Bộ Tài chính giữ quan điểm giảm thuế nhập khẩu thép để bình ổn giá, hài hòa lợi ích với người tiêu dùng

23/10/2021 08:44
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới đối với 3 nhóm hàng thép xây dựng gồm thép cốt bê tông; thép góc, khuôn, hình và sắt thép không hợp kim cán phẳng có thể sẽ được giảm từ 5-10%.

Bộ Tài chính vừa hoàn tất Báo cáo tổng hợp giải trình tiếp thu ý kiến của các bộ ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Theo đó, dự thảo Nghị định này sẽ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2020/NĐ-CP; sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ và và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 122/2016/NĐ-CP,

Trong đó, điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với một số mặt hàng thép và thuế xuất khẩu phôi thép là một trong những nội dung chính của dự thảo Nghị định.

THUẾ NHẬP KHẨU THÉP CÓ THỂ SẼ GIẢM TỪ 5-10%

Liên quan đến biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng thép, Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với 3 nhóm mặt hàng thép cốt bê tông; thép góc, khuôn, hình và sắt thép không hợp kim cán phẳng từ 5%-10%.

Cụ thể, nhóm thép cốt bê tông thuộc nhóm 72.13,72.15 dự kiến được giảm từ 20% xuống 15%; thép góc, khuôn, hình thuộc nhóm 72.16 và thép răng có răng khía thuộc nhóm 72.13 được giảm từ 15% xuống 10%; nhóm sắt thép không hợp kim cán phẳng thuộc 8 mã hàng của nhóm 72.10 được giảm từ 20%, 25% xuống 15% tùy loại.

Theo giải trình của Bộ Tài Chính, việc giảm thuế trên có 2 lý  do chính.

Thứ nhất, hiện mức thuế suất nhập khẩu thép xây dựng khoảng 15%-20%, là mức bảo hộ cao và đã thực hiện trong thời gian dài.

Thứ 2, việc giảm thuế nhập khẩu sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm thép, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng, đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 58/NQ-CP và Nghị quyết số 63/NQ-CP.

Phản hồi về đề xuất này, Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết không tán đồng và đề nghị không giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng thép xây dựng.

Trước đó, tại tờ trình về dự thảo này, Bộ Tài chính đánh giá việc thực hiện giảm thuế theo phương án dự kiến làm giảm thu ngân sách nhà nước không lớn do dây là những loại thép mà trong nước đã sản xuất được và cơ bản đáp ứng được nhu cầu.

Theo Bộ Tài chính, việc điều chỉnh theo phương án đề xuất sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đầu tư, đổi mới công nghệ để giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm thép nhập khẩu, góp phần bình ổn giá thị trường sắt thép trong nước.

Ngoài ra, điều này cũng thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đầu tư, đổi mới công nghệ để giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm thép nhập khẩu, góp phần bình ổn giá thị trường sắt thép trong nước.

Và tại báo cáo trên, Bộ Tài chính tiếp tục giữ quan điểm của mình, kèm ý kiến tiếp thu, giải trình rằng: "Hiện nay, mức thuế suất thuế nhập khẩu thép xây dựng khoảng 15-20%. Đây là mức bảo hộ cao và thực hiện trong thời gian dài. Đồng thời, để góp phần hạ giá thành sản phẩm thép, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng, đầu tư, thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 58/NQ-CP và Nghị quyết số 63/NQ-CP, Bộ Tài chính đã tính toán mức giảm hợp lý để hài hòa lợi ích người tiêu dùng và nhà sản xuất và đảm bảo mức chênh lệch hợp lý với nguyên liệu đầu vào".

Bộ Tài chính giữ quan điểm giảm thuế nhập khẩu thép để bình ổn giá, hài hòa lợi ích với người tiêu dùng - Ảnh 1.

PHÔI THÉP DỰ KIẾN VẪN ĐƯỢC HƯỞNG THUẾ XUẤT KHẨU 0%

Cũng tại báo cáo tổng hợp, giải trình này, Bộ Tài chính cho biết sau khi tiếp thu ý kiến của các đơn vị liên quan, mặt hàng phôi thép được đề xuất tiếp tục được hưởng thuế suất xuất khẩu 0%.

Ở đề xuất trước đó, mặt hàng phôi thép (thuộc nhóm 72.06 và 72.07) dự kiến sẽ có biểu thuế xuất khẩu tăng từ 0% lên 5%.

Việc áp biểu thuế xuất khẩu với mặt hàng này đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi, góp ý của các bộ, ngành, địa phương, VCCI cũng như một số doanh nghiệp liên quan. Trong đó, đại đa số các ý kiến đều không tán thành việc tăng thuế này.

Cụ thể, Bộ Công Thương đề nghị không áp dụng tăng thuế trong bối cảnh chịu tác động từ dịch COVID-19, các doanh nghiệp sản xuất thép và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng gặp nhiều khó khăn. Việc này chỉ nên được xem xét khi nguồn cung trong nước có dấu hiệu thiếu hụt.

