“An cư, lạc nghiệp”, đề xuất thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở cho công nhân

06/12/2021 08:16
Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang đề xuất Quốc hội và Chính phủ xem xét thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở để huy động vốn đầu tư nhà ở xã hội, tránh áp lực phải cấp vốn từ ngân sách như hiện nay.

Tham gia thảo luận bàn tròn về chuyên đề "Bảo đảm an sinh xã hội và nguồn chung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế" tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 ngày 5/12, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng, muốn phục hồi thị trường lao động thì doanh nghiệp phải phục hồi và đón người lao động trở lại, đào tạo lại, bảo đảm an toàn sức khỏe, bảo đảm vaccine và chăm sóc y tế cho người lao động, nếu không họ không thể an tâm làm việc.

Trong đó, theo ông Phạm Tấn Công phải hướng đến mục tiêu “an cư, lạc nghiệp” như ông cha ta từng nói, không thể để cho người lao động ở trong những nhà trọ mấy mét vuông, điều kiện hết sức khó khăn. Rõ ràng nếu xảy ra dịch bệnh thì người lao động ở những khu vực này sẽ bỏ đi hết.

"Chúng ta hướng đến mục tiêu đến 2045 trở thành nước phát triển thì không thể chấp nhận người lao động sống như vậy", Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

Theo ông Phạm Tấn Công, nhân dịp này phải xúc tiến chương trình bảo đảm chỗ ở cho người lao động, có an cư mới an tâm, có an cư mới không xảy ra tình trạng hàng triệu người rời bỏ các địa phương như vừa rồi. Doanh nghiệp sẵn sàng làm việc này nhưng cần cơ chế, chính sách của nhà nước, các điều kiện ưu đãi để tạo dựng chỗ ở ổn định, tạo an tâm lâu dài cho người lao động. Còn lạc nghiệp là phải có một việc làm ổn định, thu nhập tốt.

Ông Phạm Tấn Công cũng lưu ý, cần cơ cấu lại tổng thể lực lượng lao động, dần bỏ lao động phổ thông, dịch chuyển sang lao động ở bậc cao hơn, đồng thời là lao động tại chỗ để tránh việc dịch chuyển lao động quá lớn như vừa qua.

Theo ông Phạm Tấn Công, bình thường mới thì cần một thể chế mới, COVID-19 tạo áp lực cho chúng ta nhưng cũng là cơ hội lịch sử, cơ hội vàng để chúng ta đột phá về thể chế.

"Để phục hồi cần gói hỗ trợ nhưng để phát triển bền vững cần thể chế. Gói thể chế này là một phần trong chương trình phục hồi bền vững. Tôi cho rằng đây mới là gói cứu trợ mà cộng đồng doanh nghiệp mong mỏi nhất", Chủ tịch VCCI nói.

Chia sẻ cùng quan điểm, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang Phạm Văn Thịnh cho rằng lao động tại các khu công nghiệp là yếu tố quan trọng tạo ra sự phát triển kinh tế của đất nước song nhìn chung họ chưa có được chỗ ở tốt, đa số ở trong các nhà trọ không bảo đảm vệ sinh, môi trường, sức khỏe.

Ông Phạm Văn Thịnh đề nghị trong chương trình phục hồi kinh tế - xã hội tới đây, Quốc hội và Chính phủ nên có thiết kế chính sách để hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khu vực đô thị và khu công nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng ký túc xá cho công nhân trong khu công nghiệp.

Cản trở lớn nhất hiện nay là thiếu nguồn vốn cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cũng như người lao động vay, hiện chỉ trông chờ vào nguồn cấp từ ngân sách nên rất khó khăn. Vì vậy, ông Thịnh đề xuất Quốc hội và Chính phủ xem xét 2 giải pháp.

Thứ nhất, tăng tỷ lệ diện tích sàn thương mại hoặc đất ở thương mại từ 20% lên 30 - 40% để dự án nhà xã hội có thêm nguồn cân đối giảm giá nhà cho người thu nhập thấp (sửa đổi Nghị định 100 năm 2015 và Nghị định 49 năm 2021) và nâng cao chất lượng công trình, hạ tầng, cộng đồng dân cư nơi có quỹ nhà ở xã hội.

