Cảng bận rộn nhất nước Mỹ đè nặng cả chuỗi cung ứng toàn cầu: Mọi quy trình đều 'sai' ở đúng 1 thời điểm

24/11/2021 18:48
Hiện tại, hệ thống giao thông toàn cầu - đóng vai trò kết nối nhà máy với người tiêu dùng, không đủ sức để hoạt động trong thời gian dài với công suất cao nhất như các tuyến thương mại xuyên Thái Bình Dương như hiện tại. Hệ thống này đã gặp khủng hoảng vào tháng 11.

2 cảng Los Angeles và Long Beach đã trở thành "cửa ngõ" quan trọng nhất đối với nền kinh tế Mỹ trong thế kỷ qua, khi quốc gia này mở rộng hoạt động ra ngoài châu Âu và sang châu Á. Tuy nhiên, trong bối cảnh các vấn đề về chuỗi cung ứng xảy ra, cả 2 cảng này - tiếp nhận gần 40% lượng hàng hóa nhập khẩu cả nước Mỹ, đều bị tắc nghẽn.

Những con tàu có hành trình 2-3 tuần đi qua Thái Bình Dương đều đang đứng chững lại đúng thời gian trên để xếp hàng ở nam California. Sau đó, chúng mới được phép cập cảng và dỡ hàng nghìn container.

Tình trạng tắc nghẽn là do các công ty thuê nhiều tàu hơn để vận chuyển số hàng hóa đã đặt từ vài tháng trước. Họ phải trả cước phí cao hơn nhiều và thường đặt hàng với số lượng lớn hơn trước để đảm bảo có đủ hàng tồn kho.

Hiện tại, hệ thống giao thông toàn cầu - đóng vai trò kết nối nhà máy với người tiêu dùng, không đủ sức để hoạt động trong thời gian dài với công suất cao nhất như các tuyến thương mại xuyên Thái Bình Dương như hiện tại. Hệ thống này đã gặp khủng hoảng vào tháng 11. Dù giới chức lạc quan rằng điều tồi tệ nhất có thể sẽ qua đi, nhưng việc tháo gỡ phải mất nhiều tháng.

Bloomberg đã phân tích "điểm sai" ở cuộc khủng hoảng của các cảng Los Angeles và Long Beach.

Chậm trễ từ khi tàu chưa cập cảng

Các cảng này nằm trên khu đất rộng gần 3.200 ha, có hơn 150 cần cẩu để di chuyển container và gần 50 nhà ga. Cả 2 đều tiếp nhận 3.600 tàu và xử lý khoảng 17 triệu container 20 Feet (hoặc tương đương) mỗi năm. Bất kỳ cú va chạm nào trong quá trình này xảy ra cũng có thể khiến mọi thứ phải tạm dừng.

Các tàu đến xếp hàng đợi ngoài cảng theo 2 nhóm cơ bản: tàu đến 1 điểm neo đậu được chỉ định và tàu sẽ đợi ở vùng nước sâu hơn, xa bờ cho đến khi một trong các điểm trên mở cửa.

Cảng bận rộn nhất nước Mỹ đè nặng cả chuỗi cung ứng toàn cầu: Mọi quy trình đều sai ở đúng 1 thời điểm - Ảnh 1.

Thời gian vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến LA đã tăng gấp đôi

Khi tàu đến điểm neo đậu, cần cẩu tháo dỡ từng container, xếp lên xe tải ở bãi để có thể chuyển đến khu vực xếp hàng, chờ xe tải hoặc tàu hỏa đón. Container được chở đi bằng các khung gầm - đã bị thiếu hụt trong năm qua do lượng hàng nhập khẩu quá lớn. Container rời cảng trên các khung gầm xe tải hoặc tàu hoả. Los Angeles có lợi thế với khoảng 116 dặm đường ray ở bến tàu và 6 khu đỗ tàu.

Cảng bận rộn nhất nước Mỹ đè nặng cả chuỗi cung ứng toàn cầu: Mọi quy trình đều sai ở đúng 1 thời điểm - Ảnh 2.

Số tàu đứng chờ ngoài cảng LA - Long Beach.

Xe tải với rơ-mooc xếp hàng tại cổng để làm 1 trong 3 việc: trả lại 1 thùng rỗng và lấy một thùng hàng, trả lại 1 thùng rỗng/có chứa hàng để xuất khẩu sau đó rời đi, hoặc kéo một khung xe để lấy một thùng có chứa hàng. Các thùng container đang chất đống, được đặt tại khu đất được dùng để chứa container cho hàng nhập khẩu.

Sự chậm trễ bắt đầu diễn ra trước khi tàu được kéo vào bến. Đầu năm trước, chỉ khoảng 6 tàu thả neo ở vịnh gần đó nhưng hiện đã có hơn 70 tàu và đang phải đứng chờ trung bình hơn 18 ngày. Các tàu đang dỡ hàng chậm hơn nhiều so với bình thường vì các container được cẩu lên đất liền với tốc độ cũng chậm chạp. Số hàng này "nằm yên" ở cảng trong nhiều tuần trước khi được đưa vào kho bãi và đi đến khắp nơi.

