Ai nói nhu cầu đã đạt đỉnh - cơn khát dầu sẽ sớm đẩy giá lên 100 USD/thùng?

07/03/2023 00:02
Nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc tăng mạnh sau khi quốc gia này mở cửa trở lại. Tiêu thụ dầu toàn cầu có thể sẽ lập kỷ lục mới trong bối cảnh thế giới ra rả nói về chuyển dịch sang năng lượng xanh.
Ai nói nhu cầu đã đạt đỉnh - cơn khát dầu sẽ sớm đẩy giá lên 100 USD/thùng? - Ảnh 1.

Khi các đợt phong tỏa do đại dịch Covid-19 bao trùm thế giới vào năm 2020, Bernard Looney - CEO của BP Plc đã đưa ra một nhận xét gây sửng sốt: nhu cầu dầu mỏ có thể không bao giờ quay trở lại mức trước đại dịch. Nhưng gần đây, Looney đã nghĩ lại.

Sau khi công bố các kết hoạch cắt giảm khí thải đầy tham vọng, BP - một trong những nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới - hiện đang đổ nhiều tiền hơn vào nhiên liệu hóa thạch. Tiêu thụ dầu đang hướng đến mức kỷ lục trong năm nay, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Nguồn cung - bị ảnh hưởng bởi xung đột Nga - Ukranie, tăng trưởng sản xuất dầu đá phiến của Mỹ chậm lại và đầu tư ít ỏi vào sản xuất – không thể theo kịp.

Nhu cầu dầu sẽ bùng nổ

Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn đến từ Trung Quốc. Nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới đang ồ ạt mua dầu thô sau khi đất nước mở cửa trở lại. Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, nhu cầu tăng lên khiến nhiều tổ chức từ Goldman Sachs đến Vitol Group đều dự đoán giá dầu sẽ tăng lên mức 100 USD/thùng vào cuối năm nay.

“Nhu cầu từ Trung Quốc rất lớn”, Amin Nasser – Giám đốc điều hành của Saudi Aramco – công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới – cho biết trong một cuộc phỏng vấn ngày1/3 tại Riyadh.

Ai nói nhu cầu đã đạt đỉnh - cơn khát dầu sẽ sớm đẩy giá lên 100 USD/thùng? - Ảnh 2.

Nhu cầu dầu của Trung Quốc.

Các nhà phân tích tin rằng thị trường sẽ đối mặt tình trạng thiếu hụt vào nửa cuối năm nay.

Một “cuộc khủng hoảng” có thể xảy ra cho thấy ngay cả khi thế giới đầu tư cho các nguồn năng lượng sạch hơn, “cơn khát” dầu mỏ vẫn chưa thể nguôi ngoai. Mặc dù tình trạng khan hiếm nguồn cung đem đến lợi ích cho các nhà sản xuất dầu thô và nhà đầu tư của họ, nó lại gây khó khăn cho người tiêu dùng và phức tạp thêm nỗ lực kiềm chế lạm phát của các ngân hàng trung ướng.

“Theo quan điểm của tôi, mọi người đang đánh giá thấp nhu cầu và đánh giá quá cao sản lượng của Mỹ”, Saad Rahim – nhà kinh tế trưởng tại Trafigura Group cho biết.

Với việc Trung Quốc mở cửa trở lại, chuyên gia dự đoán mức tiêu thụ dầu của nước này đã sẵn sàng đạt kỷ lục trong năm nay. Nhu cầu hàng ngày sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 16 triệu thùng/ngày sau khi giảm vào năm 2022, theo ước tính của 11 chuyên gia tư vấn tập trung vào Trung Quốc.

Không chỉ Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang tiêu thụ nhiều dầu hơn, góp phần đẩy nhu cầu dầu toàn cầu lên mức kỷ lục 101,9 triệu thùng/ngày trong năm nay, theo IEA. Điều này có thể đẩy thị trường rơi vào tình trạng thâm hụt.

