Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chúng ta chọn tôm và cá tra

02/11/2017 15:19
Trình tự đã thay đổi, vì nước biển dâng, quy luật dòng chảy thay đổi, thượng nguồn thay đổi. Tuy nhiên vẫn trên môi trường là nước thì phải lựa chọn sản phẩm thích ứng với biến đổi mới. Thủy sản chính là sự lựa chọn hàng đầu và chúng ta chọn tôm và cá tra, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu sáng nay trên nghị trường. Bộ trưởng Nông nghiệp: Mưa lớn chưa từng có, sẽ mở thêm cửa xả đáyKiếm lời 150 triệu đồng/tháng từ câu nói của Bộ trưởng Nông nghiệpChủ tịch Quốc hội: Bộ trưởng Nông nghiệp là người dám đương đầu

bo truong nguyen xuan cuong: chung ta chon tom va ca tra hinh anh 1

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu giải trình. (Ảnh: Đàm Duy).

Sáng ngày 1.11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã có phát biểu giải trình trước Quốc hội về vấn đề tái cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

Bộ trưởng Cường cho biết: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp để thích ứng với biến đổi khí hậu và thích ứng với môi trường. “Chúng ta hiện nay đang tiến hành tái cơ cấu nông nghiệp nên có nhiều áp lực, có nhiều điều kiện bắt buộc phải tập trung giải quyết. Trong đó nổi lên hai vấn đề, thứ nhất tính thích ứng với biến đổi khí hậu, thứ hai tính thích ứng với môi trường”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết.

Theo Bộ trưởng Cường, sức sản xuất của nền nông nghiệp Việt Nam không chỉ thỏa mãn nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi 180 quốc gia, với 30 tỷ USD năm 2016, năm 2017 dự báo đạt 35 tỷ USD.

Vẫn theo Bộ trưởng NNVPTNN, trong hai năm vừa qua diễn biến của khí hậu cực đoan hơn, gay gắt hơn, có nhiều dị thường hơn so với kịch bản đã dự báo, đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho đời sống của người dân.

“Chính vì thế, phải coi đây là một nguyên tắc cơ bản để tái cơ cấu, kể cả quy mô ngành hàng quốc gia, ngành hàng vùng, ngành hàng địa phương”, Bộ trưởng Cường đánh giá.

Đối với cơ chế thị trường, theo Bộ trưởng Cường, sức sản xuất của nền nông nghiệp Việt Nam không chỉ thỏa mãn nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi 180 quốc gia, với 30 tỷ USD năm 2016, năm 2017 dự báo đạt 35 tỷ USD.

“Như vậy nếu chúng ta có một nền kinh tế mở với nền nông nghiệp thì cũng phải chấp nhận hàng hóa nông sản của nước ngoài đưa vào nước ta. Nếu chúng ta không tính toán kỹ, lựa chọn sản phẩm mang tính thế mạnh để phát triển với giá thành phù hợp, có sức cạnh tranh về chất lượng thì sẽ không thể thắng được mà thua trên sân nhà”, Bộ trưởng lưu lý.

Từ phân tích trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định đây là hai nguyên tắc mang tính cơ bản trong tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay. “Chúng ta có làm được không? Phải khẳng định nếu tập trung quyết liệt chúng ta sẽ làm được”, ông nói.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp cho rằng, trong biến đổi khí hậu cũng tạo ra những dư địa mới nếu biết cách tận dụng sẽ đưa ra những sản phẩm phù hợp mang tính cạnh tranh. “Ví dụ, ở Đồng bằng sông Cửu Long trước đây chúng ta tập trung vựa nông sản theo trình tự lúa gạo – thủy sản- trái cây, nay chuyển trình tự sang thủy sản – trái cây – lúa gạo.

“Trình tự đã thay đổi, vì nước biển dâng, quy luật dòng chảy thay đổi, thượng nguồn thay đổi. Tuy nhiên vẫn trên môi trường là nước thì phải lựa chọn sản phẩm thích ứng với biến đổi mới, thủy sản chính là sự lựa chọn hàng đầu. Việc lựa chọn này có cơ sở, vì xu hướng của thị trường tốc độ tăng sản phẩm này khoảng 5-7 %/năm. Chúng ta lựa chọn hai con tôm và cá tra", ông Cường khẳng định.

Riêng với con tôm, Bộ trưởng phân tích thêm: Trên thế giới có 7 tỷ người, chỉ cần mỗi người ăn 1 kg là đã hết 7 triệu tấn. Trong khi chúng ta hiện mới cung ứng được 5 triệu tấn, rõ ràng nhu cầu thị trường còn lớn..

