Các NHTW trên toàn cầu đang làm gì để bảo vệ nền kinh tế trước khủng hoảng kéo dài?

16/09/2020 15:29
Các ngân hàng trung ương toàn cầu nhận thấy rằng các chính sách tiền tệ mà họ từng coi là tạm thời và không theo quy ước đang dần trở thành những chính sách thông thường và được sử dụng lâu dài.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và mới đây là đại dịch Covid-19, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và hầu hết các đối tác quốc tế của họ trở nên tích cực và đổi mới hơn bao giờ hết trong việc bảo vệ nền kinh tế khỏi sự suy thoái và nguy cơ giảm phát.  

Những tháng gần đây đã chứng kiến ​​sự trở lại của không chỉ các chính sách lần đầu tiên được sử dụng trên quy mô rộng lớn sau sự sụp đổ của Lehman Brothers Holdings Inc. (chẳng hạn như nới lỏng định lượng) mà còn là những chính sách đặc biệt hơn.

Biểu đồ của Bloomberg dưới đây cho thấy, hầu hết các ngân hàng trung ương đang đi sâu hơn vào "những điều chưa biết". Chẳng hạn, Fed đang mua các loại trái phiếu khác nhau, ECB duy trì lãi suất âm còn các ngân hàng trung ương của Úc, Ấn Độ đang lặp lại việc kiểm soát đường cong lợi suất của Nhật Bản với các chính sách tác động đến lợi suất trái phiếu tại các kỳ hạn cụ thể, ...

Các NHTW trên toàn cầu đang làm gì để bảo vệ nền kinh tế trước khủng hoảng kéo dài? - Ảnh 1.

Khi chưa có điều gì chắc chắn về sự phục hồi của nền kinh tế trên toàn cầu sau đại dịch và những "vết sẹo" mà Covid-19 để lại cho cả người sử dụng lao động và người lao động, chính sách tiền tệ có thể sẽ được áp dụng "cực kỳ lỏng lẻo" trong nhiều năm tới.

Triển vọng này ngày càng rõ rệt hơn sau quyết định mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khi cho phép lạm phát vượt quá mục tiêu 2% trong tương lai nếu cần thiết. Giờ đây, giới đầu tư đang chờ đợi động thái của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu, cụ thể là cuộc họp chính sách ngày 15 - 16/9 sắp tới của Fed và sau đó là Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương Anh.

Steve Barrow, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối tại Standard Bank, cho biết: "Cuộc khủng hoảng Covid-19 có sức tàn phá lớn hơn rất nhiều lần so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Có đủ mọi lý do để tin rằng việc chuyển sang chính sách tiền tệ thắt chặt để phục hồi sẽ mất nhiều thời gian và có lẽ lâu hơn nhiều so với thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính 2008."

Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đang làm việc nghiêm túc hơn bao giờ hết với các đối tác tài chính của họ. Cuộc tranh luận ngày càng gay gắt là liệu việc thúc đẩy các nền kinh tế cuối cùng có thúc đẩy các ngân hàng trung ương cùng với các chính phủ có thêm nhiều động thái hơn nữa hay không.

Các nhà kinh tế tại Bank of America Global Research tính toán rằng tính đến cuối tháng 7, các ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất 164 lần trong 147 ngày và tung ra các gói kích thích trị giá 8,5 nghìn tỷ USD. Thước đo tỷ giá trung bình toàn cầu của JPMorgan chỉ ở mức 1% và tỷ lệ này của các quốc gia phát triển lần đầu tiên ở dưới mức 0.

Chẳng hạn, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã phản ứng với đại dịch bằng các chính sách tương tự như năm 2008 nhưng nhanh hơn nhiều - và sau đó còn đi xa hơn. Fed đã hạ lãi suất xuống gần bằng 0 và tiếp tục mua trái phiếu chính phủ, cũng như mở rộng quyền cho vay khẩn cấp để viện trợ cho các thành phố, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tập đoàn lớn. Bảng cân đối kế toán của Fed hiện ở mức 7 nghìn tỷ USD, lớn hơn rất nhiều so với 4 nghìn tỷ USD hồi tháng 1 năm nay và mức cao nhất trước đó là 4,5 nghìn tỷ USD vào năm 2015.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Fed đã trì hoãn việc cắt giảm lãi suất xuống dưới mức 0, điều mà ECB và BOJ đã làm nhiều năm trước đó, vì lo ngại làm xáo trộn hệ thống ngân hàng cũng như vấp phải sự phản đối gay gắt từ các nhà lập pháp. Trái với Fed, trong tháng 3 vừa qua, ECB tiếp tục ban hành chính sách lãi suất siêu thấp - thậm chí còn rẻ hơn mức chuẩn của nó - cho các ngân hàng sử dụng tiền mặt để cho vay ra nền kinh tế.

Đối với những tài sản mà các ngân hàng trung ương sẵn sàng mua, đã có một sự thay đổi lớn bên ngoài nước Mỹ. Úc, New Zealand và Canada đã mua trái phiếu chính phủ lần đầu tiên trong năm nay và sau đó cũng mua nợ doanh nghiệp. Hàn Quốc và Thụy Điển bắt đầu mua trái phiếu công ty và thương phiếu. Nhiều ngân hàng trung ương khác cũng đang cam kết giữ chính sách tiền tệ lỏng lẻo trong một thời gian nhất định để thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư, người tiêu dùng và các doanh nghiệp.

Tham khảo: Bloomberg



Tin mới

Yamaha hạ giá loạt xe tay ga hot: Giảm nhiều nhất 16 triệu, xe ăn ít xăng bậc nhất Việt Nam cũng có mặt
10 giờ trước
Yamaha có mẫu xe tay ga ăn xăng chỉ 1,6L/100km, ít bậc nhất tại thị trường Việt Nam.
Bộ Công an thông tin diễn biến điều tra các vụ án sữa giả, thuốc giả
9 giờ trước
Theo Người phát ngôn Bộ Công an, thời gian qua, cơ quan công an điều tra, phát hiện nhiều vụ liên quan đến sữa giả, thuốc giả, trong đó có 3 vụ án chính.
Shopee bất ngờ giảm phí nhiều ngành hàng
9 giờ trước
Với nhiều ngành hàng chủ lực nằm trong nhóm ngành hàng điện tử, nhà cửa và đời sống…, Shopee duy trì mức phí cố định như cũ.
Có 2 sai lầm khi tắt điều hòa: Vừa hại máy lại còn tốn điện, điều thứ 2 ai cũng mắc phải
8 giờ trước
Việc sử dụng điều hòa theo thói quen mà không chú ý đến thiết bị không chỉ khiến máy móc nhanh hỏng mà còn khiến hóa đơn tiền điện tăng cao.
Châu Âu công bố thời gian 'cai' khí đốt Nga, nhà cung cấp thay thế là ‘ông trùm’ quen thuộc
7 giờ trước
Trước đó châu Âu vẫn ‘chốt đơn’ 17 chuyến hàng LNG từ Nga trong tháng 4.

Tin cùng chuyên mục

Một phân khúc ô tô âm thầm tăng tốc trong 3 tháng đầu năm 2025, liệu có đang tạo ra xu hướng mới cho thị trường Việt?
1 ngày trước
Thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang tăng trưởng tích cực.
CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
3 ngày trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
3 ngày trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
30/04/2025 11:56
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.