Hai là, thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở để huy động nguồn vốn cho đầu tư nhà ở xã hội, tránh áp lực phải cấp vốn từ ngân sách như hiện nay và giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội quản lý, vận hành. Nguồn tiền gửi của quỹ là từ các doanh nghiệp sử dụng lao động (với yêu cầu bắt buộc) và nguồn gửi từ người lao động (có nhu cầu mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội - khuyến khích, không bắt buộc).

Một vấn đề đáng quan tâm nữa là có nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, có nhu cầu thuê, mua quỹ nhà ở xã hội hoặc xây dựng ký túc xá cho công nhân mình ở nhưng pháp luật chưa cho phép. Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang nhấn mạnh, đây là nhu cầu hết sức chính đáng và hợp lý, Quốc hội và Chính phủ cần sửa đổi Luật Nhà ở và bổ sung các chính sách để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp được thuê, mua lại hoặc tự xây ký túc xá cho công nhân.

Tin mới

Phương Nam oi bức, dừa trái, mía cây cháy hàng
7 giờ trước
Nắng nóng, oi bức kéo dài trong những ngày qua khiến nhu cầu thưởng thức trái cây và nước giải nhiệt tại TP.HCM tăng cao, giá một số loại cũng tăng gấp đôi so với ngày thường.
Phát động Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024: Thúc đẩy phát triển kinh tế số
4 giờ trước
Sáng nay 16/4/2024, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ phát động Chương trình bình chọn Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam lần thứ Bảy - Vietnam Digital Awards năm 2024 (VDA 2024).
Cập nhật giá vàng hôm nay 16/4: "Nóng" đấu thầu vàng, xuất hiện đề xuất lạ "Ngân hàng Nhà nước nên mua vàng"
4 giờ trước
Cập nhật giá vàng hôm nay: Giá vàng thế giới "lên đỉnh" kỷ lục trên 2.400 USD/ounce, trong khi đó, giá vàng trong nước có phần chững lại, thậm chí "hạ giá" trước thông tin về đấu thầu vàng của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, việc tổ chức đầu thầu vàng sau 11 năm, đang nhận được các ý kiến trái chiều.
Điểm tên những "ông lớn" bắt tay Tập đoàn Thuận An trúng thầu "khủng" tại các tỉnh thành
5 giờ trước
Để tham gia các gói thầu lớn tới nhỏ tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, Tập đoàn Thuận An của ông Nguyễn Duy Hưng đã "bắt tay" với một số nhà thầu thi công xây dựng với vai trò liên danh như Vinaconex, tập đoàn Đạt Phương, tổng công ty Trường Sơn...
Hé mở về doanh nghiệp phải nộp lại hơn 2.300 tỷ đồng để đảm bảo thi hành án cho bà Trương Mỹ Lan
5 giờ trước
Liên quan đến đại án Vạn Thịnh Phát, tòa án buộc Công ty Cổ phần địa ốc Hồng Phát phải nộp lại số tiền 2.355 tỷ đồng để đảm bảo thi hành án cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.

Tin cùng chuyên mục

Hai công trình nuôi chim yến không đúng quy hoạch vẫn tồn tại ở Long An
7 giờ trước
Sở Xây dựng Long An vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời buộc tháo dỡ hai công trình nuôi chim yến không đúng quy hoạch trên địa bàn.
Quảng Trị: Vẽ dự án “màu hồng” và đem đất được giao đi “cắm” ngân hàng
8 giờ trước
Công ty TNHH MTV Hoàng Khang đã “vẽ” ra viễn cảnh vô cùng tốt đẹp về dự án cụm công nghiệp Đông Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Thế nhưng, sau khi bị phát hiện khai thác titan trái phép vào năm 2012, dự án này dường như “bất động” và sổ đỏ do UBND tỉnh cấp cho công ty làm dự án đang bị “cắm” ở ngân hàng.
Điện mái nhà tự sản, tự tiêu: Bộ Công Thương nói phát triển không giới hạn, nhưng chỉ mua giá 0 đồng
8 giờ trước
Bộ Công Thương vừa công bố bản dự thảo lần 1 Nghị định về quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mái nhà tự sản, tự tiêu nhưng chỉ mua với giá 0 đồng.
Nhân viên nhà hàng bất ngờ, phấn khích khi Tim Cook xuất hiện
8 giờ trước
Khi nhận ra vị khách đặc biệt đặt bàn từ cách đó khá lâu là Tim Cook, CEO của Apple, cả nhân viên và quản lý của nhà hàng Madam Hiền (Hà Nội) đều bất ngờ, sửng sốt.