8 nhiệm vụ then chốt để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030

05/12/2020 11:24
Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về “Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030”, trong đó nhấn mạnh 8 nhiệm vụ, giải pháp cơ bản.

Kế hoạch nêu rõ, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà nước được giao, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Kết luận số 81-KL/TW; trong đó tập trung một số nhiệm vụ chủ yếu.

8 nhiệm vụ then chốt để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 - Ảnh 1.

Thứ hai, tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất, gắn với chế biến, tiêu thụ lương thực, thực phẩm theo hướng tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất tập trung, quy mô lớn, quản lý chặt chẽ theo chuỗi giá trị nông sản. Giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, thường xuyên đánh giá nhu cầu lương thực, thực phẩm cả trong nước và trên thế giới để có định hướng, chiến lược phù hợp. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Thương hiệu gạo Việt Nam và Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo; tổ chức sản xuất lúa gạo theo vùng chuyên canh, phát triển các vùng trọng điểm lúa gạo ổn định ở các địa bàn có lợi thế sản xuất tập trung để đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ.

Thứ ba, nâng cao khả năng và quyền tiếp cận của người dân đối với lương thực, thực phẩm an toàn, đảm bảo dinh dưỡng. Nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, trọng tâm là: Hệ thống giao thông, nhằm phát triển dịch vụ vận tải và logistics, bảo đảm an toàn, nhanh chóng, tiện nghi, hiện đại, thân thiện với môi trường; các công trình thủy lợi đa mục tiêu, hệ thống kho dự trữ quốc gia và hạ tầng phòng chống thiên tai đồng bộ, hiện đại phục vụ sản xuất, kinh doanh, dự trữ lương thực, thực phẩm. Tiếp tục phát triển hệ thống lưu thông lương thực, thực phẩm tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả năng tiếp cận trong mọi tình huống. Phát triển hệ thống thông tin an ninh lương thực, dự báo về sản xuất, tiêu thụ lương thực, thực phẩm để khi cần thiết có giải pháp phân phối, hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đất đai, đầu tư, tài chính, tín dụng, thương mại hỗ trợ thỏa đáng cho nông dân, địa phương và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo; ưu tiên hỗ trợ phát triển hộ trồng lúa thành hộ sản xuất chuyên nghiệp, hợp tác, liên kết với hợp tác xã, doanh nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ. Xây dựng cơ chế phối hợp, quản lý điều hành hoạt động dự trữ lưu thông và dự trữ quốc gia, đáp ứng yêu cầu lương thực, thực phẩm trong trường hợp khẩn cấp. Hoàn thiện cơ chế điều hành xuất, nhập khẩu lương thực, thực phẩm linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ cao, thông minh. Mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với truy xuất nguồn gốc, giám sát an toàn thực phẩm. Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi, quy trình sản xuất tiên tiến nhằm tăng năng suất, chất lượng, chống chịu dịch bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ sáu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh lương thực. Hoàn thiện hệ thống và mối liên hệ về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong các cơ quan quản lý về an ninh lương thực. Tăng cường hệ thống thú y, bảo vệ thực vật, an ninh lương thực đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ cây trồng, vật nuôi, thủy sản trước tình hình diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp.

Thứ bảy, quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên đất, nước; chấm dứt tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp. Gắn kết chặt chẽ giữa đảm bảo an ninh lương thực với quy hoạch phát triển cả nước, các vùng, địa phương và với quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt đất trồng lúa. Bảo tồn quốc gia về nguồn gen quý cây trồng, vật nuôi. Áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động nông nghiệp phát sinh chất thải, nước thải, khí thải và các chất gây ô nhiễm môi trường khác. Sử dụng hợp lý phân bón hóa học, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật nhằm bảo vệ môi trường đất và nước ngầm.

Thứ tám, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh lương thực. Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt đối với các lĩnh vực mang tính khu vực và toàn cầu, xuyên quốc gia để nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng giá trị xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Tháo gỡ rào cản kỹ thuật, phát triển thị trường xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Hài hòa hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn với khu vực và quốc tế trong lĩnh vực an ninh lương thực.

