Chuyện ít biết về áo bóng đá - Ngành kinh doanh siêu lợi nhuận: Cứ mỗi 2 giây có 1 chiếc được bán ra, bỏ vốn 1 đồng, bán giá 10 đồng

29/02/2024 11:36
Là một trong những mặt hàng thời trang bán chạy nhất thế giới, với tốc độ bán ra trung bình 1 chiếc mỗi 2 giây. Theo một nghiên cứu mới đây, chi phí sản xuất một chiếc áo bóng đá chỉ bằng 10% giá bán. Điều này đặt ra câu hỏi liệu ngành kinh doanh áo bóng đá có thực sự “siêu lợi nhuận”?

Giá áo đấu tăng không ngừng nghỉ

Người hâm mộ Giải bóng đá Ngoại hạng Anh đang phẫn nộ trước mức giá áo đấu tăng vọt cho mùa giải 2023/24, khi 10 câu lạc bộ đã công bố tăng giá từ 9-14% so với mùa giải trước.

Những chiếc áo đấu đắt nhất thuộc về Manchester United, Arsenal và Fulham, với giá bán lẻ mẫu áo đấu sân nhà là 80 bảng Anh. Nhưng đây chỉ là mẫu cơ bản, nếu muốn thêm huy hiệu chính thức, tên và số áo thì chi phí áo sẽ đội lên mức giá đáng kinh ngạc là 100 bảng Anh.

Theo Tiến sĩ Peter Rohlmann, một chuyên gia tiếp thị thể thao, một chiếc áo đấu thông thường trị giá 80 bảng Anh, chỉ tốn 8 bảng Anh để sản xuất, chi phí đó bao gồm cả nguyên vật liệu, nhân công (thường ở Châu Á) và cước vận chuyển đến Châu Âu. Con số này tương đương với chỉ 10% giá bán lẻ.

Chuyện ít biết về áo bóng đá - Ngành kinh doanh siêu lợi nhuận: Cứ mỗi 2 giây có 1 chiếc được bán ra, bỏ vốn 1 đồng, bán giá 10 đồng - Ảnh 1

Vậy thì 90% còn lại đi đâu?

- Chi phí bán lẻ: Các nhà bán lẻ, thường chính là câu lạc bộ, thông thường sẽ thu được khoảng 26,4 bảng Anh cho mỗi chiếc áo. Số tiền này nhằm trang trải các chi phí vận hành liên quan đến việc bán hàng hóa, bao gồm: Mặt bằng, Nhân công, Điện nước…

- Phần quản lý sản xuất: Các thương hiệu đứng ra sản xuất áo đấu, chẳng hạn như Adidas hoặc Nike , sẽ nhận được một khoảng đáng kể là 23,5 bảng Anh. Mức này bao gồm chi phí thiết kế, phát triển, quản lý chất lượng, đầu tư tiếp thị và một phần lợi nhuận.

- Thuế: Thuế giá trị gia tăng (VAT) chiếm khoảng 13,3 bảng Anh.

- Thu nhập của câu lạc bộ (bản quyền): Bản thân câu lạc bộ chỉ nhận được một khoản phí bản quyền tương đối khiêm tốn là 4,8 bảng Anh cho mỗi áo đấu. Nhưng số tiền có vẻ nhỏ này chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh.

- Tiếp thị và phân phối: Các chi phí bổ sung bao gồm 2,4 bảng Anh cho tiếp thị và 1,6 bảng Anh cho phân phối nội địa, đảm bảo áo đấu đến tận tay người hâm mộ.

Cuộc chơi của những gã khổng lồ

Các câu lạc bộ thường tuyên bố rằng các thương hiệu sản xuất trang phục thi đấu mới là bên quyết định giá, với những ông lớn như Adidas, Nike và Puma đóng vai trò chủ đạo, thiết lập mặt bằng giá cho cả ngành.

Nhưng các câu lạc bộ không hoàn toàn "vô tội" trong câu chuyện tăng giá này, vì ngành áo đấu bóng đá hoạt động chủ yếu theo mô hình bản quyền. Thay vì tự sản xuất và phân phối trực tiếp, các câu lạc bộ đã nhượng quyền cho các thương hiệu như Adidas để đổi lại phí bản quyền và nhiều lợi ích tài chính khác.

