Các CEO có nên sống với cảm xúc thật của mình?

11/09/2022 19:08
Hồi tháng trước, một CEO người Mỹ đã tạo ra cuộc tranh cãi lớn trên mạng xã hội sau khi tự đăng ảnh mình khóc vì sa thải một nhân viên. Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh hành động này.

Nhân vật chính của câu chuyện là Braden Wallake, CEO của công ty tiếp thị Hypersocial có trụ sở tại Ohio, Mỹ. Việc đăng tải hình ảnh đang khóc lóc sau khi sa thải nhân viên của Wallake nhanh chóng nhận về nhận hơn 6.700 bình luận và gần 33.000 lượt bày tỏ cảm xúc.

"Đây là điều tổn thương nhất mà tôi từng chia sẻ. Chúng tôi đã nghĩ đi nghĩ lại xem có nên đăng bài viết này hay không. Chúng tôi vừa phải sa thải một nhân viên của mình. Tôi thấy rất nhiều người bị sa thải trong vài tuần qua. Hầu hết lý do đều bắt nguồn từ tài chính và có thể là những lý do khác. Trong trường hợp này, đây là lỗi của tôi", Wallake viết nội dung bên cạnh bức ảnh đang khóc được đăng tải trên LinkedIn.

Wallake nói rằng anh ta đã đưa ra một quyết định vào tháng 2 và bây giờ, nó dẫn tới việc phải sa thải nhân viên. Tuy chưa giải thích quyết định của mình là gì nhưng Wallake nói rằng trong tương lai, anh sẽ nói rõ với mọi người về sai lầm đó.

Mô tả sa thải nhân viên là "điều khó khăn nhất" mà mình từng phải làm, Wallake nói rằng anh rất quý trọng nhân viên và ước rằng mình là một ông chủ "chỉ vì tiền và chẳng quan tâm tới bất cứ ai bị tổn thương trên hành trình phát triển" của họ.

Những tranh cãi không hồi kết

Một số người dùng LinkedIn đã chế nhạo bài đăng của Wallake, gọi anh ta là một kẻ nước mắt cá sấu, đáng ghét và nên tập trung vào việc giúp đỡ các nhân viên cũ của mình hơn là xem phản ứng của cộng đồng mạng với mình ra sao.

"Làm ơn đi. Sa thải người khác là điều kinh khủng với ông nhưng nó còn kinh khủng với họ hơn rất nhiều. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới những phúc lợi, điều kiện sống của họ và gia đình chứ không chỉ là mấy giọt nước mắt như của ông. Tay này quả thật là một kẻ vô cảm và hời hợt. Trưởng thành lên đi, hãy quan tâm tới những người mà ông nói rằng ông lo lắng. Đừng tự nhận lỗi về mình trên mạng và đừng chỉ mải bận tâm tới tự ái của bản thân", một người dùng bình luận.

Tuy nhiên, có những người ủng hộ Wallake, nói rằng sa thải người khác là một cảm xúc thực sự tồi tệ. Họ cũng ca ngợi sự cởi mở của vị CEO này.

Một trong số những nhân viên cũ của Wallake chia sẻ điều này. Noah Smith, người từng làm việc với Wallake, nói rằng đây là một người sếp tốt và mong những người quản lý sau của mình sẽ được như vậy.

"Đối với những người mà tôi làm thuê, tôi sẽ chỉ làm cho những người giống Wallake với cái nhìn tích cực về cuộc sống. Tôi không chấp nhận làm việc cho những kẻ chỉ cố ép bạn làm nhiều hơn để họ giàu hơn", Smith chia sẻ.

Trong khi đó, bản thân Wallake cũng tiếp tục làm sáng tỏ thêm vấn đề với một bài đăng khác. "Xin chào mọi người. Vâng, tôi là CEO đang khóc. Tôi không có ý định đăng tải hình ảnh đó để gây ra một cuộc tranh cãi hay khiến chính bản thân mình bị chỉ trích. Tôi rất tiếc vì sự việc xảy ra theo cách như vậy", Wallake nói.

Bản thân vị CEO này cũng khẳng định anh sẽ không công khai tên của các nhân viên lên mạng. Thay vào đó, Wallake muốn cố gắng để cải thiện tình hình và bắt đầu mang đến cơ hội cho những người tìm việc khác.

Một điều "bất thường" đang trở thành xu hướng?

André Spicer, giáo sư về hành vi tổ chức tại Trường Kinh doanh Bayes, nói với CNBC rằng bài đăng này không có gì đáng ngạc nhiên, nhất là khi đặt nó vào các xu hướng quản lý hiện nay.

"Đó là một xu hướng, khi các CEO và người lãnh đạo được khuyến khích trở nên thực tế cũng nhưng mang những cảm xúc thật của họ vào công việc. Khi có thể biểu hiện những cảm xúc và phản ứng thực sự từ người lãnh đạo, mọi người cũng sẽ được khuyến khích làm điều tương tự. Đó là tư duy quản lý hiện tại và những việc tương tự chẳng có gì đáng ngạc nhiên", ông Spicer nói.

Vị giáo sư này còn nói thêm rằng ông Wallake dường nhưng đang nỗ lực cân bằng giữa công việc và cảm xúc của mình. Tuy nhiên, cần có giới hạn để đảm bảo mọi việc không vượt quá tầm kiểm soát cũng như khiến chính người chia sẻ phải gánh chịu thêm áp lực khi trở thành tâm điểm "gạch, đá" từ mạng xã hội.

"Lý tưởng nhất là Wallake có thể chia sẻ một cách có giới hạn, với việc thành thật một chút về những sai lầm của bản thân anh ta, nhưng không biến nó trở thành tâm điểm của sự công kích nhằm vào bản thân mình", Giáo sư Spicer nói.

  • Tham khảo thêm

    Bí mật đưa Zara từ số vốn 30 euro lên thành đế chế thời trang toàn cầu

    Bí mật đưa Zara từ số vốn 30 euro lên thành đế chế thời trang toàn cầu
https://cafef.vn/nhung-ong-ba-chu-song-voi-cam-xuc-that-nen-hay-khong-20220911165934797.chn

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
58 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
39 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
57 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
2 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
3 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.