Bùng nổ 10 tỷ USD, Bộ Tài chính cảnh báo, Ngân hàng nhà nước siết chặt

12/12/2019 07:39
Năm 2019, thị trường trái phiếu DN bước vào thời kỳ “bùng nổ” với lãi suất hấp dẫn và lượng phát hành cao kỷ lục. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu DN “tăng nóng” cũng ẩn chứa nhiều rủi ro.

Bùng nổ trái phiếu DN

Theo số liệu của Công ty Chứng khoán SSI, tính đến hết tháng 11/2019, lượng phát hành trái phiếu DN đạt khoảng 237.000 tỷ đồng (tương đương 10 tỷ USD), cao hơn 5,8% so với cả năm 2018.

Trong đó, các ngân hàng thương mại phát hành 94 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,5% toàn thị trường. Tiếp đến là các DN bất động sản phát hành tổng cộng 71.312 tỷ đồng, chiếm 34,5% toàn thị trường.

Có thể nói, năm 2019, thị trường trái phiếu DN bước vào thời kỳ “bùng nổ”. Tăng trưởng tín dụng ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ, cho vay trung dài hạn bị siết chặt, vì vậy huy động vốn thông qua kênh ngân hàng giảm. Để đáp ứng nhu cầu về vốn, các DN chuyển hướng sang phát hành trái phiếu.  Hơn nữa, quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay rất thông thoáng. Chỉ cần DN có báo cáo tài chính đã kiểm toán là có quyền phát hành trái phiếu.

Bùng nổ 10 tỷ USD, Bộ Tài chính cảnh báo, Ngân hàng nhà nước siết chặt - Ảnh 1.

có 44 trong tổng số 108 DN bất động sản lớn đã phát hành trái phiếu trong năm 2019

Theo thống kê, có 44 trong tổng số 108 DN lớn thuộc lĩnh vực bất động sản đã thực hiện phát hành trái phiếu năm 2019. Nếu lãi suất bình quân trái phiếu nhóm ngân hàng chỉ ở mức 6,5%/năm, thì nhóm bất động sản lên tới 10,24%. Mức lãi suất này được cho là hấp dẫn hơn hẳn so với gửi tiết kiệm.Vay ngân hàng lãi suất trung, dài hạn hiện nay ở mức từ 11-13%/năm lại không hề dễ dàng, phải qua thẩm định hồ sơ rất khắt khe, sau đó còn chịu giám sát về giải ngân, sử dụng vốn,... trong khi DN phát hành trái phiếu không chịu những ràng buộc này. Vì vậy, nhiều DN đã đẩy mạnh phát hành trái phiếu với lãi suất cao, nhất là các DN thuộc lĩnh vực bất động sản, chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim cho biết.

Ngoài ra, có những dấu hiệu cho thấy, DN phát hành trái phiếu nhiều để đảo nợ ngân hàng. Trên thực tế, có nhiều lô trái phiếu DN phát hành ra, được các ngân hàng mua hết. Vì vậy, nhiều suy đoán cho rằng DN có khoản nợ ngân hàng, sắp đến kỳ phải trả, nhưng không biết lấy đâu tiền trả nợ. Để lâu sẽ thành nợ quá hạn và nợ xấu. Giải quyết vần đề này, chỉ có cách phát hành trái phiếu DN và “thuyết phục” các ngân hàng chủ nợ mua trái phiếu của mình. Như vậy, cả hai bên đều có lợi. DN sẽ có tiền để trả nợ ngân hàng đúng hạn, còn ngân hàng cũng “làm đẹp” bảng cân đối tài chính và không bị nợ xấu tăng cao.

Đây là lý do vì sao DN đẩy mạnh phát hành trái phiếu. Ước tính cả năm 2019 thị trường trái phiếu DN sẽ đạt khoảng 260.000 tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với năm 2018.

Lo ngại rủi ro

Thị trường trái phiếu DN “tăng nóng” cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Theo các chuyên gia kinh tế, đáng lo nhất là độ minh bạch thông tin của nhiều DN Việt Nam không cao. Vì vậy nhà đầu tư có thể đối mặt với những rủi ro khi mua phải trái phiếu của những DN kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả.

Ngoài ra, nhiều DN Việt Nam có năng lực tài chính hạn chế, dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi, khả năng hoàn vốn thấp. Chưa kể, công tác hạch toán kế toán thiếu chuyên nghiệp, trình độ quản lý thấp. Nhiều DN còn ngại công bố thông tin, thậm chí giấu thông tin, báo cáo thông tin tài chính chưa rõ ràng, trong khi tính minh bạch là một trong những điều kiện quan trọng.

Bùng nổ 10 tỷ USD, Bộ Tài chính cảnh báo, Ngân hàng nhà nước siết chặt - Ảnh 2.

Đầu tư trái phiếu DN, cơ quan chức năng đã phải cảnh báo rủi ro với nhà đầu tư.


Hơn nữa, DN phát hành trái phiếu không bị giám sát về giải ngân, về sử dụng vốn, nên nguồn vốn huy động được không rõ DN có đầu tư cho dự án hay lại dùng để làm việc khác, vấn đề này rất khó kiểm soát.

Với trái phiếu các DN bất động sản phát hành, thường có tài sản đảm bảo dưới dạng quyền sử dụng đất. Nhưng quyền sử dụng đất có vấn đề hay không, rất khó được biết rõ. Liệu đất đó có bị tranh chấp, tính pháp lý như thế nào, DN đã dùng để vay vốn hay góp vốn với đối tác nào chưa, đã sử dụng cho giao dịch khác chưa, giá đất được thẩm định như thế nào?