Nguồn cung bất ổn

Nhu cầu gia tăng, trong khi nguồn cung lại gặp không ít biến số. Mặc dù xuất khẩu dầu mỏ bằng đường biển của Nga vẫn ổn định vào tháng trước, những người theo dõi thị trường đã nhìn thấy những dấu hiệu gián đoạn sau khi EU và nhóm G7 cấm nhập khẩu dầu và nhiên liệu từ Nga.

Các chuyến hàng của Nga cũng bị đe dọa khi Ấn Độ - một trong những đối tác mua dầu lớn của Nga, phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các ngân hàng để chứng minh hàng hóa của họ tuân thủ mức trần 60 USD/thùng do G7 áp đặt.

Ai nói nhu cầu đã đạt đỉnh - cơn khát dầu sẽ sớm đẩy giá lên 100 USD/thùng? - Ảnh 3.

OPEC cắt giảm sản lượng vào cuối năm 2022.

Trong khi đó, OPEC không thay đổi mục tiêu họ đặt ra hồi tháng 10 năm ngoái. Bộ trưởng Năng lượng Ả rập Saudi, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết mục tiêu sẽ không thay đổi trong khoảng thời gian còn lại của năm.

Trong khi đó, Mỹ không thể đóng vai trò là “người giải cứu”. Sản lượng từ các lưu vực đá phiến của Mỹ đang tăng với tốc độ chậm hơn khi các nhà sản xuất không còn khu vực để khoan. Theo công ty nghiên cứu Anverus, sản lượng dầu của Mỹ đã giảm khi đại dịch bắt đầu và vẫn thấp hơn 800.000 thùng/ngày so với mức kỷ lục 13,1 triệu thùng/ngày đạt được năm 2020. Năm nay, mức tăng trưởng có thể đạt 560.000 thùng/ngày.

CEO của Chevron Corp là Mike Wirth nói với Bloomberg rằng năng lực sản xuất dự phòng toàn cầu đang bị hạn chế và tăng trưởng nguồn cung từ dầu đá phiến của Mỹ khó có thể bù đắp cho sự thiếu hụt nhu cầu vào cuối năm nay. “Khi bước vào nửa cuối năm, rủi ro tăng giá cũng sẽ tăng lên”, ông nói.

Mặc dù vậy, vẫn có một vài biến số với nhu cầu dầu. Lạm phát, suy thoái kinh tế có thể khiến đà tăng nhu cầu - cũng như đà tăng giá giảm lại. Bank of America cho biết rủi ro tăng giá sẽ ít đi khi dòng chảy dầu từ Nga mạnh mê.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích đồng thuận với quan điểm giá dầu thô sẽ tăng trong nửa cuối năm nay, thậm chí quay trở lại mức 3 con số (100 USD/thùng trở lên). Jeff Currie, đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa của Goldman nói rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ làm giảm năng lực sản xuất dự phòng toàn cầu, đẩy giá dầu lên 100 USD/thùng trong quý IV do hàng tồn giảm.

“Khi Trung Quốc quay trở lại, năng lực sản xuất dự phòng sẽ không còn. Tôi tự tin rằng chúng ta sẽ chứng kiến một đợt tăng giá khác trong 12-18 tháng tới”, Jeff nói.

Nguồn: Bloomberg

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
2 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
2 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
2 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
4 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.560.357 VNĐ / tấn

393.57 UScents / lb

3.26 %

- 13.26

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.991.279 VNĐ / tấn

1,046.00 UScents / bu

0.56 %

+ 5.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.457.726 VNĐ / tấn

295.15 USD / ust

0.25 %

+ 0.75

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
5 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Mỹ săn nghìn tấn 'vàng xanh' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 0%, Việt Nam là ông trùm đứng thứ 5 thế giới
5 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam ở mặt hàng này.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
9 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá
Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng