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm...

UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) về kết quả thực hiện danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2020 trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2025, UBND TP.HCM đề xuất Bộ KH&ĐT đưa 7 dự án trọng điểm về hạ tầng vào danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài. Trong đó, 4/7 dự án TP.HCM đề xuất là các dự án đường sắt đô thị (metro), gồm: Tuyến số 2 (giai đoạn 2), tuyến số 3a, tuyến số 4 và tuyến số 5 (giai đoạn 1).

Có 2/7 dự án liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm, gồm: Trung tâm tài chính; Khu phức hợp Trung tâm Hội nghị triển lãm, Khách sạn và Thương mại dịch vụ tại Khu chức năng số 1. Dự án còn lại là Khu Liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc (cùng thuộc TP. Thủ Đức).

7 dự án trọng điểm về hạ tầng được kêu gọi đầu tư nước ngoài tại TP.HCM - Ảnh 1.
Một góc trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 11 dự án thuộc danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2020, gồm: Dự án xây dựng nhà ga hành khách xe buýt tại Chợ Lớn hiện hữu; 3 dự án đường trên cao tuyến số 1, 2, 3; 2 tuyến tàu điện 1 ray (monorail) số 2 và số 3; tuyến xe điện mặt đất số 1; tuyến metro số 6; Khu xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại Tây Bắc Củ Chi (huyện Củ Chi); Khu Đô thị Đại học quốc tế (huyện Hóc Môn) và các bệnh viện trong cụm Y tế Tân Kiên (huyện Bình Chánh).

"Đến nay có 10/11 dự án trong danh mục vẫn chưa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, nghiên cứu tham gia đầu tư. Chỉ có 1 dự án duy nhất là Khu Đô thị Đại học Quốc tế (huyện Hóc Môn) đã có nhà đầu tư nước ngoài (Công ty Berjaya Leisure Cayman Ltd) tham gia thực hiện. Dự án này đang triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng", UBND TP.HCM thông tin.

Theo UBND TP.HCM, các dự án mời gọi đầu tư nước ngoài hầu hết là các dự án giao thông, metro đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hạ tầng giao thông công cộng của TP.HCM. Tuy nhiên, các dự án này chỉ phát huy hiệu quả khi được đầu tư và phát triển đồng bộ.

Đối với giai đoạn 2016 - 2020, việc triển khai đầu tư tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai do nhiều nguyên nhân. TP.HCM đã tiếp xúc và làm việc với nhiều nhà đầu tư tìm hiểu cơ hội hợp tác trong việc phát triển các dự án giao thông, metro trong thời gian qua, song vẫn chưa đạt được kết quả do các nhà đầu tư vẫn chưa nhìn thấy hiệu quả khi đầu tư dự án ở thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, UBND TP.HCM còn cho rằng các dự án giao thông, metro có quy mô và vốn đầu tư lớn. Đặc biệt, chi phí liên quan việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đòi hỏi phải có các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính và năng lực phù hợp.

"Hiện nguồn vốn vay ODA cho đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị ngày càng được thắt chặt, trong khi đó, quy định pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) áp dụng cho dự án giao thông, đường sắt đô thị vẫn còn nhiều bất cập, còn tồn tại các nội dung chồng chéo, vướng mắc giữa Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư với các Luật khác như Luật Đất đai, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Do đó, việc tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực phù hợp gặp không ít khó khăn trong thời gian qua", UBND TP.HCM cho hay.

Đối với dự án Khu xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại Tây Bắc Củ Chi (huyện Củ Chi) và các bệnh viện trong Cụm Y tế Tân Kiên, UBND TP.HCM cho biết trong giai đoạn 2016 - 2020, do sự cần thiết và tính chất cấp bách, chính quyền TP.HCM đã bỏ vốn ngân sách thực hiện các công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chuẩn bị đầu tư. Trong thời gian tới, TP.HCM sẽ tiếp tục mời gọi đầu tư các dự án nêu trên thông qua các hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu chọn nhà đầu tư đảm bảo phù hợp theo quy định.

Tin mới

Giá Kia Sorento lần đầu giảm dưới mốc 900 triệu tại đại lý: Rẻ nhất phân khúc, ngang CX-5 bản tầm trung, dọn kho chờ bản mới sắp ra mắt
1 phút trước
Kia Sorento sản xuất 2025 đang được các đại lý áp dụng ưu đãi 10-80 triệu đồng, giá khởi điểm mới 899 triệu đồng.
GAC MOTOR Việt Nam triển khai loạt chương trình ưu đãi hè T5/2025
54 phút trước
Tháng 5/2025, GAC MOTOR Việt Nam cùng hệ thống đại lý trên toàn quốc triển khai loạt chương trình khuyến mại đặc biệt cho các khách hàng ký hợp đồng sở hữu các dòng xe All-New M6 Pro, All-New M8, All-New GS8 với nhiều công nghệ độc đáo, an toàn, nâng tầm tiện nghi.
Không phải Thái Lan, một loại sầu riêng của láng giềng Việt Nam đang được săn đón: Được đại sứ Trung Quốc khen ngợi ‘ngon nhất thế giới’
25 phút trước
Trung Quốc đang săn lùng giống sầu riêng Au Khak của láng giềng Việt Nam.
Mỹ phát hiện kho báu cả thế giới khao khát, hàng triệu tấn nằm sâu trong một mỏ than cũ: Chìa khóa cho cuộc đua năng lượng với Trung Quốc
12 giờ trước
Kho báu Mỹ vừa phát hiện có giá trị lên tới 37 tỷ USD.
Giá bạc hôm nay 15/5: đồng loạt lao dốc sau tín hiệu tích cực từ thuế quan Mỹ-Trung
13 giờ trước
Giá bạc trong nước và thế giới giảm mạnh sau khi Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý tạm ngừng áp thuế trong 90 ngày.

Tin cùng chuyên mục

Mazda3 2020 rao bán gần 600 triệu: Gần đắt nhất thị trường, khó “đụng hàng”, chỉ có 40 chiếc toàn Việt Nam
14 giờ trước
Chiếc Mazda3 đời 2020 sở hữu nhiều chi tiết độc quyền, chỉ có ở trên bản kỷ niệm 100 năm này.
Lada của Nga có 'vua' doanh số 8 năm liên tiếp, bán 200.000 xe/năm: Đã đến Việt Nam, Vios, Accent lo sợ?
15 giờ trước
Vua doanh số Lada của nước Nga sẽ cạnh trạnh thế nào với xe 'quốc dân' tại Việt Nam?
Mẫu tai nghe "cục gạch" độc đáo nhất Việt Nam: Có công nghệ xuyên âm, khử tiếng ồn chủ động
17 giờ trước
Đây cũng là mẫu tai nghe gắn liền với ban nhạc Rock nổi tiếng nhất Việt Nam.
'Ai cũng vội vã': Nhà máy Trung Quốc chạy hết công suất trở lại, đua xuất hàng sang Mỹ sau thoả thuận tạm thời
1 ngày trước
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang tận dụng thời gian tạm dừng trong cuộc chiến thương mại để xuất khẩu càng nhiều lô hàng càng tốt - và chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra.