Các nhà sản xuất bia toàn cầu từ Heineken, Carlsberg cho đến ThaiBev gặp thách thức tại Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á

12/06/2021 09:29
Các quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng thắt chặt các quy định về sử dụng rượu bia khi chưa đủ tuổi và lái xe trong tình trạng say xỉn. Pháp lý trở nên khắc nghiệt hơn đồng nghĩa với việc các công ty đồ uống đa quốc gia phải đối mặt với thực tế mới tại một trong số ít thị trường tăng trưởng còn lại của họ.

Thai Beverage, nhà sản xuất bia lớn nhất Thái Lan đã hoãn đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của đơn vị sản xuất bia trên Sàn giao dịch Chứng khoán Singapore. BeerCo ban đầu lên kế hoạch huy động về 2 tỷ USD.

90% doanh thu ThaiBev đến từ đồ uống có cồn, bao gồm các nhãn rượu whisky và bia Chang. Công ty có ý định dùng số tiền thu được từ IPO để mở rộng hoạt động trong khu vực. Kế hoạch trung hạn đến năm 2025 của công ty này là phát triển các thị trường như Việt Nam, Singapore và Malaysia. Nhưng trong thông báo mới nhất, công ty cho biết việc niêm yết riêng mảng bia sẽ được xem xét vào thời điểm thích hợp.

Kế hoạch của ThaiBev thay đổi diễn ra trong bối cảnh thị trường Đông Nam Á chuyển hướng xuống phía Nam. Theo công ty nghiên cứu Euromonitor, doanh số bán rượu tại 6 quốc gia lớn trong khu vực đã giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân sụt giảm đến từ tác động kép của đại dịch và quy định pháp lý nghiêm ngặt hơn.

Việt Nam, nhà sản xuất bia lớn nhất Đông Nam Á là quốc gia đầu tiên siết chặt quy định nhằm kiểm soát sự gia tăng liên quan đến các vụ tai nạn xe máy. Tháng 1/2020, Chính phủ Việt Nam đã tăng gấp đôi mức phạt đối với hành vi lái xe trong tình trạng xay xỉn kèm theo việc tước bằng lái 2 năm.

Tháng 12 năm ngoái, Thái Lan cấm bán đồ uống có cồn trực tuyến với lý do khó xác minh độ tuổi của người mua. Với việc kênh bán hàng chủ chốt không còn, cùng với lệnh cấm các quán bar – nhà hàng hoạt động, các nhà sản xuất bia thủ công thậm chí đã thất vọng đến mức đổ bia ra đường.

Các công ty đa quốc gia cũng ngày càng lo lắng về sự chậm lại trong hoạt động kinh doanh ở Đông Nam Á, một trong số ít thị trường tăng trưởng trên thế giới.

"Viên đạn bạc" lúc này của họ là đồ uống không cồn. Gã khổng lồ Heineken của Hà Lan đã có động thái sớm tại Việt Nam bằng cách tung ra sản phẩm bia không cồn. Cả nhà máy bia San Miguel (Philippines) cho Kirin Holdings (Nhật Bản) sở hữu 49% và Carlsberg Breweries, tập đoàn Đan Mạch có 30% đến từ châu Á cũng đã cùng nhau giới thiệu đồ uống có cồn.

Tuy vậy, Heineken đã chứng kiến doanh số bán hàng tại châu Á – Thái Bình Dương giảm 12% trong năm 2020.

Bia không cồn không được ưa chuộng rộng rãi tại Đông Nam Á như phương Tây hay Nhật Bản, triển vọng cho những sản phẩm mới này là không rõ ràng.

Một nguồn tin trong ngành của Nikkei cho biết: "Phải mất khá nhiều thời gian để bia không cồn có mặt ở Nhật Bản, vì vậy rất khó để mong đợi nhiều thành công trong ngắn hạn. Trong khi đó, chi phí quảng cáo lớn có thể ăn vào lợi nhuận".

Trong số các nhà sản xuất bia Nhật Bản, Kirin đang đẩy mạnh bán hàng trực tuyến sản phẩm Ichiban Shibori hàng đầu của mình tại các thị trường Philippines và Malaysia. Suntory Holdings, công ty đã báo cáo doanh số sụt giảm tại Đông Nam Á năm ngoái đang cố gắng sử dụng chiến lược từng thành công tại Nhật Bản.

Nhiều thách thức lớn hơn đang chờ đợi các nhà sản xuất đồ uống. Malaysia dự kiến sẽ cấm bán rượu mạnh tại các địa điểm như cửa hàng tiện lợi ở Kuala Lumpur bắt đầu từ tháng 10. Indonesia, quốc gia đa số theo đạo Hồi và là nền kinh tế lớn nhất khu vực đang cân nhắc cấm hoàn toàn việc sản xuất, bán và tiêu thụ đồ uống có cồn.

Việc ThaiBev quyết định hoãn IPO mảng bia của mình cũng là một tin xấu với Sàn giao dịch Chứng khoán Singapore, nơi đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với Sàn Hồng Kông.

Tin mới

Tờ giấy ăn của Messi được bán đấu giá gần 1 triệu USD
8 phút trước
Tờ giấy ăn mà Barcelona dùng để kí hợp đồng đầu tiên với Messi vừa được đấu giá thành công với số tiền gần 1 triệu USD.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo trúng thầu nhiều lô hàng lớn vẫn… thua lỗ
21 phút trước
Theo các chuyên gia, việc dự báo thiếu chính xác về thị trường đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam "lãnh đòn" khi có biến động về giá. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp khi chưa có hàng trong tay vẫn chạy đua ký hợp đồng, dẫn đến khi giá lúa đầu vào tăng, doanh nghiệp trở tay không kịp.
Đêm ngủ để điều hòa 28-29 độ C có tiết kiệm điện?
58 phút trước
Nhiều người có thói quen để điều hoà 28 - 29 độ khi đi ngủ, cho rằng nhiệt độ này đủ làm mát phòng mà lại tiết kiệm điện, liệu điều đó có đúng?
Phấn đấu "rót" 814 nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế nửa đầu năm, giảm từ 1 - 2% lãi suất cho vay
8 phút trước
Tính đến 31/12/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt 13.569 nghìn tỷ đồng, với mức tăng từ 5% - 6% tín dụng trong 2 quý đầu năm theo chỉ đạo của Thủ tướng, ngân hàng sẽ "rót" vào nền kinh tế tương ứng khoảng gần 680 nghìn tỷ - 814 nghìn tỷ đồng, theo ước tính của Etime.
Báo Mỹ mong chờ sự thể hiện của VF 3 tại các thị trường quốc tế
21 phút trước
Kỷ lục 28.000 cọc mẫu xe VF 3 chỉ trong 66 giờ đã gây ấn tượng với truyền thông quốc tế, điều này hứa hẹn mẫu mini SUV nhà VinFast trở thành “bom tấn” tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.