Chính phủ Trung Quốc kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh IPO và trở về nước niêm yết nhằm huy động vốn hỗ trợ nền kinh tế

29/10/2020 15:52
Các công ty Trung Quốc đang tấp nập IPO – điều họ coi là cơ hội để huy động hàng tỷ USD từ thị trường chứng khoán toàn cầu, trong bối cảnh tồn tại nhiều bất ổn từ đại dịch COVID-19 đến căng thẳng chính trị.

Ant Group, gã khổng lồ công nghệ tài chính trực thuộc Alibaba, đang chuẩn bị cho đợt IPO khủng, được chờ đợi từ lâu vào đầu tuần tới. Việc niêm yết kép trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông và sàn chứng khoán công nghệ STAR (Thượng Hải) dự kiến ​​sẽ vượt qua kỷ lục IPO trị giá 29,4 tỷ USD của tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Saudi Aramco gần một năm trước.

Theo CNBC, sự ra mắt lần này của Ant Group dựa trên một xu hướng chung.

Báo cáo của Ernst & Young chỉ ra 1/5 trong số những thương vụ niêm yết công khai toàn cầu trong 9 tháng đầu năm nay, tương đương 180 trong số đó, diễn ra trên Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải. Điều này đưa Thượng Hải trở thành thị trường hàng đầu, vượt qua Nasdaq với 119 thương vụ.

Với thêm 115 đợt IPO ở Thâm Quyến và 99 ở Hồng Kông, và các sàn giao dịch chứng khoán lớn hơn ở Trung Quốc chiếm 45% tổng số IPO toàn cầu trong 3 quý đầu năm nay, theo phân tích của CNBC dựa trên số liệu từ Ernst & Young.

Các công ty Trung Quốc cũng đang theo đuổi thị trường Mỹ, bất chấp áp lực ngày càng tăng từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump nhằm giảm mối quan hệ tài chính với Trung Quốc.

Công ty cho vay và quản lý tài sản Lufax dự kiến niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York với lời đề nghị có thể huy động tới 2,36 tỷ USD, theo thông tin được tiết lộ vào tuần trước.

Kế hoạch này được đưa ra sau khi 23 công ty từ Trung Quốc đại lục đã niêm yết cổ phiếu tại Mỹ trong 9 tháng đầu năm nay, chiếm một nửa số niêm yết xuyên biên giới ở Mỹ trong giai đoạn đó, theo Ernst & Young.

Winston Ma, người đứng đầu quỹ đầu tư quốc gia China Investment Corporation (CIC) ở Bắc Mỹ, nhận định sự quay trở lại của COVID-19, lực cản đối với nền kinh tế toàn cầu và thị trường vốn, cũng như rủi ro chính trị nhà những yếu tố bất ổn tiềm ẩn. Các doanh nghiệp trên thế giới đang chờ đợi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào tuần tới, sự kiện sẽ ảnh hưởng tới các vấn đề quốc tế.

Theo ông Ma, các công ty Trung Quốc vẫn quan tâm đến thị trường Mỹ vì quy mô và vị thế toàn cầu của nó, nhưng các doanh nghiệp chờ đợi càng lâu để IPO, thì nguy cơ họ bị đưa vào danh sách đen của Mỹ càng lớn.

"Không có công ty Trung Quốc nào, đặc biệt là các startup công nghệ, có thể nói chắc chắn rằng họ sẽ không bị "sờ gáy" trong cuộc chiến kỹ thuật số Mỹ - Trung này", ông Ma nói.

Chính phủ Trung Quốc mở cửa

Mặt khác của xu hướng IPO của Trung Quốc là các quy định mới từ Bắc Kinh giúp các công ty dễ dàng niêm yết hơn: một hệ thống dựa trên đăng ký thay vì một hệ thống phải được phê duyệt theo quy định.

Theo số liệu của Ernst & Young, hơn 290 công ty đã niêm yết ở Thượng Hải và Thâm Quyến trong năm nay. Con số này đã vượt qua 200 vụ IPO cho cả năm 2019.

"Vì COVID-19, chính phủ Trung Quốc cũng muốn giúp phục hồi kinh tế, và vì vậy thị trường vốn là một cách để các công ty huy động vốn mà không cần sự hỗ trợ trực tiếp từ chính phủ," ông Terence Ho từ Ernst & Young cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Ông cho biết thêm rằng thị trường chứng khoán đại lục nhìn chung đã ít biến động hơn trong năm nay so với các thị trường lớn khác, điều này đã hỗ trợ cho việc niêm yết công khai.

Ngoài ra, Bắc Kinh đang khuyến khích các công ty địa phương niêm yết ở đại lục hoặc Hồng Kông, thay vì ở nước ngoài. JD.com và NetEase – hai công ty công nghệ đã niêm yết tại Mỹ, cũng đã tổ chức các đợt chào bán thứ cấp tại Hồng Kông trong năm nay.

Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến Trung Quốc, sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán quốc gia châu Á có thể là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng trong năm nay trong khi các nước còn lại trên thế giới đều giảm.

Phân tích từ China Renaissance được công bố đầu tháng này cho thấy tính đến tháng 6, các quỹ nước ngoài nắm giữ gần 8% cổ phiếu loại A (cổ phiếu đại lục) sẵn có để giao dịch, tăng so với khoảng 2% của 5 năm trước. Cổ phiếu loại A là cổ phiếu giao dịch bằng đồng nhân dân tệ của các công ty Trung Quốc được niêm yết trên sàn giao dịch đại lục Thượng Hải và Thâm Quyến.

Tổ chức này nhận định, nhu cầu phân bổ tài sản cho các cổ phiếu Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trong dài hạn.

Một thị trường mới với nhiều rủi ro

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục là thị trường lớn thứ hai trên thế giới tính theo vốn hóa thị trường, nhưng so với thị trường Mỹ thì vẫn nhỏ hơn nhiều và chênh nhau tới vài thập kỷ hoạt động. Tỷ lệ sở hữu cao của nhà sáng lập và lượng cổ phiếu giao dịch có hạn của nhiều công ty Trung Quốc tạo thêm rủi ro đầu tư.

Như người sáng lập Alibaba - Jack Ma đã nói trong một bài phát biểu gây tranh cãi tại một hội nghị vào cuối tuần vừa qua, hệ thống tài chính Trung Quốc vẫn chưa trưởng thành và vấn đề là về cơ bản nó không cho phép rủi ro.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục được mệnh danh là "sòng bạc" trong những năm qua, với sự thống trị của các nhà đầu tư cá nhân có xu hướng thiên về cảm xúc và tin vào sự hỗ trợ về giá của chính phủ. Các nhà chức trách đã cố gắng cho phép các nguồn lực thị trường đóng vai trò lớn hơn, trong khi các tổ chức đầu tư đã tăng đáng kể lượng nắm giữ của họ.

James Early, Giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu đầu tư Stansberry Trung Quốc: "Càng nhiều cơ quan quản lý cho phép nhà đầu tư cố gắng, thì càng nhiều niềm tin vào thị trường".

Ông lưu ý rằng, HĐQT của STAR là tương đối trẻ trung, cộng thêm việc Ant Group sắp niêm yết đang giúp Bắc Kinh xây dựng uy tín vì nghiêm túc trong việc phát triển thị trường vốn.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
8 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.