Các đại gia Việt đang đầu tư sân bay ra sao?

30/11/2019 10:13
Đầu tư vào hạ tầng sân bay luôn cần nguồn tài chính khổng lồ, mỗi công trình lên tới hàng nghìn tỷ đồng, thậm chí hàng tỷ USD nhưng vẫn hấp dẫn rất nhiều nhà đầu tư từ nhà nước đến tư nhân.

Hiện ở Việt Nam có tổng cộng 22 sân bay, trong đó 10 cảng hàng không quốc tế và 12 nội địa phân bổ dọc theo chiều dài đất nước. Trong đó, các cảng hàng không quan trọng như Nội Bài có công suất 19 triệu khách/năm, Đà Nẵng – 10 triệu khách/năm, Cam Ranh – Khánh Hoà -  6,5 triệu khách/năm và Tân Sơn Nhất – 28 triệu khách/năm đang bị quá tải.

Đến năm 2030, Việt Nam sẽ có thêm 5 sân bay mới gồm: Sapa – Lào Cai (dự kiến công suất 3 triệu khách/năm); Nà Sản – Sơn La (1 triệu khách/năm); Quảng Trị (1 triệu khách/năm); Phan Thiết – Bình Thuận (2 triệu khách/năm) và đặc biệt là Long Thành – Đồng Nai (50 triệu khách/năm).

Trong số 22 sân bay dân sự đã có sẵn, chỉ duy nhất có 1 sân bay được đầu tư, vận hành và khai thác tư nhân hóa – sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), 21 sân bay còn lại do Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) "làm chủ".

Là công ty cổ phần với 95,4% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Nhà nước, ACV trực tiếp đầu tư, quản lý và khai thác hầu hết sân bay tại Việt Nam.

Báo cáo hàng năm của ACV cho biết lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp độc quyền về cảng hàng không này tăng từ 1.753 tỷ đồng (2015) lên tới 6.147 tỷ đồng (2018), tăng trưởng hơn 3 lần chỉ trong 3 năm.

Thị trường hàng không Việt Nam được đánh giá là miếng bánh ngon, do vậy, không khó hiểu khi hàng loại "đại gia" tư nhân cũng đề xuất Bộ GTVT để được đầu tư vào các hạng mục hạ tầng sân bay.

Tuy nhiên, đến nay, các dự án đầu tư, nâng cấp sân bay đa phần được chỉ định cho ACV triển khai. Ví dụ, dự án đầu tư mới nhà ga hành khách T3 (Tân Sơn Nhất), với công suất thiết kế 15 triệu hành khách/năm, có tổng mức đầu tư lên đến 9.800 tỷ đồng; nhà ga Cảng hàng không Phú Bài với suất đầu tư là 2.900 tỷ đồng; nhà ga Cảng hàng không Cát Bi là 2.900 tỷ đồng, nhà ga Cảng hàng không Chu Lai 2.850 tỷ đồng, …

Trong khi doanh nghiệp nhà nước tất bật với các dự án của mình, các doanh nghiệp tư nhân cũng không ngồi yên. Khối tư nhân, tiêu biểu như Vietjet Air, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, và Tập đoàn FLC, luôn "hăng hái" xếp hàng đề tìm cơ hội "rót" vốn vào các sân bay trong nước.

Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư là một ví dụ điển hình.

Được khởi công đầu năm 2016 với quy mô lên tới 325 ha, tổng số tiền đầu tư giai đoạn 1 lên tới 7.463 tỷ đồng, đường băng dài 3,6km, rộng 45m, có khả năng đón những loại máy bay chuyên chở hàng hóa và hành khách lớn, hiện đại như Boeing 787, 777 và Airbus A 350, … chỉ trong vòng 2 năm thi công đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ cuối năm 2018. Nhiều chuyên gia nhận định, nếu không phải doanh nghiệp tư nhân thi công, dự án này có khả năng bị đóng băng trong khoảng 5 năm nữa.

Bên cạnh đó, hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air cũng tỏ rõ quan điểm mong muốn đầu tư của mình khi liên tục xin Bộ GTVT được đầu tư các dự án nâng cấp sân bay lớn như đầu tư nhà ga T1, Nội Bài (2015), sân bay Chu Lai - Quảng Nam (2017), sân bay Cát Bi - Hải Phòng (2018) và gần nhất là dự án nâng cấp sân bay Tuy Hòa - Phú Yên với khoản đầu tư lên tới 4.000 tỉ đồng.

Không chỉ Vietjet Air, đầu năm 2019, Tập đoàn FLC cũng gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ GTVT đề nghị được nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà ga T3 tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Hay trước đó không lâu, nhà đầu tư này cũng đã đề xuất xin đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Đồng Hới, Quảng Bình theo hình thức PPP.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
14 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
14 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
14 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
14 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
15 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
16 giờ trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
3 tháng VinFast bán hơn 35.000 xe, gấp 3 lần Toyota và Hyundai – Vị trí top 1 thị trường năm 2025 sớm có chủ?
17 giờ trước
Chiếm 30% thị phần toàn thị trường, VinFast duy trì vị thế dẫn đầu trong quý 1/2025 nhờ lợi thế về sản phẩm, giá bán hấp dẫn và hàng loạt chính sách thúc đẩy tiêu dùng. Cuộc đua top 1 thị trường dường như đã được định đoạt với sự vượt trội của hãng xe Việt.
Thế lực mới nổi trên thị trường gọi xe công nghệ vượt mặt Grab, Be: 83% người dùng nói hài lòng, sắp gia nhập mảng thị trường giao đồ ăn?
1 ngày trước
Sau 2 năm gia nhập thị trường, Xanh SM đã chính thức có dấu mốc mới vào cuối năm 2024 khi lần đầu tiên bỏ xa Grab, Be về thị phần đặt xe taxi.
Xem trước Toyota Corolla Cross 2026: Thiết kế nối gót Camry, kích thước khó tạo đột phá, có thể ra mắt năm sau
1 ngày trước
Toyota Corolla Cross ra mắt lần đầu vào 2020 và có thể được nâng cấp lên thế hệ mới vào năm sau.