Chủ tịch Nam Kim Group (NKG): Thị trường quốc tế là miếng bánh lớn với nhiều phân khúc để doanh nghiệp tôn mạ Việt Nam hướng đến

13/10/2021 08:55
Ước tính cho quý 3/2021, tỷ trọng xuất khẩu của NKG chiếm đến 80% sản lượng bán hàng. Để có được con số này, NKG đã sơm dự báo dịch bệnh có dấu hiện lan rộng ở miền Nam đồng thời chuẩn bị nguyên liệu phù hợp cho xuất khẩu. Suốt thời gian giãn cách vừa qua, NKG thực hiện ‘3 tại chỗ’ để duy trì sản xuất và đến hiện tại vẫn không có ca nhiễm nào xảy ra.

Đại dịch bùng phát lần thứ 4 trong nước đặc biệt nghiêm trọng đã gây áp lực lên toàn nền kinh tế nói chung và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Dù vậy, trong nguy có cơ, nhiều lĩnh vực vẫn ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong đại dịch, đơn cử ngành thép.

Không phủ nhận vấp phải rào cản từ sự sụt giảm của thị trường trong nước giữa bối cảnh giãn cách, nhiều đơn vị đã chuyển hướng đẩy mạnh xuất khẩu và duy trì mức tăng trưởng dương trong quý 3/2021. Trên thị trường, sự lạc quan từ trường quốc tế cũng liên tục phản ánh vào giá và đưa nhóm cổ phiếu thép tiếp tục lên đỉnh cao mới.

Tình trạng cung - cầu mất cân đối cục bộ ở nhiều khu vực như châu Âu và Mỹ là cơ hội lớn cho ngành thép Việt Nam

Chia sẻ với chúng tôi về cơ hội từ xuất khẩu, ông Hồ Minh Quang – Chủ tịch Nam Kim Group (NKG) – cho biết: "Thị trường thép toàn cầu những năm qua có sự thay đổi lớn, bắt đầu từ sự trỗi dậy của làn sóng bảo hộ, chiến tranh thương mại từ đầu nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Sang năm 2020, đại dịch xảy ra liên tục làm đảo lộn mọi dự báo, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, nhiều ngành nghề và doanh nghiệp gặp phải khó khăn. Dù vậy, ngành thép may mắn vẫn thuận lợi trên phạm vi toàn cầu, cả thượng nguồn và hạ nguồn".

Trong đó, một số quốc gia đã đặt trọng tâm ưu tiên phát triển một số ngành công nghệ mới và tái cơ cấu một số ngành, bao gồm ngành thép. Chưa kể, đại dịch xảy ra đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng ở nhiều ngành công nghiệp, có cả ngành thép, dẫn đến tình trạng cung - cầu mất cân đối cục bộ ở nhiều khu vực như châu Âu và Mỹ: Chính điều này cũng là cơ hội cho ngành thép Việt Nam với sự đầu tư mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Diễn biến ngược lại tại thị trường trong nước, 5 năm qua với sự đầu tư mở rộng quy mô của các doanh nghiệp trong ngành và cả các doanh nghiệp mới tham gia, công suất của ngành đã trở nên rất lớn dẫn đến việc dư thừa so với nhu cầu của thị trường nội địa. Do vậy, thị trường quốc tế là một miếng bánh thị phần lớn với nhiều phân khúc để doanh nghiệp tôn mạ trong nước hướng đến.

Thực tế cũng ghi nhận, trong tháng 8 xuất khẩu sắt thép các loại đạt 1,53 triệu tấn với trị giá gần 1,5 tỷ USD, tăng 33,8% về lượng và tăng 35,2% về trị giá so với tháng trước (theo Tổng cục Hải Quan). So với tháng 8/2020, trị giá xuất khẩu của mặt hàng này cao gấp 2,5 lần. Đây là tháng có trị giá xuất khẩu sắt thép các loại cao nhất từ trước đến nay và là tháng thứ hai liên tiếp vượt 1 tỷ USD.

Xuất khẩu sắt thép các loại theo tháng giai đoạn 2020 - 2021

Chủ tịch Nam Kim Group (NKG): Thị trường quốc tế là miếng bánh lớn với nhiều phân khúc để doanh nghiệp tôn mạ Việt Nam hướng đến - Ảnh 1.

NKG: Quý 3/2021 tỷ trọng xuất khẩu chiếm đến 80% sản lượng bán hàng

Riêng NKG, trong những năm qua, thị trường nội địa luôn chiếm khoảng 50% trong tổng sản lượng bán hàng. Hiện tại, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nhu cầu trong nước chưa thể phục hồi, do đó quý 3 tỷ trọng Công ty hướng về xuất khẩu nhiều hơn. "Song, điều này không đồng nghĩa việc chúng tôi xem nhẹ thị trường nội địa", Chủ tịch khẳng định.

Ước tính cho quý 3/2021, tỷ trọng xuất khẩu của NKG chiếm đến 80% sản lượng bán hàng. Để có được con số này, NKG đã sớm dự báo dịch bệnh có dấu hiện lan rộng ở miền Nam đồng thời chuẩn bị nguyên liệu phù hợp cho xuất khẩu. Suốt thời gian giãn cách vừa qua, NKG thực hiện ‘3 tại chỗ’ để duy trì sản xuất và đến hiện tại vẫn không có ca nhiễm nào xảy ra.

"Thực sự giai đoạn đầu chúng tôi rất chật vật để thích ứng. Nếu thích ứng không tốt, không có sự chuẩn bị thì chúng tôi không thể nắm bắt cơ hội của ngành để phục hồi trong giai đoạn vừa qua", ông Quang nhấn mạnh.

