80 triệu dân Việt đi du lịch, cơ hội tăng tốc sau đại dịch

Vốn bị đẩy lại phía sau, giờ ngành du lịch đang tập trung vào thị trường 80 triệu khách nội địa với kỳ vọng có sự tăng trưởng bứt phá về lượng khách và doanh thu trong năm 2021.

Vốn bị đẩy lại phía sau, giờ ngành du lịch đang tập trung vào thị trường 80 triệu khách nội địa với kỳ vọng có sự tăng trưởng bứt phá về lượng khách và doanh thu trong năm 2021.

 

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết, trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, du lịch nội địa bao giờ cũng xếp sau du lịch quốc tế (inbound) và du lịch nước ngoài (outbound). Năm 2019, 49 triệu lượt khách đi du lịch trong nước, nhưng doanh thu chỉ chiếm hơn 20% trong tổng thu của ngành.

Dịch bệnh bùng phát, du lịch nội địa được coi là trọng điểm để phát triển. 2020 là năm cho thấy sức bật của du lịch nội địa sau những giai đoạn khủng hoảng vì giãn cách xã hội. Sang 2021, mọi hoạt động tiếp tục tập trung vào đối tượng khách này, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng mở cửa du lịch quốc tế khi điều kiện cho phép.

Với chủ đề “Du lịch nội địa - Động lực khôi phục du lịch Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới”, Diễn đàn Du lịch nội địa toàn quốc 2021 diễn ra tại TP. Ninh Bình vào ngày 14-15/4 tới. Dự kiến, diễn đàn thu hút 400-500 đại biểu tham dự.

80 triệu dân Việt đi du lịch, cơ hội tăng tốc sau đại dịch
Ông Vũ Thế Bình: Du lịch nội địa là cứu tinh của không ít doanh nghiệp (ảnh Tuấn Nam).

Tại diễn đàn, các đại biểu sẽ cùng nhau phân tích tầm quan trọng của du lịch nội địa; trao đổi về tình hình phát triển du lịch nội địa của Việt Nam và khu vực; đặt ra vấn đề cần thiết phải phát triển du lịch nội địa; kinh nghiệm phát triển du lịch nội địa của một số địa phương và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch nội địa thời gian tới;...

“Du lịch nội địa sẽ vẫn là thị trường chính của Việt Nam trong năm 2021 và 2022. Rút kinh nghiệm từ những chương trình kích cầu năm 2020, khẩu hiệu du lịch trong giai đoạn này là trang bị kiến thức an toàn và xây dựng kế hoạch phục hồi trong giai đoạn mới”, ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho hay.

Ông Vũ Thế Bình chia sẻ, thời gian qua, Việt Nam đã có 3-4 đợt kích cầu du lịch nội địa. Nhiều người khi nói đến kích cầu du lịch là nghĩ ngay đến việc gảm giá, thậm chí là giá rẻ không tưởng. Theo ông Bình, điều này là vô lý bởi việc giảm giá chỉ có thể trong giới hạn do cần có sự hợp tác, chia sẻ giữa các doanh nghiệp, điểm đến - điều mà ở Việt Nam vẫn còn yếu và thiếu. Do đó, thời gian tới kích cầu du lịch nội địa không đặt quá nặng về vấn đề giá. Giá phù hợp, giảm giá nhưng không giảm chất lượng.

Những vấn đề trên sẽ được đưa ra tại Diễn đàn du lich toàn quốc, sự kiện tiền đề và khởi động cho chuỗi hoạt động nhằm kích cầu du lịch nội địa.

Sau diễn đàn, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2021 - sẽ diễn ra từ 5-8/5. Chủ đề hội chợ năm nay là “Bình thường mới, cơ hội mới” nhằm khẳng định ngành du lịch với tư thế chủ động, tích cực sẽ vươn lên vượt qua khó khăn để khôi phục và phát triển.

80 triệu dân Việt đi du lịch, cơ hội tăng tốc sau đại dịch
Nhiều người háo hức đi chơi, các đoàn khách đi du lịch ngày càng nhiều (ảnh Minh Mẫn)

450 đơn vị lữ hành từ 40 tỉnh, thành cả nước và 4 thị trường quốc tế là Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan dự kiến tham gia hội chợ.

VITM Hà Nội 2021 cũng được kỳ vọng mang lại doanh thu từ du lịch nội địa cao hơn cho các DN lữ hành. Năm ngoái, sau nhiều lần trì hoãn, hội chợ phải dời ngày tổ chức đến tháng 11. Do không thuận lợi nên chỉ có 250 gian hàng tham gia, chưa tới 50% so với 520 gian của năm 2019. Đó còn là bởi 1/3 DN du lịch đã ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, hơn 80% nhân lực du lịch không còn làm việc hoặc làm việc hạn chế. Đến thời điểm này, số DN đăng ký tham gia hội chợ cũng chỉ bằng một nửa so với trước.

