Bình quân mỗi người Việt phải bỏ ra 12 ngày lương mới mua được cặp vé khứ hồi

19/03/2024 15:19
PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế phân tích các nguyên nhân và lý giải vì sao các hãng hàng không thua lỗ khi giá vé máy bay tăng cao.

Thời gian vừa qua, giá vé máy bay nội địa tăng cao, có đường bay tăng lên 4 triệu đồng/vé một chiều. Nhiều người lo ngại không thể tiếp cận được vé máy bay giá rẻ.

Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, giá vé máy bay có xu hướng tăng cao khi Thông tư số 34 sửa đổi, bổ sung một số điều về việc tăng trần giá vé máy bay của Thông tư số 17/2019 về khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa có hiệu lực từ ngày 1/3.

Hãng hàng không "bắt tay nhau" giá vé máy bay sẽ tăng

Tìm hiểu về các nguyên nhân khiến giá vé máy bay tăng cao, PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh, Chuyên gia kinh tế phân tích các nguyên nhân và lý giải vì sao các hãng hàng không thua lỗ khi giá vé máy bay tăng cao.

PV: Thưa ông! Từ ngày 1/3/2024, Thông tư 34 về khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa có hiệu lực, quy định tăng giá trần vé máy bay đang khiến cho vé máy bay có xu hướng tăng cao. Vậy theo ông đâu là nguyên nhân?

Giá vé máy bay bắt buộc phải có giá trần, bởi chúng ta vẫn còn có những doanh nghiệp chiếm thị phần rất lớn của ngành hàng không.

Ví dụ: Có 2 doanh nghiệp "bắt tay nhau" lập tức thị phần của 2 doanh nghiệp sẽ chiếm tới hơn 75% thị phần hàng không. Như vậy, 2 doanh nghiệp có thể đưa ra giá vé máy bay ở mức cao với vị thế kinh doanh độc quyền. Vì vậy, bắt buộc phải có giá trần vé máy bay để ngăn chặn kinh doanh độc quyền.

Mức tăng trần vé máy bay từ ngày 1/3 trở đi cũng là điều hợp lý. Trong vòng 10 năm nay, đây là lần đầu tiên tăng trần giá vé máy bay. Trong 10 năm qua, rõ rằng đồng tiền bị mất giá do lạm phát, nên tăng trần giá vé máy bay là hợp lý.

Theo ông, chi phí nào khiến giá vé máy bay cao, và làm thế nào để điều chỉnh?

Hiện nay, hãng hàng không đang gánh chi phí rất cao. Trước đây, chi phí xăng dầu chỉ chiếm khoảng 25%/ tổng chi phí giá thành vé máy bay.

Đến nay, chi phí này chiếm tới 40%, với hãng hàng không giá rẻ, chi phí này còn có thể cao hơn nhiều. Chính vì vậy, việc tăng giá vé máy bay là chuyện bình thương theo quy luật các chi phát tăng cao.

Có quan điểm cho rằng, nếu tính theo thu nhập bình quân đầu người, giá vé máy bay nội địa đang cao hơn so với các nước trong khu vực, ông đánh giá như thế nào về quan điểm này?

Theo cách tính của anh Đặng Tất Thắng, từng là CEO Bamboo Airways, chia sẻ cách tính GDP bình quân đầu người của mỗi nước (số liệu World Bank, 2022): Việt Nam là 4.163 USD, Thái Lan là 6.910 USD, Mỹ là 76.330 USD, Australia là 65.100 USD.

Vậy với cùng một chặng bay, người Việt mất tới 12 ngày làm việc; Thái Lan là 5 ngày, Mỹ là 0,3 ngày và Australia là 0,6 ngày. Như vậy, giá vé là quá đắt so với thu nhập của người dân Việt Nam.

Tôi thấy cách tính này đúng, nhưng có thể anh ấy tính cách này cách kia để đưa ra chi phí cho vé máy bay. Tuy nhiên, về mặt nguyên tắc tất cả các chi phí cho hàng không đều tính bằng USD theo tiêu chuẩn quốc tế quy định.