Tin mới

Nhận tin tố cáo 'hét giá' tiền triệu cho 2 gói kẹo, cảnh sát phát hiện đường dây hàng giả quy mô hàng tỷ đồng tại cửa hàng lưu niệm, hàng chục nghìn sản phẩm bị thu giữ
9 giờ trước
Những khách du lịch bị tính phí 'cắt cổ' cho 2 gói kẹo đã giúp cảnh sát phát hiện đường dây hàng giả lớn nhất từ trước tới nay.
Ở Việt Nam có chiếc ô tô nằm im cũng 'đẻ' ra tiền
11 giờ trước
Chiếc ô tô này đang ở TP.HCM, rất ít khi ra đường.
Xe ga "Made in Vietnam" vừa về đại lý đã giảm sâu: Thấp nhất 22,5 triệu đồng, tiết kiệm xăng ấn tượng 1,8L/100km
11 giờ trước
Mẫu xe ga này gây ấn tượng với thiết kế lai giữa Honda Vision - SH cùng giá bán hấp dẫn.
Công nghệ cao vào cuộc - Đây là 'tuyệt chiêu' giúp Thái Lan chiếm trọn 60% thị phần sầu riêng tại Trung Quốc, dự báo bội thu đơn hàng năm 2025
13 giờ trước
Trước nhu cầu bùng nổ từ Trung Quốc và nhiều thị trường quốc tế, nông dân trồng sầu riêng Thái Lan đang tích cực ứng dụng các giải pháp nông nghiệp thông minh nhằm cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Đạt chứng chỉ CREST cho dịch vụ Pentest, CMC Telecom trở thành thành viên CREST
13 giờ trước
Ngày 1/7/2025, tại Hà Nội, CMC Telecom nhận chứng chỉ CREST cho dịch vụ kiểm thử xâm nhập (Penetration Testing - Pentest) và trở thành thành viên chính thức của tổ chức bảo mật quốc tế CREST.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

105.288.558 VNĐ / lượng

3,337.00 USD / toz

0.32 %

+ 10.80

Bạc

SILVER

1.162.749 VNĐ / lượng

36.85 USD / toz

0.01 %

+ 0.00

Đồng

COPPER

291.821.178 VNĐ / tấn

505.80 UScents / lb

1.62 %

- 8.35

Bạch kim

PLATINUM

44.325.631 VNĐ / lượng

1,404.85 USD / toz

1.65 %

+ 22.75

Nickel

NICKEL

401.918.860 VNĐ / tấn

15,358.00 USD / mt

0.05 %

+ 8.00

Chì

LEAD

54.004.412 VNĐ / tấn

2,063.60 USD / mt

0.21 %

- 4.40

Nhôm

ALUMINUM

68.073.404 VNĐ / tấn

2,601.20 USD / mt

0.27 %

- 7.00

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

SUV Toyota bán chạy nhất thế giới: Ngang cỡ CR-V mà giá gấp đôi, đắt có 'xắt ra miếng'?
16 giờ trước
Mẫu xe bán chạy nhất thế giới có gì nổi bật để có thuyết phục khách hàng Việt xuống tiền?
Giá bạc hôm nay 3/7: tiếp tục trạng thái giằng co
1 ngày trước
Giá bạc trong nước và thế giới đều giảm trong bối cảnh bất ổn thương mại và tài chính gia tăng.
Trừng phạt bủa vây ngành thép của Nga - một quốc gia mừng thầm vì trúng lớn: 'Cứu tinh đây rồi'
1 ngày trước
Quốc gia này đang đẩy mạnh xuất khẩu thép sang Nga khi gặp khó ở một số thị trường châu Á và Đông Nam Á.
Mazda2 giảm còn 403 triệu đồng, giá thực tế thấp hơn cả Hyundai Grand i10 tiêu chuẩn
1 ngày trước
Toàn bộ xe Mazda2 được áp dụng khuyến mãi đều là xe sản xuất năm 2025.