Chuẩn bị công bố KQKD quý 2, liệu các ngân hàng có giữ được phong độ như quý 1?

22/06/2022 09:17
Ngay quý đầu năm, nhiều ngân hàng đã có một khởi đầu thuận lợi với con số lợi nhuận ấn tượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế hiện tại, liệu các nhà băng còn có thể duy trì được phòng độ của những tháng đầu năm hay không?

Mặt bằng lãi suất huy động cao hơn có thể khiến NIM của ngân hàng đi ngang hoặc thu hẹp

Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng kể từ đầu tháng 5 đến nay. Thậm chí, một số ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn cũng bắt đầu tham gia cuộc đua thu hút tiền gửi nhằm chuẩn bị cho nhu cầu vay vốn tăng nhanh khi gói hỗ trợ lãi suất 2% được áp dụng.

Theo khảo sát thực tế trên thị trường hiện nay, các ngân hàng đều điều chỉnh lãi suất tăng thêm 0,3-0,8%/năm ở một số kỳ hạn. Tính đến tháng 6, câu lạc bộ các ngân hàng có lãi suất huy động trên 7% có thêm nhiều thành viên mới.

Sacombank hiện là ngân hàng chào với mức lãi suất cao nhất, lên tới 7,55% cho kỳ hạn 18 tháng trở lên. Ngoài ra các ngân hàng niêm yết mức lãi suất trên 7% còn có Nam A Bank (7,4%/năm), Kienlongbank (7,3%/năm, kỳ hạn 36 tháng), (7,2%/năm, từ 24 tháng), Viet Capital Bank (7%/năm, kỳ hạn 24 tháng), CBBank (7%/năm, từ 13 tháng),…

Theo các chuyên gia, lãi suất tiết kiệm có chiều hướng gia tăng tác động lên chi phí của các ngân hàng, nhất là khi nhu cầu tín dụng và đầu tư tăng lên, nhưng trước áp lực lạm phát trong nước, thì lãi suất tiền gửi khó giảm xuống.

Nhiều ngân hàng cho biết, lãi suất huy động tăng nhanh được xem là rủi ro của hoạt động ngân hàng và thu hẹp biên độ lãi ròng (NIM) của các nhà bằng trong 6 tháng cuối năm. Các chuyên gia phân tích của VNDirect đanh giá việc cải thiện NIM sẽ chậm lại, thậm chí giảm do các ngân hàng còn đang phải hỗ trợ lãi suất cho vay cho khách hàng trong bối cảnh hồi phục kinh tế sau dịch.

Nếu như trong mỗi trường lãi suất giảm, các ngân hàng có nhiều cơ hội để tăng khả năng sinh lời trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiền gửi giảm nhanh theo các chính sách của nhà điều hành, trong khi lãi suất cho vay giảm chậm hơn vì phụ thuộc vào ý chí và chiến lược kinh doanh của các ngân hàng, thì ngược lại khi mặt bằng lãi suất đi lên trở lại, các ngân hàng có thể đối mặt với không ít thách thức.

Bên cạnh lãi suất huy động tăng mạnh, tăng trưởng tín dụng đang có dấu hiệu chậm lại. Cụ thể, theo con số được công bố bởi NHNN, tăng trưởng tín dụng tính từ đầu năm đến cuối tháng 3 đạt 5,04%; nhưng đến ngày 9/6 đạt 8,15%.

Chuẩn bị công bố KQKD quý 2, liệu các ngân hàng có giữ được phong độ như quý 1? - Ảnh 1.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Xét trên biểu đồ tăng trưởng tín dụng từ đầu năm, chỉ tiêu này tăng mạnh trong quý 1, đặc biệt là nhảy vọt trong tháng 2 sang tháng 3. Giai đoạn từ tháng 3 tới tháng 5 vẫn duy trì "phong độ" mạnh, nhưng đến sau 25/5 bắt đầu chững lại và gần như đi ngang trong tháng 6.

Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chính khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng chậm lại chủ yếu là do các ngân hàng đã cạn room tín dụng. Ví dụ như tại ngân hàng Vietcombank, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 5 đã đạt 9%, gần chạm chỉ tiêu tăng trưởng cả năm mà NHNN cho phép.

Ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán MB (MBS) cho rằng có 2 điểm đáng chú ý của nhóm ngân hàng trong quý II này, đó là mặt bằng lãi suất có xu hướng tăng và tăng trưởng tín dụng đã chậm lại hơn. Vị chuyên gia này cũng đánh giá, triển vọng ngành ngân hàng quý II/2022 chỉ ở mức trung tính và có sự phân hóa khá cao. Các ngân hàng có tăng trưởng tín dụng cao trong quý I, nhiều khả năng kết quả kinh doanh quý II có thể không được lạc quan như trước.

Sẽ không còn nhiều những khoản lợi nhuận bất thường, tìm kiếm động lực tăng trưởng từ những yếu tố khác

Trong quý đầu năm, nhiều ngân hàng ghi nhận tăng trưởng bằng lần nhờ những nguồn lợi nhuận kinh doanh bất thường. Đơn cử như VPBank, trong quý I, ngân hàng này có thu nhập ngoài lãi đạt 8.381 tỷ đồng, cao hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021 nhờ khoản phí hỗ trợ từ thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm giữa VPBank và AIA Việt Nam. Hay khoản nhờ thu từ hoạt động kinh doanh khác tăng đột biến, lợi nhuận quý I của VietABank cũng đạt 339 tỷ đồng, cao gấp 2,7 lần cùng kỳ.

