Bài toán cân bằng cung - cầu chưa giải, đừng mong giá dầu sớm bị 'đá' khỏi mốc 100 USD

03/03/2022 11:16
Giá dầu thô thế giới chính thức chạm mốc 100 USD/thùng trong tuần trước, đánh dấu sự trở lại của thời kỳ giá dầu đạt mốc 3 chữ số sau gần 8 năm.

Mặc dù, giá dầu thô đã có bước điều chỉnh do áp lực của sản lượng gia tăng từ Mỹ, tuy nhiên đến hiện tại, giá dầu Brent thậm chí đã vượt xa mốc 110 USD/thùng. Giá dầu tăng đã giúp chỉ số hàng hóa MXV-Index liên tục lập kỷ lục mới, đóng cửa ngày 02/03/2022 ở mức 2.903 điểm. Giá trị giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đạt 9.739 tỷ đồng, trong đó nhóm năng lượng chiếm gần 40% dòng tiền của các nhà đầu tư trong nước.

Nhiều quốc gia vẫn "khát dầu"

Lấy ví dụ như Trung Quốc, một quốc gia tiêu thụ hàng hóa và nguyên vật liệu hàng đầu thế giới, tháng 2 và 3 là thời kỳ gia tăng nhập khẩu các loại hàng hóa trên thị trường. Tương tự, đối với thị trường dầu thô, hiện đang là giai đoạn quốc gia này tăng cường mua hàng để phục vụ cho nhu cầu trong nước cũng như để bổ sung cho các kho chứa.

Bài toán cân bằng cung - cầu chưa giải, đừng mong giá dầu sớm bị đá khỏi mốc 100 USD - Ảnh 1.

Theo hãng tin Reuters, các nhà sản xuất tại Trung Quốc đã bắt đầu tăng cường mua dầu trên thị trường quốc tế kể từ đầu tháng 2. Tập đoàn dầu quốc tế Vitol cho biết, mặc dù giá dầu Brent đã tăng gần 45% lên 112,93 USD/thùng kể từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên mức giá này chưa thể làm giảm nhu cầu của quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Theo họ, tồn kho dầu mà các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc nắm giữ trong cuối năm 2021 ở mức tương đối thấp, khiến cho họ phải tìm cách bổ sung dần.

Bài toán cân bằng cung - cầu chưa giải, đừng mong giá dầu sớm bị đá khỏi mốc 100 USD - Ảnh 2.

Theo công ty nghiên cứu dữ liệu Kayrros, tổng trữ lượng dầu thô Trung Quốc nắm giữ, dựa vào các dữ liệu giám sát vệ tinh từ các bể chứa là khoảng 950 triệu thùng. Để so sánh, tồn kho dầu Mỹ tại kho dự trữ chiến lược hiện tại đang ở mức 580 triệu thùng. Tại vùng giá hiện tại, khả năng cao Trung Quốc, với vị thế là một trong các quốc gia có nền kinh tế vững mạnh hàng đầu, vẫn còn có thể tiếp tục mua vào.

Việc đảm bảo nguồn cung trong nước là một vấn đề luôn được coi trọng, đặc biệt do các "bài học" từ năm ngoái. Cuộc khủng hoảng năng lượng diễn ra trong nửa cuối năm 2021 đã khiến cho cho Trung Quốc và các quốc gia châu Âu, vốn phụ thuộc nhiều vào các nguồn cung nhập khẩu, có lúc phải sử dụng các biện pháp cắt giảm điện, cũng như một số nhà máy phải tạm thời đóng cửa do thiếu nhiên liệu. Điều gây ảnh hưởng đến cả các hoạt động sản xuất lẫn các sinh hoạt nói chung.

Nguồn cung không cải thiện đáng kể

Để cải thiện cân bằng cung - cầu trên thị trường, Mỹ và các nước đồng minh đã đồng ý giải phóng 60 triệu thùng dầu ra thị trường. Trong số đó, 30 triệu thùng sẽ đến từ các kho dự trữ chiến lược tại Mỹ, số còn lại đến từ các thành viên thuộc Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA như Đức, Anh, Italy, Hà Lan hay Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo IEA, đây là thông điệp mạnh mẽ của nhóm đến thị trường rằng sẽ không để xảy ra thiếu hụt nghiêm trọng.