Cùng quan điểm với Bộ Công Thương, Hiệp hội Thép và nhiều doanh nghiệp sản xuất như Công ty thép Hòa Phát, Công ty Formosa, Gang thép Nghi Sơn đều phản đối việc tăng thuế xuất khẩu phôi thép, đề nghị duy trì chính sách hiện hành.

Trong khi đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì đề nghị Bộ Tài chính đánh giá lại nguyên nhân giá thép tăng cao, từ đó rà soát, xây dựng phương án điều chỉnh cho phù hợp.

Trước đó, VCCI cũng đã nhận định nguồn cung phôi thép trong nước không thiếu và việc tăng thuế xuất khẩu không chắc có thể làm giảm giá phôi thép trong nước. Do đó, theo VCCI, việc tăng thuế xuất khẩu khó tác động đến giá thành thép thành phẩm như mục tiêu ban đầu.

Địa phương duy nhất gửi kiến nghị là Nam Định thì cho rằng việc điều chỉnh thuế suất này cần được tiến hành theo lộ trình để các doanh nghiệp trong nước có thời gian điều chỉnh kế hoạch đầu tư và kinh doanh phù hợp.

Tuy nhiên, việc giá thép tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ và giải ngân cũng như chi phí dự phòng của các dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư công. Bên cạnh đó, giá thép tăng cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của nhiều doanh ngành sản xuất.

Theo đó, để góp phần hạ giá mặt hàng thép xây dựng, thúc đẩy các doanh nghiệp giảm chi phí, đặc biệt trong bối cảnh giá nguyên liệu tăng cao, Bộ Tài chính đã lên phương án điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phôi thép và mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của một số loại sắt thép để trình Chính phủ.

Trước đó, theo Bộ Tài chính, giá thép xây dựng trong nước liên tục tăng mạnh trong thời gian qua có nguyên nhân chủ yếu là giá nguyên liệu sản xuất thép tăng cao trong khi ngành thép phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu.

Tuy nhiên, việc giá thép tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ và giải ngân cũng như chi phí dự phòng của các dự án, đực biệt là các dự án đầu tư công. Bên cạnh đó, giá thép tăng cũng ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của nhiều doanh ngành sản xuất.

Theo đó, để góp phần hạ giá mặt hàng thép xây dựng, thúc đẩy các doanh nghiệp giảm chi phí, đặc biệt trong bối cảnh giá nguyên liệu tăng cao, Bộ Tài chính đã lên phương án điều chỉnh mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phôi thép và mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN của một số loại sắt thép để trình Chính phủ.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
11 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
11 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
11 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
12 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
13 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

100.974.355 VNĐ / lượng

3,221.60 USD / toz

1.57 %

- 51.20

Bạc

SILVER

1.013.411 VNĐ / lượng

32.33 USD / toz

0.87 %

- 0.29

Đồng

COPPER

266.075.198 VNĐ / tấn

464.25 UScents / lb

0.73 %

+ 3.35

Bạch kim

PLATINUM

30.446.514 VNĐ / lượng

971.40 USD / toz

0.21 %

+ 2.00

Nickel

NICKEL

394.759.890 VNĐ / tấn

15,185.00 USD / mt

0.95 %

- 145.00

Chì

LEAD

50.685.766 VNĐ / tấn

1,949.70 USD / mt

0.44 %

- 8.70

Nhôm

ALUMINUM

62.542.861 VNĐ / tấn

2,405.80 USD / mt

0.35 %

+ 8.30

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Thị trường ngày 1/5: Giá dầu ghi nhận tháng giảm mạnh nhất từ năm 2021, vàng tăng tháng thứ 4 liên tiếp
13 giờ trước
Giá dầu có tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2021, đồng cũng ghi nhận giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2022, quặng sắt giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong khi vàng tăng tháng thứ 4 liên tiếp
Thị trường ngày 30/4: Giá dầu giảm 2%, vàng giảm gần 1%, đồng tăng
1 ngày trước
Phiên 29/4 giá dầu giảm khoảng 2% xuống mức thấp nhất hai tuần, vàng cũng giảm gần 1% do căng thẳng thương mại dịu đi, đường, cà phê đồng loạt giảm trong khi đồng, quặng sắt Đại Liên tăng.
Honda chuẩn bị tung ra mẫu xe số 110cc hoàn toàn mới: Thiết kế hiện đại, công nghệ, thực dụng
1 ngày trước
Honda, thương hiệu xe máy hàng đầu thế giới có thể sẽ sớm tung ra một mẫu xe underbone hoàn toàn mới, được thiết kế để phục vụ nhu cầu di chuyển hằng ngày với sự thực dụng cao nhất.
Đánh giá TCL 65C6K: TV QD-Mini LED sáng giá trong phân khúc dưới 20 triệu
1 ngày trước
Thị trường TV 65 inch hiện nay đang cực kỳ sôi động với sự tham gia của hàng loạt thương hiệu lớn, nhưng TCL 65C6K vẫn nhanh chóng chiếm được nhiều sự quan tâm nhờ mức giá cực kỳ cạnh tranh và những trang bị công nghệ vượt trội.