Câu hỏi lớn của Việt Nam: Chẳng lẽ cứ sống mãi kiếp gia công?

21/08/2018 19:42
Bức tranh điển hình của Việt Nam trong chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu vẫn là nhiều lao động, xuất khẩu mạnh nhưng nhập khẩu đầu vào chiếm tới 90%...

"Tôi hi vọng 5 năm tới, chủ đề của tôi sẽ đổi từ made in Vietnam sang made by Vietnam. Như vậy, câu chuyện sẽ không đơn thuần là tạo giá trị gia tăng cao hơn mà còn là tối ưu hoá chúng để tạo lợi nhuận tốt hơn", TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh (BCSI) nói tại diễn đàn về tối ưu hoá chuỗi cung ứng và chiến lược cạnh tranh chiều 21/8.

Nhìn bức tranh hội nhập dưới góc độ của doanh nghiệp, Việt Nam đang rất mở. Sự mở này nếu so sánh trong khu vực Đông Nam Á thì chỉ kém Singapore, xét cả về vai trò của FDI, của xuất khẩu trên GDP.

"Đất nước chưa phải là nước mạnh nhưng đã rất nỗ lực hội nhập", TS. Thành nhận xét và lược kể về 16 Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, trong đó, nhiều hiệp định có chất lượng rất cao.

Những hiệp định đã ký này phủ lên 50 quốc gia, những thị trường lớn nhất trên thế giới, những đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam.

Đến nay, đất nước 90 triệu dân đã hình thành một số cụm công nghiệp mà nếu nhìn vào nhiều năm trước, quy mô đã "phình" to gấp 3-4 lần. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được nhận định là có sức hấp dẫn đến từ lợi thế địa chính trị, dân số trẻ, chi phí lao động dù tăng nhưng vẫn tương đối cạnh tranh.

Thế nhưng điều này không có nghĩa Việt Nam đang quá thuận lợi, theo TS. Võ Trí Thành. Nhiều thách thức đang tồn tại, kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt; trong khi đó, một số loại chi phí như logistics, tài chính đang rất đắt đỏ, sự tham gia trong chuỗi giá trị toàn  cầu vẫn còn hạn chế...

"Số doanh nghiệp Việt Nam có lợi nhuận chỉ đạt 47%", ông Thành cho biết.

Câu hỏi lớn được ông Thành đặt ra là "Việt Nam cứ sống mãi trong kiếp gia công?". Bởi lẽ, bức tranh lớn của Việt Nam đang thể hiện câu chuyện của một quốc gia gia công điển hình với những nhà máy tiêu tốn nhiều lao động, xuất khẩu 10 đồng thì nhập khẩu là 9, giá trị gia tăng thấp lại bị FDI chi phối.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đối mặt với cạnh tranh lớn từ các nước, ví dụ như Ấn Độ khi Samsung đặt thêm nhà máy ở đây.

Để thay đổi diện mạo, TS. Võ Trí Thành gợi ý Việt Nam cần phải cải thiện được hệ thống logistic, hệ thống phân phối hay cung ứng. Một cách tiếp cận khác là phải nâng cao quản trị, bởi nhiều nghiên cứu chỉ ra với việc quản trị tốt hơn, năng suất lao động sẽ tăng từ 10 – 15%.

Hay một cách khác được Viện trưởng BCSI chỉ ra là càng ở đáy chuỗi giá trị, càng nên bắt tay đầu tư vào R&D, rồi thì các khâu khuyến mại, hậu mãi… nhờ vậy, giá trị gia tăng sẽ cao hơn. Tuy nhiên, ông Thành cũng lưu ý các doanh nghiệp không nhất thiết phải tự thân vận động. "Điều quan trọng là phải bắt tay kết nối, lựa chọn đối tác", ông cho biết.

Một gợi ý nữa được ông đưa ra, trong bối cảnh của cách mạng 4.0, là khoác thêm cho sản phẩm "chiếc áo mới" như là xanh hơn, thông minh hơn, biểu tượng và có tính cá thể hơn.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
19 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
1 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
3 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
4 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.