Chủ động nguồn nguyên liệu, doanh nghiệp thép Việt giảm thiểu rủi ro của thị trường

12/07/2019 18:41
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) quyết định áp mức thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với sản phẩm tôn thép nhập khẩu từ Việt Nam, có sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên, việc áp thuế này không khiến nhiều DN thép Việt Nam lo lắng nhiều do đã có sự chủ động, chuẩn bị từ trước.

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), DOC đã sơ bộ khẳng định việc lẩn tránh thuế đối với thép các bon chống ăn mòn (thường được gọi là tôn mạ) và thép cán nguội của Việt Nam sử dụng nguyên liệu thép cán nóng nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc là có thật để xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trước đó, phía Mỹ cũng đưa ra quyết định áp thuế đối với sản phẩm tôn mạ sử dụng nguyên liệu thép cán nóng từ Trung Quốc lên tới 256,44%.

Tuy nhiên, phía Cục Phòng vệ thương mại cho rằng, các DN sẽ không phải đặt tiền cọc nếu chứng minh được rằng tôn mạ và thép cán nguội không được sản xuất từ thép cán nóng của Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Nhưng nếu DN không chứng nhận được hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ sử dụng nguyên vật liệu từ nguồn nào, DN sẽ bị áp mức thuế áp dụng đối với Trung Quốc do mức thuế này cao nhất để tránh trường hợp trốn thuế.

Có thể nói, quyết định áp thuế của Mỹ với ngành thép Việt Nam thời gian qua là khá "sốc" về mức thuế. Tuy nhiên, các DN đều cho rằng, hành động áp thuế không phải điều bất ngờ; bởi 5 năm gần đây, ngành sản xuất thép Việt Nam liên tục đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, với mức độ ngày càng gia tăng. Do vậy, các DN đã có sự chuẩn bị, chủ động ứng phó. Hiện nay, hai dự án thép Formosa và Dung Quất cũng đã phần nào cung cấp được nguồn thép cuộn cán nóng.

Nói về sự chuẩn bị của DN, ông Vũ Văn Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen cho biết, quyết định này không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Hoa Sen.

"DN đã chủ động sử dụng nguồn nguyên liệu Việt Nam hoặc các nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ không phải từ Trung Quốc, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan để sản xuất các đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ. Đồng thời, Hoa Sen cũng chủ động hợp tác tốt với DOC trong quá trình điều tra, thẩm tra trực tiếp tại Tâp đoàn Hoa Sen, cung cấp tài liệu chứng minh nguồn gốc nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất đến sản phẩm đầu ra theo yêu cầu của DOC một cách minh bạch", ông Thanh cho hay.

Bên cạnh việc chủ động nguồn nguyên liệu, các DN ngành thép cũng đang phải nỗ lực đa dạng hóa thị trường, đặc biệt là hướng tới xuất khẩu vào các thị trường mới nhưng tiềm năng.

Tập đoàn Hòa Phát cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2019, sản lượng thép cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu đều tăng mạnh. Trong đó, thép xây dựng Hòa Phát đã xuất khẩu được hơn 123 nghìn tấn, tăng 35% so với cùng kỳ 2018. Tuy nhiên, ngoài các thị trường truyền thống như Bắc Mỹ và Đông Nam Á, trong những tháng gần đây, Công ty Ống thép Hòa Phát đã mở rộng thêm nhiều thị trường xuất khẩu mới, trong đó đã ghi nhận những đơn hàng đầu tiên được ký kết với đối tác Ấn Độ và Mỹ Latinh. Đặc biệt, với thị trường Ấn Độ, để đạt được giấy chứng nhận xuất xứ C.O form AI, DN này đã đẩy mạnh nhập khẩu nguyên liệu thép cán nóng từ nhiều nhà máy Ấn Độ để đáp ứng các quy tắc xuất xứ…

Tương tự, ông Vũ Văn Thanh cho hay, chiến lược kinh doanh của Hoa Sen là "đi bằng cả hai chân" – thị trường nội địa và xuất khẩu. Nhờ việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa, Tập đoàn Hoa Sen đã giảm thiểu được các rủi ro và nắm được lợi thế cạnh tranh bền vững ở thị trường trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, DN không nên chủ quan mà cần tiếp tục nỗ lực, chuẩn bị những phương án tốt nhất để sống chung với những vụ kiện phòng vệ thương mại có thể diễn ra.