Các chi phí gồm: Chi phí sân đỗ, đường băng sân bay, xăng dầu, thuê máy bay, lương phi công... đều tính bằng USD. Do đó, có thể thấy lương của phi công rất cao, lên tới vài trăm triệu/tháng, nếu không chi trả lương như vậy, sẽ không giữ chân được người lao động.

Nói như vậy, để thấy chi phí hoạt động hàng không rất cao. Vì vậy, người càng có thu nhập thấp càng phải chi ra nhiều ngày làm việc để có tiền mua vé máy bay.

Vậy, trượt giá về đồng ngoại tệ ảnh hưởng thế nào tới giá vé máy bay?

Ở đây, việc trượt giá của các đồng ngoại tệ, cũng chỉ là một phần khiến giá vé máy bay tăng.

Bản chất vấn đề ở đây là các hãng hàng không đều phải dùng USD để chi tiêu cho các chi phí hoạt động hàng không từ thuê máy bay, sân đỗ, cất hạ cánh, điều hành bay... để đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế quy định. Vì hàng không liên quan tới an toàn bay, phải đảm bảo độ chính xác 100%.

Do đó, khi mở bán vé máy bay, hãng hàng không cũng phải tính theo USD để quy đổi ra giá tiền Việt Nam đồng, nên giá vé máy bay cao.

Nghịch lý giá vé máy bay tăng, hãng hàng không lỗ

Chúng ta cần có giải pháp nào để giảm giá vé máy bay?

Để giải bài toán giá vé máy bay này, cách tốt nhất là phải làm thế nào để thu nhập của người dân tăng cao thì mới hạ được giá thành vé máy bay.

Thực tế, đã có một số hãng hàng không đề xuất mức giá sàn vé máy bay, nhưng chúng tôi đã phản đối điều này, vì nếu có giá sàn thì không còn sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không, đồng nghĩa sẽ không còn vé máy bay 0đ và vé máy bay giá rẻ.

Việc để thị trường tự điều điều tiết giá vé má bay, chúng ta nên để thị trường tự điều tiết giá vé máy bay và do các hãng hàng không đặt ra giá vé. Tuy nhiên, thị trường hàng không là không phải là một thị trường cạnh tranh công bằng.

Hiện nay, một số hãng chiếm tới 45% thị phần, nếu 2 doanh nghiệp "bắt tay nhau" là lập tức chiếm tới hơn 75% thị phần. Qua đó, doanh nghiệp hoàn toàn tự đưa ra mức giá vé máy bay dẫn tới độc quyền kinh doanh.

Vì sao giá vé máy bay tăng cao, nhưng các hãng hàng không vẫn lỗ?

Có nhiều nhuyên nhân khiến các hãng hàng không thua lỗ:

Thứ nhất, lượng hành khách của các đường bay không ổn định, lưu lượng người đi máy bay từng thời điểm cũng không ổn định.

Ví dụ: Đường bay Hà Nội – TP.HCM dài tới 1800 km rất thuận lợi phát triển hàng không, nhưng chi phí để đi máy bay rất cao và không phải ai cũng có điều kiện để đi máy bay. Chính vì thế, lượng khách chỉ đông theo thời điểm và các dịp lễ Tết rất đông.

Việc đông theo thời điểm đồng nghĩa với việc quá tải không đủ nhân lực để phục vụ, trong khi lúc vắng khách thì chi phí quy trì hoạt động của các hãng hàng không vận phải chi trả.

Trong khi đó, hãng hàng không đi thuê máy bay, đều phải thuê tới vài năm nhưng chỉ có vài thời điểm đông khách.

Thứ hai, việc mở đường bay cũng đòi hỏi các quy định khắt khe, với các đường bay dù ít khách vẫn phải duy trì bay theo tần suất 1 – 2 chuyến/tuần khiến chi phí phát sinh tăng cao.

Trước đây, có một số hãng gom khách lại để bay, nhưng bây giờ làm không như vậy được sẽ mất khách và vi phạm các quy định về hàng không và sẽ bị xử lý.

Các vấn đề có thể thấy, những đường bay ít khách, hãng hàng không vẫn phải duy trì bay dù lỗ vẫn phải bay. Do đó, các đường bay có lượng khách đông cũng không đủ để hãng bù lỗ cho đường bay vắng khách.

