Cân nhắc áp dụng tiêu chuẩn VietGap cho gạo xuất khẩu

10/12/2017 19:54
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến các chuyên gia nông nghiệp để xây dựng thương hiệu cho gạo xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, gạo xuất khẩu muốn được dán nhãn Thương hiệu Quốc gia phải được trồng theo tiêu chuẩn VietGaP hoặc tương đương.

Hiện nay, gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu nằm trong phân khúc chất lượng thấp, trung bình. Mặc dù lượng gạo được xuất khẩu hàng năm nhiều, từ 5-7 triệu tấn/năm, nhưng lượng ngoại tệ thu về lại ít hơn các nước đã xây dựng được thương hiệu gạo khác như: Thái Lan, Ấn Độ… Đồng thời, gạo Việt Nam cũng chịu sức ép cạnh tranh lớn từ thương hiệu gạo của các nước này. Do vậy, việc đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu gạo là một trong những giải pháp cấp bách của ngành nông nghiệp.

Việt Nam chủ yếu xấu khẩu gạo thô, chưa có thương hiệu. Ảnh: TTXVN

Việt Nam chủ yếu xấu khẩu gạo thô, chưa có thương hiệu. Ảnh: TTXVN

Theo ông Võ Thành Đô, Phó Phó Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT), xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Quốc gia Gạo Việt Nam (Vienam Rice) sẽ đẩy mạnh quảng bá sản phẩm gạo Việt Nam, tạo niềm tin và uy tín của sản phẩm với người tiêu dùng. Từ đó, có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo quy chế là điều kiện để sản phẩm gạo được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia, đó là gạo trong nước phải áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap hoặc các tiêu chuẩn tương đương. Quy định này nhằm đảm bảo sản phẩm gạo có đặc tính và chất lượng ổn định, đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng theo quy định và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, việc áp dụng tiêu chuẩn VietGap trong trồng lúa là quan trọng, cần khuyến khích. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tìm nguyên liệu của Vinafood 1 tương đối khó khăn. Vì qua 3 năm triển khai, vùng lúa trồng theo VietGap là rất ít.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Đức Cường, Công ty TNHH chế biến nông sản TPXK Tường Lân cho rằng, nhiều vùng ở Việt Nam chưa có đủ diện tích lúa trồng theo tiêu chuẩn Vietgap do điều kiện sản xuất manh mún. Do vậy, nên khuyến khích phương thức này nhưng không thể bắt buộc vì thực tế không đáp ứng được.

Về phía Bộ NN&PTNT, ông Võ Thành Đô thừa nhận, một DN làm ra 400.000 tấn gạo sẽ cần tương đương với 80.000 ha vùng nguyên liệu. Không dễ để có đủ diện tích cần thiết. Do vậy, các DN không muốn sử dụng tiêu chuẩn VietGap. Bởi nếu tương ứng với sản lượng xuất khẩu thì diện tích vùng quy hoạch VietGap hiện nay là không đủ.

Nhằm tháo gỡ khó khăn này, ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt cho rằng, Quy chế về nhãn hiệu Gạo Việt Nam không nên quy định “cứng” là sản phẩm đạt VietGap mà chỉ nên đưa vào là sản phẩm thực hành nông nghiệp tốt (GAP) nói chung.

Xuất khẩu gạo năm 2017 của Việt Nam tăng mạnh. Ảnh: TTXVN

Xuất khẩu gạo năm 2017 của Việt Nam tăng mạnh. Ảnh: TTXVN

Ông Định lý giải, ở Việt Nam, tại nhiều vùng trồng lúa, các chỉ số về đất và nước nằm trong ngưỡng cho phép để áp dụng kỹ thuật GAP. Bên cạnh đó, có thể áp dụng tiêu chuẩn về sản phẩm nông sản an toàn TCVN:11892/12017 mới được ban hành để thay thế, đánh giá chất lượng gạo Việt.

Theo dự thảo Quy chế, các loại gạo mang nhãn hiệu chứng nhận phải là gạo trắng, gạo thơm trắng và gạo nếp trắng được trồng tại các vùng được Nhà nước quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu về chất lượng theo quy định.