Tin mới

Giá bạc hôm nay 25/7: hạ nhiệt theo giá vàng
5 giờ trước
Giá bạc trên cả thị trường trong nước và thế giới quay đầu giảm do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư.
Kỳ tích lại gọi tên Trung Quốc: Dùng UAV chuyển 180 tấn thép, bê tông lên núi ở độ cao 1.600 m - rút ngắn 10 lần thời gian, 60% nhân công xây dựng trạm điện mặt trời
5 giờ trước
Mỗi chiếc UAV có thể vận chuyển tối đa 400 kg cho một lần di chuyển, vận hành tự động theo tuyến đường được lập sẵn với độ chính xác cực kỳ cao.
Xem trước Suzuki Fronx sắp bán tại Việt Nam: Giá quy đổi từ 415 triệu đồng, ADAS và hybrid là điểm mạnh đấu Raize, Sonet
5 giờ trước
Theo kế hoạch, Suzuki Fronx sẽ về Việt Nam vào tháng 9 tới đây. Mẫu xe này đang được trưng bày trong triển lãm tại Indonesia.
Cốp xe điện VinFast mới rộng thênh thang nhưng đây mới là xe có cốp to nhất: Không phải Lead
6 giờ trước
Cốp xe điện VinFast Evo Grand lên tới 35 lít nhưng vẫn chưa phải lớn nhất thị trường.
Thích, chưa thích gì trên Mitsubishi Destinator, đây là 10 câu trả lời kèm giá kỳ vọng của các KOL Việt đầu tiên được trải nghiệm trực tiếp từ Indonesia!
6 giờ trước
Mitsubishi Destinator được các chuyên gia, KOL ngành xe đánh giá cao thiết kế ngoại thất song vật liệu nội thất chưa tương xứng. Ngoài ra, hầu hết đều cho rằng mức giá 700-850 triệu đồng sẽ giúp Destinator “làm nên chuyện”.

Tin cùng chuyên mục

'Đừng học code nữa, học ngành này đi' - Ngành gì mà CEO của công ty lớn nhất hành tinh nhất định theo bằng được nếu trở lại tuổi 20
1 ngày trước
"Làn sóng tiếp theo của AI không nằm trong mã lập trình mà nằm trong các định luật vật lý", CEO Nvidia Jensen Huang cho biết.
Hyundai Creta 2025 giảm giá mạnh tại đại lý: Bản 'base' còn hơn 564 triệu đồng, kịch sàn giá nhóm xe Nhật, Hàn cùng phân khúc
2 ngày trước
So với các đối thủ, Hyundai Creta không chỉ có giá thấp hơn một chút mà còn là mẫu mới nâng cấp ra mắt gần đây với năm sản xuất mới nhất.
VW Golf giá cao nhất gần 1,9 tỷ đồng: ‘Không gánh doanh số, mà có thể để gõ đầu Civic Type R’
2 ngày trước
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, đây là thời điểm chín muồi để Volkswagen Việt Nam phân phối chính hãng Golf.
Kia Carens bản điện giá quy đổi gần 550 triệu đồng mở bán từ hôm nay, có cơ hội về Việt Nam khi xe xăng sắp bị hạn chế
2 ngày trước
Kia Carens Clavis EV bắt đầu được nhận cọc từ ngày 22/7 với mức cọc quy đổi tương đương khoảng 7,5 triệu đồng.