Thêm nữa, hiện nay hạ tầng đường cao tốc đang hoàn thiện, đường sắt cũng nâng cao chất lượng phục vụ khiến cho khách của các đường bay ngắn cũng giảm theo. Trong khi, vắng khách vẫn phải bay và phải chấp nhận lỗ. Trái ngược với đó là những ngày lễ tết cao điểm đông khách lại không có người phục vụ, không đủ máy bay để phục vụ.

Vì vậy, giá vé máy bay sẽ phải tăng cao theo nhu cầu, thậm chí giá vé cao còn không mua được vé máy bay. Dù giá vé máy bay cao nhưng vẫn bị khống chế bởi trần giá vé máy.

Chi phí duy trì bay quá cao, trong khi khách không có khiến cho các hãng hàng không càng thuê máy bay càng lỗ, vì khi thuê máy bay sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí, sân đỗ, cất hạ cánh, duy tu bảo dưỡng,.... Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các hãng hàng không liên tục có động thái trả lại máy bay cho đối tác cho thuê. Điều này, đồng nghĩa với việc thiếu hụt máy bay để phục vụ bay.

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phải trở thành nơi đáng để đầu tư, đáng để cống hiến
3 giờ trước
Sáng 28/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nhiều lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương đã về dự Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 và xúc tiến đầu tư với chủ đề "Ninh Thuận – Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt".
Giá cà phê lập kỷ lục chưa từng có, cây giống cũng ‘nhảy múa’ theo
3 giờ trước
TPO - Cà phê thiết lập mức giá cao kỷ lục chưa từng có đã kích thích nhu cầu tái canh vườn cây. Giá cây giống cũng tăng mạnh, thậm chí gấp đôi so với năm ngoái.
Phố điện máy, điện tử đầu tiên ở TPHCM có gì?
3 giờ trước
Phố chuyên doanh điện máy, điện tử Nhật Tảo vừa được đưa vào hoạt động. Nơi đây được quy hoạch từ các cửa hàng kinh doanh đồ điện tử, thiết bị âm thanh buôn bán nhiều năm nay.
Nguy cơ xe điện giá rẻ Trung Quốc sắp tràn ngập thế giới
4 giờ trước
Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc có thể đạt được chi phí thấp nhờ mạng lưới mua sắm pin tập trung ở Trung Quốc.
Sếp lớn BYD: ‘Tôi khâm phục VinFast, không đối đầu mà muốn cùng nhau xây dựng thị trường’
5 giờ trước
“Chúng tôi biết về việc VinFast đã bỏ ra rất nhiều sức lực tại Việt Nam. Chúng tôi rất khâm phục và tin rằng khi BYD gia nhập thị trường sẽ tạo ra nhiều cơ hội”, ông Liu Xueliang – Tổng giám đốc BYD Auto khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói.

Tin cùng chuyên mục

'Món 'Táo' 2 tháng tuổi này chưa từng rẻ đến thế' - Chuyên gia gợi ý
5 giờ trước
Lẽ dĩ nhiên giá cả có thể sẽ có sai khác giữa Việt Nam và nơi cây viết Amy Skorheim của trang Engadget đang sinh sống.
Suzuki âm thầm phát triển mẫu xe máy điện giá rẻ đầu tiên, bổ sung cho bản xăng quyết đấu Honda Vision
6 giờ trước
Đây được xem là chiếc xe máy điện đầu tiên của Suzuki, phát triển từ xe tay ga Access.
Apple suýt mất top 5 thị phần, các hãng điện thoại Trung Quốc đừng vội mừng
6 giờ trước
Apple đã tụt xuống vị trí thứ 5 về thị phần smartphone ở đất nước tỷ dân, đây chưa phải là "dấu chấm hết" cho Nhà Táo, nhưng CEO Tim Cook và cộng sự nên cẩn trọng.
Lý do người Việt 'chê' du lịch nội địa, đổ xô đi nước ngoài
6 giờ trước
Lượng khách đặt tour du lịch nước ngoài tăng mạnh, dẫn tới tình trạng "cháy vé" ở một số điểm đến cần xin visa như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, du khách trong nước có xu hướng di chuyển bằng đường bộ như tàu hoả, ô tô cá nhân.