Bao giờ TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính tầm cỡ quốc tế?

19/10/2019 11:21
Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2019 vừa được tổ chức vào ngày 18/10. Chủ đề của sự kiện lần này là phát triển thành phố trở thành Trung tâm Tài chính Khu vực và Quốc tế.

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Thành Phong Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh cho biết, thị trường tài chính có vai trò quan trọng trong việc huy động các nguồn lực xã hội, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Đây còn là nhân tố cốt lõi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của hầu hết các đô thị trên thế giới, tại NewYork dịch vụ tài chính chiếm tỷ trọng 46% trong tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế, tại London (Anh) là 42%, tại Thượng Hải (Trung Quốc) là 27% và tại Singapore là 29%.

"Điều đó cho thấy, mô hình tăng trưởng của các đô thị phần lớn dựa vào thị trường tài chính và việc hình thành nên một Trung tâm tài chính quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại, là quá trình bắt buộc phải trãi qua khi trở thành thành phố toàn cầu", Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh khẳng định.

Đối với TP. HCM, ngay từ năm 2002, nhằm bắt kịp với xu thế thời đại, thành phố đã có khát vọng trở thành Trung tâm tài chính của khu vực và từng bước hội nhập toàn cầu. Do đó, ngay từ năm 2001, thị trường tài chính đã được xác định là một trong 9 ngành dịch vụ chủ yếu của thành phố và ngay từ năm 1998, Sở Giao dịch chứng khoán đã được thành lập tại thành phố.

TP. HCM hiện là địa bàn hoạt động của 48 hội sở chính các TCTD, 29 chi nhánh của ngân hàng nước ngoài, 413 chi nhánh của các TCTD, 1.616 phòng giao dịch và 25 văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài. Tính đến ngày 30/9/2019, trên địa bàn Tp HCM, huy động vốn ước đạt gần 2 triệu 400 nghìn tỷ đồng (chiếm 27,91 % tỷ trọng vốn huy động cả nước), dư nợ tín dụng đạt 2 triệu 200 nghìn tỷ đồng (chiếm 27,96 % tỷ trọng dư nợ của cả nước). 

Thành phố còn là đầu mối để dòng vốn quốc tế chảy vào Việt Nam với lượng kiều hối gửi về hàng năm ổn định ở mức 5 tỷ USD. Đến ngày 30/9/2019, kiều hối chuyển về TP. HCM ước đạt 3,3 tỷ USD. Lượng góp vốn, mua cổ phần của gần 3.300 nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Tp HCM năm 2018 cũng đạt khoảng 6 tỷ USD.

Phó Thống đốc NHNN, ông Nguyễn Kim Anh cho rằng, việc xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực và quốc tế có ý nghĩa đặc biệt to lớn, là vấn đề mang tầm vóc chiến lược của quốc gia, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Ông khuyến nghị một số điểm đối với "Đề án Phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế".

Thứ nhất, TP.HCM cần kiên định thực hiện hiệu quả cơ chế đặc thù theo tinh thần Nghị quyết 54/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM mà địa phương đã và đang thực hiện gần 2 năm qua.

Thứ hai, TP.HCM ưu tiên tập trung vào 4 đột phá chiến lược gồm: Thể chế, cơ sở hạ tầng (nhất là hạ tầng giao thông, logistics, ICT, hạ tầng thanh toán…), nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học – công nghệ.

Thứ ba, theo Phó Thống đốc, TP. HCM cần quan tâm chỉ đạo, phối hợp thực hiện hiệu quả Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 về chiến lược phát triển ngành ngân hàng và Quyết định 242/ QĐ-TTg ngày 28/2/2019 phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 202"; cũng như Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện (mà Chính phủ sẽ ban hành trong thời gian tới).

Thứ tư, thu hút các tổ chức tài chính quốc tế tới đặt trụ sở giao dịch và mở rộng hoạt động tại Việt Nam thông qua việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh tế - xã hội, đặc biệt là môi trường kinh doanh. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ để góp phần giảm chi phí giao dịch, tăng tính minh bạch, và nâng cao hiệu quả hoạt động chu chuyển vốn cũng như cung cấp các dịch vụ tài chính.