Tuy nhiên, bước sang các quý sau, lợi nhuận bất thường của các ngân hàng sẽ dần mờ nhạt, khi đó động lực tăng trưởng được kỳ vọng đến từ các yếu tố khác. Giới phân tích cho rằng động lực tăng trưởng của ngân hàng từ nay đến cuối năm 2022 dự báo sẽ đến từ 3 yếu tố bao gồm tín dụng tăng trưởng mạnh, thu nhập từ phí tăng và chi phí tín dụng được kiểm soát tốt.

Mặc dù hầu hết các NHTM đã hết room tín dụng, song với đề xuất từ các ngân hàng, Bộ phận phân tích SSI Research kỳ vọng NHNN sẽ cấp thêm hạn mức tín dụng vào thời điểm hợp lí, có thể là quý III năm nay. Nhìn chung, tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2022 sẽ ở mức tương đối tích cực khi các chuyên gia kỳ vọng chỉ tiêu này có thể đạt 15%.

Bên cạnh đó, thu nhập từ dịch vụ thanh toán được dự báo sẽ phục hồi cùng với việc nối lại thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Trong khi đó, thị trường bancassurance dự báo sẽ tiếp tục sôi động.

Báo cáo mới đây của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, các chuyên gia cho rằng bancassurance sẽ là động lực chính giúp thúc đẩy lợi nhuận của các ngân hàng. Theo đó, khi hệ thống NHTM phát triển, thu nhập của các ngân hàng sẽ trở nên ít phụ thuộc hơn vào mảng cho vay, và thu nhập phí sẽ đóng vai trò quan trọng như một động lực thúc đẩy lợi nhuận tăng trưởng trong tương lai.

Còn theo các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán ACB, động lực cho sự tăng trưởng của các ngân hàng trong năm nay sẽ đến từ việc giảm áp lực trích lập dự phòng bên cạnh tăng trưởng tín dụng đạt mức cao.

Mặc dù có nhiều triển vọng, song phong độ quý tới của các ngân hàng sẽ có sự phân hóa. Bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán VNDirect nhận định, với các ngân hàng có đặc điểm như đẩy mạnh tín dụng, hay nâng cao tỷ trọng thu nhập ngoài lãi (thông qua bancassurance, dịch vụ ngân hàng đầu tư, kinh doanh ngoại hối…) sẽ là những ngân hàng chiếm ưu thế.

https://cafef.vn/chuan-bi-cong-bo-kqkd-quy-2-lieu-cac-ngan-hang-co-giu-duoc-phong-do-nhu-quy-1-20220621224152783.chn

Tin mới

Vì sao có thứ nước khác bán được giá đến cả trăm USD, Việt Nam chỉ 5 USD?
9 giờ trước
Châu Âu có thời điểm bán đến 100 USD mỗi tín chỉ carbon. Trong khi đó, đơn giá thỏa thuận trong chương trình tín chỉ carbon với WB là 5 USD/tấn CO2.
Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore
9 giờ trước
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.
Vàng tăng giá 5 tuần liên tiếp
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 19/4 và ghi nhận tuần tăng thứ năm liên tiếp. Bao trùm thị trường là tâm lý lo ngại về các hoạt động trả đũa giữa Iran và Israel - nhân tố đã kích thích nhu cầu đối với các tài sản vốn được coi là nơi
iPhone 16 màu tím đẹp lịm tim, thiết kế cụm camera mới!
7 giờ trước
Những ngoại hình hứa hẹn đưa thế hệ iPhone 16 nối tiếp của Apple trở thành siêu phẩm trong năm 2024.
Các ông lớn TMĐT kiếm hơn 71.000 tỷ đồng trong quý I/2024, một ngành hàng tăng trưởng gần 150%
7 giờ trước
Đây là ngành hàng liên tiếp nằm ở vị trí quán quân trong bảng xếp hạng doanh thu cao nhất trên sàn thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 20/4: Thị trường tự do và ngân hàng tiếp đà lập đỉnh
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết từ ngày 15/4 đến ngày 19/4 tăng từ 24.096 lên mức 24.260 VND/USD, tăng 164 đồng so với đầu tuần.
Cập nhật lãi suất tiết kiệm tháng 4: Nhiều ngân hàng tăng lãi suất
12 giờ trước
Từ đầu tháng 4, lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng có xu hướng tăng trở lại. Nguyên nhân chính của việc tăng lãi suất một phần do tiền gửi vào ngân hàng có xu hướng giảm, tăng trưởng tín dụng chuyển biến tích cực.
Nóng: Giá đặt cọc đấu thầu vàng miếng 81,80 triệu đồng/ lượng, dự kiến 16.800 lượng
1 ngày trước
Tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu lần này là 16.800 lượng. Khối lượng vàng miếng của một lô giao dịch là 100 lượng. Giá tham chiếu đặt cọc là 81,80 triệu đồng/ lượng.
ĐHĐCĐ MBBank: Lợi nhuận quý I/2024 ước đạt 5.800 tỷ đồng, tiết lộ hàng loạt vấn đề "nóng"
1 ngày trước
MBBank cho biết: "Báo cáo tài chính quý I/2024 sẽ được công bố vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau. Dự kiến doanh thu hợp nhất khoảng 12.000 tỷ, lợi nhuận gần 5.800 tỷ đồng. Doanh thu Ngân hàng mẹ đạt hơn 9.700 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 5.200 tỷ đồng".