Từng suy giảm trong giai đoạn 2017-2018 do biến chuyển lớn của ngành thép, NKG từ năm 2020 dần ghi nhận những dấu hiệu tích cực sau nhiều năm quyết liệt tái cấu trúc, đặc biệt dòng tiền cải thiện mạnh mẽ.

Sang năm 2021, hưởng lợi từ thị trường, NKG liên tục bứt phá về lợi nhuận. Kết thúc quý 2/2021, NKG đạt lãi sau thuế 847,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020 chỉ lãi hơn 17 tỷ. Quý 2 theo đó là quý NKG tiếp tục phá kỷ lục lợi nhuận từ trước đến nay, sau khi đạt đỉnh vào quý 1/2021.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu NKG đạt 11.877 tỷ đồng – cao gấp 2,5 lần doanh thu nửa đầu năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế tương ứng thu về 1.166 tỷ đồng – cao gấp 20 lần con số 6 tháng đầu năm 2020, thậm chí cao gấp 4 lần lợi nhuận cả năm ngoái. So với kế hoạch 16.000 tỷ doanh thu và 600 tỷ LNST, nửa đầu năm NKG thực hiện được hơn 74% chỉ tiêu doanh thu và vượt xa 94% chỉ tiêu lợi nhuận.

Chủ tịch Nam Kim Group (NKG): Thị trường quốc tế là miếng bánh lớn với nhiều phân khúc để doanh nghiệp tôn mạ Việt Nam hướng đến - Ảnh 2.

Chia sẻ sâu hơn về hoạt động xuất khẩu, ông Quang cho biết phải nắm bắt được rằng thị trường luôn có sự dịch chuyển theo thời gian, có lúc khó khăn cũng có những lúc thuận lợi. Đơn cử quý 3 năm nay là châu Âu, Bắc Mỹ như quý sau, năm sau lại thêm thị trường châu Á phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát tốt.

Và NKG, Công ty luôn giữ chủ trương hướng đến thị phần quốc tế rộng hơn trong thời gian tới. Hiện, NKG đang xúc tiến dự án đầu tư mở rộng giai đoạn 1 để nâng công suất lên 1,6 triệu tấn vào năm 2023. Dự án này NKG chú trọng đầu tư công nghệ để hướng đến thị trường cao cấp hơn, cụ thể là châu Âu và Mỹ.

Tin mới

Xuất khẩu gạo cao nhất từ trước tới nay
7 giờ trước
Xuất khẩu gạo Việt Nam quý I năm nay đạt gần 2,2 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Riêng tháng 3 đã lập kỷ lục mới về xuất khẩu trong 1 tháng của Việt Nam khi đạt tới hơn 1,1 triệu tấn.
Đây là chiếc Vespa điện phiên bản giới hạn toàn cầu: Giá đắt ngang xe hơi nhưng có tiền cũng khó mà mua!
6 giờ trước
Chiếc xe máy chạy điện hoàn toàn Vespa Electtrica đã được "độ" lại sang xịn đến từng chi tiết bởi hãng độ Mansory nổi tiếng. Đáng chú ý hơn, phiên bản Vespa đặc biệt này chỉ được sản xuất với số lượng giới hạn 99 chiếc.
Rolls-Royce Ghost 11 năm tuổi độ kit như bản 2024: Rao bán 10 tỷ đồng nhưng có điểm dễ khiến khách đặt câu hỏi
6 giờ trước
Chiếc Rolls-Royce Ghost này là lựa chọn dành cho những dân chơi muốn sở hữu xe sang Anh Quốc nhưng ngân sách còn hạn hẹp để mua phiên bản mới.
Kia Sorento hybrid giảm sốc 120 triệu đồng, còn từ 1,029 tỷ đồng, rẻ hơn cả Honda CR-V hybrid
5 giờ trước
Sau chưa đầy 1 tháng, Kia Việt Nam đã điều chỉnh giá toàn bộ dòng Sorento đang phân phối trong nước.
iPhone 16 Pro sẽ "hồi sinh" màu hồng huyền thoại, nhìn "sương sương" đã thấy đẹp không tì vết
5 giờ trước
Hình ảnh cho thấy chiếc iPhone 16 Pro màu hồng lại khiến cộng đồng người hâm mộ Apple "đứng ngồi không yên".

Tin cùng chuyên mục

Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD
16 giờ trước
Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Bội thu từ cho vay margin, lộ diện Top 5 công ty chứng khoán cho vay ký quỹ nhiều nhất?
2 ngày trước
Quý 1/2024 tiếp tục chứng kiến sự gia tăng về giá trị cho vay ký quỹ (margin) của các công ty chứng khoán.
Thị trường “lật mặt”, VN-Index suýt bay mất 20 điểm
3 ngày trước
Cầm cự quanh tham chiếu chỉ được chưa đầy 1 tiếng giao dịch phiên sáng, VN-Index lại quay đầu giảm và sức ép càng gia tăng mạnh cuối phiên chiều.
Công ty chứng khoán đua nhau báo lợi nhuận “bùng nổ”
3 ngày trước
Quý 1/2024 đánh dấu giai đoạn tích cực sau khi chỉ số vượt qua được vùng giá cũ và chinh phục mốc 1.200 điểm. Nhờ sự sôi động của thị trường, nhiều công ty chứng khoán không chỉ có lợi nhuận tăng trưởng tốt mà thậm chí, mức tăng còn gấp nhiều lần kết quả của cùng kỳ năm ngoái.