Thứ năm, tạo điều kiện thu hút lực lượng chuyên gia, nguồn nhân lực chất lượng cao (nhất là trong các lĩnh vực then chốt như tài chính – ngân hàng, ICT, giáo dục, y tế, quản lý hành chính công, giao thông, môi trường, KH-CN….) đến sinh sống, làm việc lâu dài tại TP HCM. Phấn đấu đưa Thành phố trở thành một trong những thành phố đáng sống và làm việc trong khu vực và quốc tế.  

Từ góc nhìn của chuyên gia, TS. Trần Du Lịch, Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, mặc dù mục tiêu xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế đã được xác định từ lâu, tuy nhiên đến hiện nay mọi ý tưởng vẫn đang dang dở, thậm chí vai trò còn giảm dần, xét về quy mô thị trường tài chính đối với cả nước.

Theo ông Lịch, dường như ý tưởng xây dựng Trung tâm tài chính TP.HCM theo định hướng của Bộ Chính trị đến năm 2020 ít được nhắc đến trong những năm gần đây.

Ông Lịch cho rằng, Đề án Phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế cần được làm rõ về mặt chủ trương. Xác định lại xem Đề án là sự nối tiếp công việc trước đây bị gián đoạn hay tập trung chủ yếu vào nâng vị trí vai trò của TP.HCM với một tầm nhìn mới. 

Vị chuyên gia này cho rằng TP.HCM cần đặt ra lộ trình mục tiêu từng giai đoạn để xây dựng khung trung tâm tài chính quy mô lớn. Theo đó, trong giai đoạn đầu Chính phủ cần thống nhất, xác định chủ trương Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021-2030 để triển khai các chính sách và cơ chế cụ thể.

Tin mới

Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD
8 giờ trước
Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Chuyên gia: Ngay khi mua flagship Samsung, đừng lấy thêm thứ này vì 'có vấn đề'
8 giờ trước
"Cảnh báo" này đến từ trang tin công nghệ uy tín GSM Arena.
"Không thể tin nổi": Ngay tại quê nhà, người Hàn Quốc giờ đây mê iPhone hơn cả điện thoại Samsung?
7 giờ trước
Khi ngày càng mất nhiều người dùng ở Trung Quốc vì Huawei, Apple có thể được an ủi khi iPhone đang được nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng hơn.
Trong khi nhiều công ty xe điện chật vật, một hãng điện thoại Trung Quốc vừa mở bán ô tô điện đã sắp hòa vốn để có lãi, thực hiện thành công giấc mơ dang dở của Apple
6 giờ trước
CEO Lei Jun của Xiaomi từng thừa nhận có lẽ họ sẽ phải bán lỗ xe điện để cạnh tranh, nhưng kết quả vượt ngoài mong đợi khiến hàng loạt báo cáo phân tích phải nâng dự báo biên lợi nhuận gộp cho hãng điện thoại đi làm ô tô này.
BYD Han EV sắp về Việt Nam dễ ‘hot’: Dáng như Taycan, chạy Hà Nội - Quảng Trị chỉ cần 1 lần sạc
5 giờ trước
BYD Han EV được xem là mẫu xe flagship của hãng xe đến từ Trung Quốc và đang được lên kế hoạch đưa về Việt Nam trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định
4 giờ trước
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
SHB đặt mục tiêu lợi nhuận 11.286 tỷ đồng, trả lời nhiều vấn đề "nóng" tại Đại hội cổ đông năm 2024
4 giờ trước
Chiều nay (25/4), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB - Mã: SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó bao gồm kế hoạch kinh doanh năm 2024, phương án chia cổ tức và phương án tăng vốn điều lệ.
PVcomBank lần thứ năm liên tiếp được vinh danh doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam
5 giờ trước
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) một lần nữa chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của mình khi tiếp tục ghi danh trong Bảng xếp hạng FAST500 – nơi tôn vinh 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam. Đồng thời đây cũng là lần thứ 5 liên tiếp Ngân hàng được vinh danh trong “Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc
Doanh nghiệp không nên găm giữ, đầu tư ngoại tệ
5 giờ trước
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang rất tích cực trong hoạt động điều hành tỷ giá trung tâm để chống đầu cơ tích trữ ngoại tệ. Biện pháp cuối cùng là bán ngoại tệ để cân đối nguồn cung và giá ngoại tệ. Vì thế, các doanh nghiệp các ngành nghề không nên găm giữ, đầu tư ngoại tệ, từ đó tạo áp lực lên tỷ giá.