Chuyên gia đánh giá ra sao về khả năng nhân rộng phương thức hỗ trợ lao động di cư ở vùng dịch qua tài khoản ngân hàng của Hải Phòng?

18/08/2021 15:25
"Khi người lao động thực sự khó khăn quá, mà vì quy trình xin hỗ trợ phức tạp khiến họ không tiếp cận được, thì cái giá phải trả không chỉ là nền kinh tế, mà còn là sức khỏe và tính mạng của con người".

Ngày 15/8 vừa qua, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đã ký văn bản khẩn về việc tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng từ 0h ngày 16/8. Thời gian kéo dài giãn cách là 1 tháng đến ngày 15/9/2021 trên nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó".

Trong bối cảnh này, việc đảm bảo để người dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không để ai đói khổ, thiếu ăn, thiếu mặc để phải rời Thành phố sẽ là điều tối quan trọng để đảm bảo người dân, đặc biệt là lao động di cư yên tâm ở lại, đồng thuận, và chấp hành nghiêm túc các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố.

Đáng chú ý, để góp phần hỗ trợ lao động di cư ở TP Hồ Chí Minh, mới đây, UBND Thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định 2322/QĐ-UBND về phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các hộ gia đình là người Hải Phòng đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo đó, tỉnh sẽ trích nguồn kinh phí Ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 (không tính nguồn vận động mua vaccine) để hỗ trợ cho 1.158 hộ gia đình là người Hải Phòng đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, với mức hỗ trợ 2 triệu đồng/hộ, tổng số tiền là 2,316 tỷ đồng, chuyển kinh phí trực tiếp thông qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Quyết định này đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân ngay khi vừa mới được ban hành.

Dưới góc nhìn chuyên gia, bà Đỗ Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động nhận định: "Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy mô hình của Hải Phòng rất tốt, với hai ưu điểm".

Thứ nhất, bà Chi đánh giá cao quyết định của Hải Phòng khi không muốn đặt người lao động vào tình thế phải chọn lựa giữa về quê hay ở lại, mà họ cung cấp một khoản hỗ trợ nhất định để người lao động có thể tiếp tục ở lại TP Hồ Chí Minh, không buộc phải di chuyển về quê để gây ra những rủi ro lây lan dịch bệnh.

Thứ hai, Hải Phòng đã vận dụng rất tốt các tổ chức xã hội ở địa phương như Hội đồng hương, Mặt trận Tổ quốc... Các tổ chức xã hội tại địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn dịch bệnh, vì họ là người gần gũi nhất với người lao động. Hải Phòng đã liên hệ chặt chẽ với các tổ chức xã hội đó để liên hệ được với người lao động Hải Phòng đang sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh để hỗ trợ.

Tuy nhiên, nếu để trả lời cho câu hỏi, mô hình này có thể nhân rộng được không, thì theo bà Đỗ Quỳnh Chi, câu trả lời là không thể nhân rộng một cách cứng nhắc.

Chuyên gia này lập luận, phải nói rằng, Hải Phòng là một thành phố lớn và họ có ngân sách để có thể thực hiện việc hỗ trợ này. Nếu là các địa phương khác, có nhiều người dân di cư và làm việc tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, nhưng nguồn ngân sách khó khăn hơn thì rất khó để họ có thể xuất ngân sách hỗ trợ người dân di cư như Hải Phòng.

"Chúng tôi đã có thực hiện nghiên cứu về mức lương đủ sống tại khu vực 1, như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... Theo đó, chi phí ăn uống đảm bảo dinh dưỡng tối thiểu cho một hộ gia đình 4 người (2 người lớn, 2 trẻ em) trong điều kiện bình thường năm 2020 khoảng 120-200 nghìn/hộ/ngày. Như vậy nếu hỗ trợ khoảng 2 triệu đồng, thì một hộ gia đình 4 người trong điều kiện bình thường có thể sống từ 10-15 ngày. Song, hiện nay giá cả hàng hóa ở TP Hồ Chí Minh lên rất cao, đặc biệt là các mặt hàng rau, củ, quả… Do vậy khó có thể khẳng định 2 triệu đồng hỗ trợ đó có thể duy trì mức sống cho 1 hộ gia đình trong 10-15 ngày như trong điều kiện bình thường hay không, vì chưa tính đến các chi phí khác như tiền thuê nhà, chi phí y tế trong điều kiện gia đình có con nhỏ…" - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động cho biết thêm.

Do đó, nếu để duy trì hết 1 tháng giãn cách, thì theo chuyên gia này, vẫn cần có phương án rốt ráo hơn, là sự điều phối của nhà nước. Bà Chi cũng chỉ ra, những gói hỗ trợ thông qua hình thức trực tuyến, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng. 

Bà lấy ví dụ, như gói hỗ trợ của Đức rất toàn diện, bao phủ nhiều nhóm đối tượng khác nhau và việc thực thi cũng diễn ra rất nhanh, chỉ cần lên website cung cấp thông tin đầy đủ: họ tên, địa chỉ, số tài khoản ngân hàng…là lập tức có tiền gửi hỗ trợ về tài khoản. Đảm bảo mức sống tối thiểu là điều kiện quan trọng để người lao động thực hiện nghiêm túc việc giãn cách, giúp giảm dịch nhanh.

Và một khi dịch được kiểm soát, nền kinh tế Đức có thể phục hồi rất nhanh chóng. Bởi người lao động không bị kiệt quệ, họ vẫn duy trì được mức sống tối thiểu, nên khi hết giãn cách, ngay lập tức họ có thể trở lại làm việc.

"Đó là mô hình chúng ta có thể học hỏi, phát tiền cho người lao động khó khăn tại vùng dịch và hỗ trợ bằng việc đăng ký online tên, tuổi, công việc, địa chỉ rõ ràng, cùng với tài khoản ngân hàng. Đối với người lao động tự do không có tài khoản ngân hàng có thể sử dụng sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương" - chuyên gia này nói.

"Tất nhiên, sẽ có câu hỏi đặt ra, là có rủi ro hỗ trợ nhầm cho những đối tượng "khai man", không trung thực thì sao? Thực ra, tỷ lệ đối tượng khai man vẫn có, tuy nhiên sẽ không đáng kể so với những người lao động thực sự có nhu cầu. Khi người lao động thực sự khó khăn quá, mà vì quy trình xin hỗ trợ phức tạp khiến họ không tiếp cận được, thì cái giá phải trả không chỉ là nền kinh tế, mà còn là sức khỏe và tính mạng của con người".

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
4 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
29 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
14 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
38 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.