Tuy nhiên, ông Phan Văn Hòa – Giám đốc Công ty TNHH Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa cho rằng, các giống lúa gạo của Việt Nam hiện nay, ngay cả gạo nếp và gạo thơm đều có nhiều màu khác nhau nên việc quy định chỉ cấp chứng nhận cho gạo có màu trắng là thu hẹp lại các sản phẩm nội địa, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của thị trường.

Liên quan tới vấn đề này, ông Võ Thành Đô cho biết, hiện nay các giống lúa có màu hiện không nhiều, quy chế này trước mắt để phục vụ xuất khẩu theo Đề án của Chính phủ nên chỉ tập trung vào 3 nhóm gạo trên.

Gạo cũng là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua. Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11 năm 2017 ước đạt 389.000 tấn với giá trị đạt 192 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng đầu năm 2017 ước đạt 5,49 triệu tấn và 2,48 tỷ USD, tăng 23,4% về khối lượng và tăng 24,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2017 với 39,8% thị phần.

Tin mới

'Cuộc chiến sinh tồn' trên thị trường xe điện Trung Quốc
3 giờ trước
Một “cuộc đua sinh tử” đã bắt đầu diễn ra trên thị trường xe điện (EV) lớn nhất thế giới.
BCI Asia: Central -"Top 10 nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam năm 2024"
2 giờ trước
Nhà thầu xây dựng Central được Tổ chức Quốc tế BCI Asia Award 2024 vinh danh "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Hàng đầu năm 2024" tại thị trường Việt Nam.
Apple suýt mất top 5 thị phần, các hãng điện thoại Trung Quốc đừng vội mừng
2 giờ trước
Apple đã tụt xuống vị trí thứ 5 về thị phần smartphone ở đất nước tỷ dân, đây chưa phải là "dấu chấm hết" cho Nhà Táo, nhưng CEO Tim Cook và cộng sự nên cẩn trọng.
Lý do người Việt 'chê' du lịch nội địa, đổ xô đi nước ngoài
2 giờ trước
Lượng khách đặt tour du lịch nước ngoài tăng mạnh, dẫn tới tình trạng "cháy vé" ở một số điểm đến cần xin visa như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, du khách trong nước có xu hướng di chuyển bằng đường bộ như tàu hoả, ô tô cá nhân.
Xe Đức hãy dè chừng: CEO Xiaomi Lôi Quân xác nhận nhiều chủ xe sang Mercedes, BMW, Audi... đang chuyển sang xe điện Xiaomi
36 phút trước
CEO Xiaomi đã chia sẻ những thông tin tích cực về mẫu xe điện SU7 tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.686.140 VNĐ / tấn

158.50 JPY / kg

-1.19 %

- -1.90

Đường

SUGAR

10.851.223 VNĐ / tấn

19.42 UScents / lb

-0.31 %

- -0.06

Cacao

COCOA

272.004.366 VNĐ / tấn

10,732.00 USD / mt

-0.67 %

- -72.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.007.555 VNĐ / tấn

229.09 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.795.995 VNĐ / tấn

1,159.27 UScents / bu

-0.07 %

- -0.79

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.616.352 VNĐ / tấn

344.20 USD / ust

-0.98 %

- -3.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.457.349 VNĐ / tấn

45.56 UScents / lb

0.29 %

+ 0.13

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ sấy hiện đại từ Sasaki đồng hành cùng ngành nông sản Việt
59 phút trước
Thương hiệu Sasaki tỏa sáng tại buổi kỷ niệm 65 năm ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với điểm nhấn là công nghệ sấy lạnh đa năng thông minh, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, cung cấp giải pháp sấy đa dạng cho nông sản, hải sản và dược liệu, cam kết ưu việt về hiệu suất và đồng hành phát triển ngành chế biến nông sản.
Dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc phải có nguồn gốc xuất xứ
3 phút trước
Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.
Luật Đất đai 2024: Quy định mới về đất nông nghiệp mang lại quyền lợi cho nông dân?
15 giờ trước
Luật Đất đai 2024 đã quy định mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân lên không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất tại địa phương. Chuyên gia đánh giá quy định mới về đất nông nghiệp có tính đột phá, kỳ vọng nhiều thay đổi tích cực trong thời gian tới.
Thanh long nghịch vụ tăng giá
1 ngày trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.