Vẫn theo Bộ trưởng Cường, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng một ngành hàng này thành hàng chủ lực, đến năm 2025 phấn đấu trở thành ngành lớn với giá trị xuất khẩu từ 8 -10 tỷ USD.

“Ninh Thuận khô hạn nhưng có nơi nào táo, nho ngon bằng Ninh Thuận. Do đó có thể thấy dù có tác động của biến đổi khí hậu, nhưng nếu chúng ta biết cách lựa chọn đúng đối tượng sản xuất thì vẫn thành công trong tái cơ cấu nông nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Tin mới

Nắng nóng kéo dài, giá dừa tươi tăng gần gấp 3 lần
2 giờ trước
Do ảnh hưởng của hạn mặn, nắng nóng kéo dài nên giá dừa tươi (dừa xiêm xanh) uống nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang hút hàng, sốt giá và được thương lái săn lùng thu mua.
Thị trường khan hàng, giá cả neo cao: Cơ hội "vàng" cho gạo Việt bứt phá
2 giờ trước
Thị trường gạo thế giới thời gian qua nhiều biến động và đang mở ra nhiều cơ hội để xuất khẩu gạo Việt bứt phá.
Giá vải thiều xuất khẩu sẽ tăng
3 giờ trước
Cơ quan chức năng huyện Thanh Hà (Hải Dương) vừa thông tin, năm nay vải thiều mất mùa nhưng giá vải xuất khẩu dự báo sẽ tăng cao.
Gốc me tây giá 24 tỷ đồng, chủ nhân dành gần 2 năm tạo hình cửu long
3 giờ trước
Từ thời còn là thợ điêu khắc học việc, anh Tâm đã ấp ủ ý tưởng làm một tác phẩm để đời. 24 năm sau, có duyên với những gốc me tây, anh mới hoàn thành tâm nguyện.
1001 cách người nông dân bảo vệ những trái sầu riêng khỏi kẻ trộm, "hú hồn" nhất là cảnh rắn bò
3 giờ trước
Trong những cách mà người nông dân bảo vệ sầu riêng, cách nào cũng thấy thú vị nhưng không kém phần hài hước.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.561.500 VNĐ / tấn

162.50 JPY / kg

-0.49 %

- -0.80

Đường

SUGAR

10.454.437 VNĐ / tấn

18.63 UScents / lb

-3.47 %

- -0.67

Cacao

COCOA

181.485.981 VNĐ / tấn

7,130.00 USD / mt

-19.81 %

- -1,761.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

110.795.713 VNĐ / tấn

197.44 UScents / lb

-2.77 %

- -5.62

Đậu nành

SOYBEANS

11.357.904 VNĐ / tấn

1,214.40 UScents / bu

1.23 %

+ 14.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.253.823 VNĐ / tấn

365.45 USD / ust

-0.37 %

- -1.35

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.145.644 VNĐ / tấn

44.81 UScents / lb

-0.71 %

- -0.32

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Lợi thế gạo Việt Nam tại quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới
6 giờ trước
Bộ Nông nghiệp Mỹ đánh giá Philippines sẽ là nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới, với lượng nhập khẩu trong năm nay tăng lên 4,1 triệu tấn, tăng 5,1% so với mức 3,9 triệu tấn vào năm ngoái. Báo cáo cũng nhận định Việt Nam sẽ vẫn là một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu tới Philippines.
Hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc: Cơ hội, tiềm năng và những điều cần lưu ý
19 giờ trước
Sự kiện chuyên đề về Xuất nhập khẩu năm 2024 do VietinBank tổ chức diễn ra vào ngày 15/5/2024 tại khách sạn Nikko – Sài Gòn sẽ trình bày các cơ hội, tiềm năng và thách thức giữa tương quan xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia.
Giá cao su tăng mạnh, dự báo năm 2024 cầu vượt cung: "Mùa vàng" của doanh nghiệp cao su đã đến?
21 giờ trước
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, năm 2024 tiếp tục là một năm có nhiều khó khăn, thách thức trên thị trường quốc tế. Thêm vào đó, những thay đổi bất lợi về thời tiết, thị trường sẽ khiến giá cao su thiên nhiên biến động khó lường.
Độc đáo chén, đĩa làm bằng mo cau, xuất khẩu khắp 5 châu
1 ngày trước
Từ những chiếc mo cau tưởng chừng như phế phẩm bỏ đi, một người đàn ông ở xứ Quảng đã "hô biến" thành chén, đĩa và xuất khẩu khắp 5 châu.