Sự bùng nổ của hoạt động mua sắm online do ảnh hưởng của đại dịch đã đẩy số hàng hóa vận chuyển đến Mỹ nhiều hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, khi các công nhân dỡ hàng trên những thùng container đầy hàng hóa đến từ châu Á, thì các cảng cũng không đủ không gian để chứa. Do đó, các thùng container "không biết đi về đâu".

Thiếu hụt mọi thứ

Một con tàu được hạn chế thời gian lưu lại bến. Bởi vậy, các nhân viên bốc dỡ hàng thường cố gắng chất toàn bộ container rỗng và chứa hàng lên tàu khi các thùng hàng nhập khẩu sắp được chuyển đi. Khi các thùng rỗng tràn ngập các cảng để chờ xuất khẩu, thì không gian cho các thùng hàng sắp đến là rất ít.

Để giải quyết tình trạng này, 2 cảng này đã đưa ra thông báo tính phí đối với các hãng vận tải biển có tàu bị kẹt tại đây. Kể từ khi công bố vào tháng 10, số lượng container tại cảng đã giảm gần 30%.

Hiện tại, tình trạng thiếu xe tải và khung gầm cũng làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Theo Hiệp hội Vận tải Mỹ, quốc gia này đang thiếu khoảng 80.000 tài xế. Ngoài ra, khung gầm cũng khan hiếm khi thuế quan khiến việc nhập khẩu xe mới từ nước ngoài trở nên khó khăn hơn.

Cảng bận rộn nhất nước Mỹ đè nặng cả chuỗi cung ứng toàn cầu: Mọi quy trình đều sai ở đúng 1 thời điểm - Ảnh 3.

Các tàu container xếp hàng dài để chờ vào cảng.

Khoảng 4/5 container rời cảng LA hiện đang rỗng, tăng 3/4 so với trước đại dịch. Chỉ trong 10 tháng, hơn 335.000 chiếc đã rời khỏi trung tâm hàng hải lớn nhất nước Mỹ, nâng tổng số container rỗng xuất khẩu trong năm 2021 lên 3,3 triệu. Nguyên nhân là do các nhà vận chuyển thúc giục họ quay trở lại châu Á để có thể tính phí cao hơn cho hành trình đến Mỹ.

Để vận chuyển hàng hóa ra vào 2 cảng nhanh hơn, giới chức California đã mở Hành lang Alamea dài 20 dặm vào đầu những năm 2000 để làm đường cao tốc vận chuyển hàng hóa cho tàu hỏa và xe tải. 3 thập kỷ sau, hành lang này không thể đáp ứng đủ hàng nghìn xe tải di chuyển mỗ tuần. Do đó, các xe tải hạng nặng thường chạy qua khu dân cư và trường học để tránh ùn tắc.

Một yếu tố quan trọng khác làm tắc nghẽn bên ngoài các cảng là tình trạng căng thẳng ở nhà kho khắp phía nam California - đất trống còn rất ít, giá thuê tăng gần 30%. Trong khu phát triển Inland Empire, một khu đất 1.860 km2 đang được xây dựng để phục vụ cho một thị trường cần tới hơn 4.600 km2 để đáp ứng nhu cầu.

Các doanh nghiệp nhỏ đang bị mắc kẹt ở khu vực cảng phía nam Californa, trong khi những công ty lớn hơn đang tìm kiếm giải pháp thay thế. Walmart và Target đã bắt đầu thuê tàu riêng để đáp ứng nhu cầu cho mùa mua sắm cuối năm. Ngoài ra, Amazon đã tìm kiếm những cảng thay thế từ Oakland gần California hay Houston gần Gulf Coast.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Có nên đóng cửa khi bật điều hòa vào mùa hè không? Hóa ra tôi đã sai từ đầu!
22 phút trước
Thời tiết nóng dần lên, nhu cầu sử dụng điều hòa của các gia đình cũng dần tăng cao. Nhưng bạn có chắc mình đang dùng nó đúng cách?
Hà Nội kiểm tra, truy xuất nguồn gốc cơ sở khoe cỗ lòng se điếu dài 40m
59 phút trước
Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND quận Cầu Giấy xác minh, truy xuất nguồn gốc thực phẩm của cơ sở quảng cáo có cỗ lòng se điếu dài 40m.
Vụ “lòng se điếu”: TP HCM đang lấy mẫu kiểm nghiệm
49 phút trước
Thanh tra an toàn thực phẩm TP HCM đang kiểm tra mặt hàng “lòng se điếu” đang gây bão và lấy mẫu kiểm nghiệm
Lộ diện 'ngôi sao' sáng nhất của nông sản Việt Nam
28 phút trước
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 4 tháng đầu năm nay đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất siêu đạt trên 5 tỷ USD. Đáng chú ý, cà phê đang trở thành hiện tượng nổi bật nhất với giá trị xuất khẩu lên tới 3,8 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ sau hơn 120 ngày, loài vật tỷ USD của Việt Nam trở thành hiện tượng mới ở Cuba
19 phút trước
Việc nuôi thành công loài vật này tiếp tục trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Cuba.

Tin cùng chuyên mục

Một phân khúc ô tô âm thầm tăng tốc trong 3 tháng đầu năm 2025, liệu có đang tạo ra xu hướng mới cho thị trường Việt?
3 ngày trước
Thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang tăng trưởng tích cực.
CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
03/05/2025 04:10
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
03/05/2025 02:28
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
30/04/2025 11:56
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.