Beton 6 liên quan ông Trịnh Thanh Huy tiếp tục sa sút, báo lỗ đột biến 323 tỷ đồng

09/07/2019 10:06
Đầu tháng 3/2017, cổ phiếu BT6 trở lại sàn UpCOM tuy nhiên nhưng thanh khoản rất thấp, giao dịch "tà tà" vùng đáy với thị giá chưa đến 2.000 đồng/cp. Tháng 8 tới đây, Beton 6 dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2019, tuy nhiên Công ty vẫn chưa công bố kế hoạch cụ thể.

Trong báo cáo tài chính vừa được công bố, Beton 6 (BT6) khép lại năm 2018 với khoản lỗ đột biến gần 323 tỷ đồng sau khi đã lỗ 139 tỷ đồng trong năm trước. Doanh thu sụt giảm 3/4 so với năm 2017, xuống còn 134 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2018, lỗ lũy kế của Beton 6 đạt 342,5 tỷ đồng. Chưa kể, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn là 312 tỷ đồng, các yếu tố này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của Công ty, ghi nhận bởi đơn vị kiểm toán.

Lưu ý về các khoản đầu tư vào công ty khác

Ngoài ra, mặc dù không đưa ra ý kiến ngoại trừ, kiểm toán có lưu ý những điểm cần nhấn mạnh bao gồm:

(1) Hiện nay Công ty không thể sử dụng hóa đơn theo Quyết định số 8824/QĐ-CT của Cục thuế tỉnh Bình Dương ngày 19/12/2018 về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng do không chấp hành thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền phạt chậm nộp số 54459/TB-CT ngày 17/11/2018 của Cục thuế tỉnh Bình Dương, Công ty sẽ tiếp tục được sử dụng các hóa đơn tương ứng với việc thanh toán các khoản nợ thuế.

(2) Trong năm Công ty đã ghi nhận khoản đầu tư vào CTCP 3D bằng việc cấn trừ công nợ phải thu từ Hợp đồng hợp tác đầu tư số 11/HDTDT/BT6-TV ngày 11/11/2014 với Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Phát triển Tân Việt và công nợ cá nhân ông Vũ Đức Lợi số tiền gần 118,5 tỷ đồng, đồng thời dự phòng 100% cho khoản đầu tư này do đánh giá không có khả năng thu hồi từ tài sản thuần hiện có của 3D.

(3) Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0314174864 ngày 28/12/2016 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp, Công ty đầu tư vào CTCP Xây dựng và Kỹ thuật H&B 200 tỷ đồng, tương đương 44,44% vốn điều lệ bằng hiện vật (tài sản) thuộc quyền sở hữu của Công ty với giá trị còn lại của tài sản góp vốn là 5,7 tỷ đồng; và theo giá trị định giá lại tại thời điểm góp vốn là 200 tỷ đồng. Hiện, Công ty vẫn chưa thực hiện các thủ tục để chuyển quyền sở hữu các tài sản góp vốn cho bên nhận vốn góp.

Beton 6 liên quan ông Trịnh Thanh Huy tiếp tục sa sút, báo lỗ đột biến 323 tỷ đồng - Ảnh 1.

Kiểm toán cũng ghi nhận chưa thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đánh giá khả năng thu hồi các khoản công nợ phải thu quá hạn thanh toán với số tiền theo sổ sách hơn 57 tỷ đồng cũng như số dự phòng cần phải trích lập cho các nợ phải thu quá hạn này.

Miệt mài sa sút

Về Beton 6, sớm thành lập vào năm 1958, Công ty từng là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại khu vực phía Nam trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn cung ứng cho các công trình cầu đường. Công ty cũng tiên phong chào sàn từ đầu năm 2002 và một thời gian dài được nhiều nhà đầu tư lớn (đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài) ưa thích.

Đáng chú ý, ông Trịnh Thanh Huy bắt đầu tham gia vào HĐQT của Beton 6 từ năm 2009 và là lãnh đạo cao cấp duy nhất của Công ty vẫn còn tại nhiệm từ đó đến nay.

Đầu năm 2019, Beton6 đã thay đổi một số vị trí trong HĐQT, bao gồm việc miễn nhiệm ông Nguyễn Ngọc Dũng khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT (được bổ nhiệm vào đầu năm 2018) từ ngày 31/1/2019, bầu thay thế ông Phạm Văn Hiên.