Không những thế, tồn kho bất động sản hiện rất lớn, nhiều sản phẩm đưa ra thị trường nhưng chưa tiêu thụ được vì có liên quan đến khả năng trả nợ cho chủ đầu tư trái phiếu.

Cơ quan chức năng đã phải đưa ra cảnh báo rủi ro với nhà đầu tư. Giữa năm 2019, Ngân hàng Nhà nước ra công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại siết hoạt động đầu tư trái phiếu DN, nhất là trái phiếu của các DN bất động sản. Trong đó, nhấn mạnh sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư trái phiếu DN.

Cuối tháng 11, Bộ Tài chính cũng cảnh báo nhà đầu tư trái phiếu DN, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân, không nên mua trái phiếu DN chỉ vì lãi suất cao. Với đặc thù trái phiếu DN là công cụ nợ do DN phát hành, theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn. Trong khi khả năng trả nợ của DN phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải cân nhắc, đánh giá được rủi ro trước khi quyết định mua.

Một số rủi ro đó, theo Bộ Tài chính, là: DN không thực hiện được các điều kiện, điều khoản của trái phiếu do mất khả năng thanh toán; không thanh toán được đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu; không thực hiện được cam kết với nhà đầu tư về mua lại trái phiếu trước hạn,...

Bên cạnh đó, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn cũng được rút xuống, theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, từ 1/1/2020 sẽ về 40%, sau hai năm giảm theo lộ trình, đến 1/10/2022 còn 30%. Điều này sẽ khiến việc vay vốn trung, dài hạn tại ngân hàng khó hơn, lãi suất cao hơn. Như vậy, các DN sẽ phải huy động vốn từ các kênh khác như phát hành cổ phiếu, trái phiếu DN,... Thị trường tái phiếu DN năm 2020, dự báo tiếp tục nhộn nhịp với lãi suất hấp dẫn hơn hẳn gửi ngân hàng.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, muốn mua trái phiếu DN, nhà đầu tư cần phải nắm rõ các thông tin: trái phiếu do DN nào phát hành, thương hiệu, uy tín của DN đó ra sao; mục đích phát hành; có tài sản đảm bảo không; có được ngân hàng bảo lãnh thanh toán không; cam kết của chủ thể phát hành đối với trái phiếu như thế nào; kỳ hạn và phương thức trả nợ gốc, lãi; tình hình tài chính và việc sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu của DN phát hành.

Tin mới

Thử bắt chước lịch trình làm việc 'như cỗ máy' của Tim Cook
6 giờ trước
CEO Tim Cook của Apple là ví dụ sống của câu nói "dậy sớm để thành công" khi có lịch hoạt động vô cùng năng suất ngay từ khi thức dậy.
Ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng vọt trong tháng 3
6 giờ trước
Lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3 tăng mạnh trong bối cảnh thị trường xe hơi trong nước đang có dấu hiệu ấm lên.
Một mẫu xe của tập đoàn đã ký đầu tư 20.000 tỷ ở Thái Bình: Đến nay vẫn giữ kỷ lục rẻ nhất Việt Nam
5 giờ trước
Mẫu xe này từng xuất hiện tại Việt Nam với giá 179 triệu đồng, và đến tận bây giờ vẫn giữ kỷ lục là chiếc xe rẻ nhất trên thị trường Việt Nam.
Toyota thay đổi bộ máy Daihatsu: Tập trung làm xe nhỏ gọn, có cả động cơ điện
4 giờ trước
Mối quan hệ giữa Toyota - Daihatsu thay đổi khi Daihatsu không còn phụ trách làm xe cỡ nhỏ cho thị trường đang phát triển như Đông Nam Á nữa.
Chiếc Mercedes-Benz S-Class độ Maybach chở CEO Apple tại Hà Nội từng đưa đón Khoa Pug, nhiều lần dùng làm xe hoa
4 giờ trước
3 chiếc xe hộ tống vị CEO của Apple đều đến từ thương hiệu Mercedes-Benz, với tổng trị giá lên tới hơn 10 tỷ đồng. Trong đó, chiếc S-Class nổi bật nhất.

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp bảo mật ứng dụng BShield nhận giải Sao Khuê
35 phút trước
BShield nhận “quả ngọt” đầu tiên với chứng nhận Sao Khuê 2024 (Vietnam ICT Excellence) trong lần đầu tham gia giải thưởng.
FE CREDIT xua tan cơn nóng mùa hè với chương trình Ưu đãi linh đình – Giải nhiệt tài chính
12 giờ trước
Nắm bắt nhu cầu du lịch và tiêu dùng của người dân trong dịp hè, FE CREDIT (Công ty tài chính VPB SMBC FC) triển khai chương trình “Ưu đãi linh đình – Giải nhiệt tài chính” từ ngày 15/4-15/7/2024, mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính tiêu dùng của FE CREDIT.
Big 4 kiểm toán đang làm ăn thế nào ở Việt Nam?
14 giờ trước
Ernst & Young (EY) và Deloitte là những công ty kiểm toán có doanh thu hàng năm ở mức cao, song tỷ suất lợi nhuận sau thuế lại khá thấp.
Những ai coi Toyota là 'Nokia của làng xe' thì giờ phải xin lỗi vì...
15 giờ trước
Cách tiếp cận đa chiều giúp Toyota tiến chậm mà chắc trong thời đại xe điện.