Tuy nhiên, xét về mặt thực tế, với lượng dầu tiêu thụ của thế giới đang ở mức gần 100 triệu thùng dầu/ngày, con số trên chưa đủ để đáp ứng trong hiện tại, khi nguồn cung liên tiếp gặp các vấn đề về gián đoạn.

Bài toán cân bằng cung - cầu chưa giải, đừng mong giá dầu sớm bị đá khỏi mốc 100 USD - Ảnh 3.

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), các thương nhân cũng đang hạn chế mua sản phẩm dầu Urals của Nga, do các lo ngại về căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraine. Sản lượng dầu của Nga trong tháng 02/2021 rơi vào khoảng 11 triệu thùng dầu/ngày, do đó điều này đang tạo ra áp lực đến giá thị trường quốc tế.

Không những vậy, dầu thô của Kazakhstan đi qua đường ống CPC, với công suất khoảng 1,2 triệu thùng/ngày cũng đang gặp khó khăn trong việc tìm ra, do các thương nhân gặp khó khăn trong việc phân biệt xuất xứ. Theo công ty tài chính Mizuho Securities, lượng dầu giải phóng phải nhiều hơn nữa mới đủ để tạo ra phản ứng mạnh trên thị trường. Thực tế, ngay trong tối thứ Ba, sau thông báo của IEA, giá dầu vẫn tiếp tục tăng.

Ngoài ra, kết thúc cuộc họp chính sách của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh OPEC+ tối hôm qua, bất chấp các lời kêu gọi gia tăng sản lượng từ các nước tiêu thụ, nhóm vẫn chỉ duy trì mức tăng khoảng 400.000 thùng/ngày.

Như vậy, nhóm không thay đổi đường lối nào kể từ cuộc họp tháng 07/2021, bất chấp nguy cơ mất cân bằng cung - cầu tại thị trường hiện tại lớn hơn rất nhiều do rủi ro địa chính trị. Cuộc họp diễn ra trong thời gian ngắn kỷ lục chỉ khoảng 13 phút, phần nào cho thấy các thành viên trong nhóm có sự đồng thuận lớn về quyết định chung.

Trong tình hình này, khi chưa có giải pháp nào có thể giải quyết hoàn toàn rủi ro về thiếu hụt nguồn cung trên thị trường, không có nhiều khả năng cho thấy dầu sẽ rơi xuống vùng giá 100 USD/thùng. Thực tế, các tổ chức lớn như ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cũng kỳ vọng giá sẽ vượt mức 120 USD/thùng hoặc thậm chí cao hơn nữa.

https://cafef.vn/bai-toan-can-bang-cung-cau-chua-giai-dung-mong-gia-dau-som-bi-da-khoi-moc-100-usd-20220303111616636.chn

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
19 phút trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
54 phút trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
39 phút trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
9 phút trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
22 phút trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.897.255 VNĐ / tấn

17.27 UScents / lb

0.64 %

+ 0.11

Cacao

COCOA

231.718.539 VNĐ / tấn

8,914.00 USD / mt

1.96 %

+ 171.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

223.625.233 VNĐ / tấn

390.21 UScents / lb

0.85 %

- 3.36

Gạo

RICE

14.914 VNĐ / tấn

12.61 USD / CWT

1.53 %

- 0.20

Đậu nành

SOYBEANS

10.009.959 VNĐ / tấn

1,048.00 UScents / bu

0.75 %

+ 7.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.508.946 VNĐ / tấn

296.95 USD / ust

0.90 %

+ 2.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Một đặc sản của Việt Nam tự tin "tốt nhất từ trước đến nay", rộng đường "bay" khắp toàn cầu
20 phút trước
Đặc sản này của Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng.
Thay đổi trong team Quang Linh Vlogs gây tranh cãi, người khởi xướng phải làm gấp 1 việc xoa dịu?
16 giờ trước
Người được cho là khởi xướng sự thay đổi này cũng đã lên tiếng.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
18 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
19 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.