Tuy nhiên, điểm mới của những hội chợ gần đây, ông Bình đánh giá, nếu trước chủ yếu là sân chơi của các doanh nghiệp lữ hành thì nay các khách sạn, resort, điểm du lịch,... tham gia nhiều hơn, với các hoạt động xúc tiến của địa phương, họp báo giới thiệu sản phẩm nhiều hơn. Ông Bình cho rằng đó chính là xu hướng chuyển dịch mới hướng tới du lịch nội địa nội địa trong bối cảnh hiện nay.

“VITM Hà Nội 2021 còn là cơ hội để các doanh nghiệp thỏa sức sáng tạo nhằm đưa ra những sản phẩm tốt nhất. Chúng tôi muốn lần này, các sáng kiến tập trung vào khôi phục hoạt động du lịch nội địa và lên phương án đón khách quốc tế trong bối cảnh dịch bệnh chưa chấm dứt”, ông Bình kỳ vọng.

Tại hội chợ, để đáp ứng tâm lý và nhu cầu của khách du lịch thời Covid-19, các loại hình du lịch không ngừng dịch chuyển. Năm nay, ngành du lịch sẽ ưu tiên du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm…) và du lịch Golf với sự ra đời của Câu lạc bộ du lịch MICE và các hội thảo liên quan đến hai loại hình du lịch mới này.

Ngọc Hà

Tin mới

Lòng se điếu: Đặc sản tiền triệu có phải "lòng thường được phù phép"?
10 phút trước
Lòng se điếu - món ăn đắt đỏ đang gây tranh cãi trên mạng xã hội, với nhiều nghi vấn về việc sử dụng hóa chất để "tạo hình"
Yamaha hạ giá loạt xe tay ga hot: Giảm nhiều nhất 16 triệu, xe ăn ít xăng bậc nhất Việt Nam cũng có mặt
15 phút trước
Yamaha có mẫu xe tay ga ăn xăng chỉ 1,6L/100km, ít bậc nhất tại thị trường Việt Nam.
Bộ Công an thông tin diễn biến điều tra các vụ án sữa giả, thuốc giả
57 phút trước
Theo Người phát ngôn Bộ Công an, thời gian qua, cơ quan công an điều tra, phát hiện nhiều vụ liên quan đến sữa giả, thuốc giả, trong đó có 3 vụ án chính.
Shopee bất ngờ giảm phí nhiều ngành hàng
2 giờ trước
Với nhiều ngành hàng chủ lực nằm trong nhóm ngành hàng điện tử, nhà cửa và đời sống…, Shopee duy trì mức phí cố định như cũ.
Có 2 sai lầm khi tắt điều hòa: Vừa hại máy lại còn tốn điện, điều thứ 2 ai cũng mắc phải
3 giờ trước
Việc sử dụng điều hòa theo thói quen mà không chú ý đến thiết bị không chỉ khiến máy móc nhanh hỏng mà còn khiến hóa đơn tiền điện tăng cao.

Tin cùng chuyên mục

VinFast chính thức mở bán VF 6 tại Indonesia, giá quy đổi hơn 600 triệu đồng
8 giờ trước
Mẫu SUV hạng B của VinFast dự kiến sẽ được bàn giao cho khách hàng tại Indonesia vào tháng 6 tới đây.
Nhà máy Mazda vừa nhận đầu tư gần 36.000 tỷ đồng này sẽ sản xuất thêm 2 xe điện mới, có thể xuất sang ĐNÁ sau thành công của EZ-6, EZ-60
22 giờ trước
Mazda sẽ rót vào liên doanh của mình tại Trung Quốc hơn 35.700 tỷ đồng để đẩy mạnh đội hình xe điện sau thành công của EZ-6 và EZ-60 trong 18 tháng qua.
Tràn ngập ô tô giá mềm
1 ngày trước
Do nguồn cung đang dư thừa nên các hãng xe phải điều chỉnh giá giảm đáng kể để giải phóng hàng tồn.
Trấn Thành review xe VinFast VF 3 mượt như dân chuyên nghiệp, khẳng định "không quảng cáo"
1 ngày trước
Trong video mới nhất của mình, Trấn Thành đã giới thiệu chiếc xe mới "siêu cưng" của mình là VinFast VF 3.