Song song, Beton6 cũng bãi nhiệm bà Nguyễn Thị Hải Nam khỏi vị trí Thành viên HĐQT, thay thế là ông Nguyễn Ngọc Dũng từ ngày 31/3/2019. Hiện, HĐQT Beton6 gồm 6 thành viên, bao gồm 4 người khác là ông Trịnh Thanh Huy, ông Sergei Savrukhin và ông Nguyễn Trọng Nghĩa.

Về kinh doanh, kể từ cú sa sút những năm 2010-2011, Beton6 gần như "biến mất" trên thị trường, tình hình kinh doanh cũng liên tục sa sút. Năm 2015, Beton 6 hủy niêm yết trên HoSE với lý do tập trung vào việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tập trung phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian sau đó tình trạng hoạt động Công ty càng thêm "bết bát", đến năm 2017 doanh thu tiếp tục giảm phân nửa và chính thức báo lỗ trước thuế 139 tỷ đồng.

BCTN năm 2017 của Beton 6 nhận định Công ty đang phải đối mặt với nhiều rủi ro như thiếu hụt vốn, nguồn nhân lực không ổn định, các đối thủ trong ngành ngày càng mạnh, đặc biệt là đối thủ nước ngoài.

Beton 6 liên quan ông Trịnh Thanh Huy tiếp tục sa sút, báo lỗ đột biến 323 tỷ đồng - Ảnh 2.

Đầu tháng 3/2017, cổ phiếu BT6 trở lại sàn UpCOM tuy nhiên thanh khoản rất thấp, giao dịch "tà tà" vùng đáy với thị giá chưa đến 2.000 đồng/cp. Tháng 8 tới đây, Beton 6 dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2019, tuy nhiên Công ty vẫn chưa công bố kế hoạch cụ thể.

Tính đến cuối năm 2018, tài sản Beton 6 giảm 27% về 938 tỷ đồng, bao gồm 562,6 tỷ tài sản ngắn hạn (giảm 36%) và hơn 375 tỷ tài sản dài hạn. Đáng chú ý với tài sản ngắn hạn, hiện Công ty đang phải trích lập đến 168 tỷ đồng (phải thu và hàng tồn), tương ứng 30% tài sản ngắn hạn. Chi phí xây dựng cơ bản giảm mạnh do buột ghi nhận vào TSCĐ. Nợ ghi nhận 879 tỷ đồng, Công ty hiện có đến 394 tỷ giá trị nợ khó đòi, trong đó con số có khả năng thu hồi là 229 tỷ đồng.

Beton 6 liên quan ông Trịnh Thanh Huy tiếp tục sa sút, báo lỗ đột biến 323 tỷ đồng - Ảnh 3.

Tin mới

iPhone 16 Pro Max có nâng cấp mới mà người dùng Việt cực kỳ quan tâm
6 giờ trước
Thời lượng pin trên iPhone 16 Pro Max có thể sẽ được nâng cấp mạnh. Đây vốn là một yếu tố được người dùng Việt quan tâm ở bất kỳ thế hệ iPhone mới nào.
Chuyên gia khuyến nghị: Người dùng iPhone nên làm điều này để máy chạy mượt hơn!
5 giờ trước
Đây là một trong những nguyên khiến iPhone hao phí công suất, hoạt động không mượt mà.
Những ai muốn chơi xe sang cũ coi chừng sụp hố: Tiền sửa quá cả tiền xe, được 1 nhưng phải bỏ ra 2
4 giờ trước
Những chiếc xe sang cũ tưởng là món hời, nhưng cũng có thể là "hố tiền khổng lồ".
Toyota Hilux điện sản xuất từ năm sau: Mới có bản cabin đơn, dự kiến sẽ sớm đến Việt Nam
3 giờ trước
Toyota xác nhận phiên bản thuần điện của Hilux sẽ bắt đầu được lắp ráp từ cuối 2025 tại Thái Lan rồi xuất khẩu sang các nước khác.
Thị trường vàng vẫn chờ Nghị định 24 sửa đổi
2 giờ trước
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng cần khẩn trương sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP nhằm tăng nguồn cung thị trường vàng đồng thời kiến nghị xóa bỏ độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.