Chuyện ít biết về áo bóng đá - Ngành kinh doanh siêu lợi nhuận: Cứ mỗi 2 giây có 1 chiếc được bán ra, bỏ vốn 1 đồng, bán giá 10 đồng - Ảnh 2

Về phần Adidas và Nike , các thương hiệu này sẽ chịu trách nhiệm về thiết kế, phát triển, tiếp thị và phân phối toàn cầu, thông qua đó cho phép họ nắm giữ một phần lợi nhuận đáng kể. Những khoản đầu tư khổng lồ vào chuỗi cung ứng đã giúp Adidas và Nike toàn quyền thiết lập giá cả và chi phối tỷ lệ lợi nhuận tổng thể.

Kẻ chiến thắng cuối cùng

Xét về mặt tài chính, Adidas và Nike dường như "thắng lớn" trong thương vụ này với thị phần thống trị và lợi nhuận ròng đáng kể. Các thương hiệu này đã tận dụng mạng lưới toàn cầu, sức ảnh hưởng của thương hiệu và khả năng tiếp thị để chiếm phần lớn doanh thu.

Tính đến năm 2023, Adidas và Nike nắm giữ trên 70% trong thị trường đồ thể thao toàn cầu (Nguồn: Statista). Trong phân khúc áo đấu bóng đá, Adidas và Nike nắm giữ vị trí thống trị với ước tính thị phần vượt qua mốc 80%.

Không những thế, số lượng đơn hàng khổng lồ cho phép Adidas và Nike hưởng lợi từ quy mô kinh tế, giảm chi phí sản xuất và từ đó tăng thêm lợi nhuận. Năm 2022, Adidas báo cáo doanh thu 21,4 tỷ euro và lợi nhuận ròng 1,9 tỷ euro. Nike báo cáo doanh thu 46,7 tỷ USD và thu nhập ròng 6,7 tỷ USD.

Chuyện ít biết về áo bóng đá - Ngành kinh doanh siêu lợi nhuận: Cứ mỗi 2 giây có 1 chiếc được bán ra, bỏ vốn 1 đồng, bán giá 10 đồng - Ảnh 3

Mặc dù không trực tiếp nắm phần lớn lợi nhuận từ áo đấu, các câu lạc bộ vẫn hưởng một phần lợi từ phạm vi tiếp cận rộng lớn của các thương hiệu toàn cầu như Nike và Adidas.

Việc hợp tác với những ông lớn đồ thể thao cũng góp phần nâng cao danh tiếng  và lượng người hâm mộ của câu lạc bộ, từ đó gia tăng khả năng thu hút thêm các hợp đồng tài trợ và cuối cùng thúc đẩy doanh thu trong dài hạn.

Như thương vụ giữa Manchester United và Adidas vào năm 2014, khi Adidas ký hợp đồng trị giá 750 triệu bảng Anh trong 10 năm với Manchester United. Điều này đảm bảo cho câu lạc bộ một nguồn thu nhập đáng kể bất kể doanh số áo đấu, đồng thời cũng tăng cường sự tiếp cận toàn cầu của cả hai thông qua các chiến dịch marketing phối hợp.

Đặc biệt là thỏa thuận trị giá 150 triệu bảng Anh trong 5 năm của Liverpool FC với Nike . Mặc dù giảm so với mức 45 triệu bảng Anh mỗi năm dưới thời New Balance, nhưng Liverpool FC sẽ nhận lại được 20% tiền bản quyền trên doanh số bán hàng.

Báo cáo "Cảnh quan tài chính và đầu tư của các câu lạc bộ châu Âu" tiết lộ Liverpool FC đã kiếm được 113,1 triệu bảng Anh từ doanh số áo đấu và hàng hóa trong mùa giải 2022/23 và 117,3 triệu bảng Anh trong mùa giải 2021/22, vươn lên vị trí thứ 5 trên toàn cầu.

Thanh Sang

Tin mới

Nắng nóng gay gắt, cảnh báo khẩn vì tiêu thụ điện tăng kỷ lục
10 giờ trước
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra ở cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện toàn quốc tăng cao kỷ lục, đạt xấp xỉ 1 tỷ kWh/ngày.
Giá dầu trung bình năm nay ra sao? World Bank tung dự báo khiến nhiều quốc gia nhập khẩu thở phào
3 giờ trước
Nếu dự báo của WB trở thành hiện thức, các nước nhập khẩu dầu mỏ sẽ vui mừng thở phào.
Toyota Land Cruiser Prado 2024 được đăng ký thêm loạt bộ phận tại Việt Nam, có thể sắp ra mắt với giá tạm tính khoảng 3 tỷ
4 giờ trước
Toyota Land Cruiser Prado thế hệ mới có thể coi là không liên quan chút nào tới đời cũ, với khung gầm và thiết kế khác biệt hoàn toàn.
Tổng Giám đốc VPBank: Kế hoạch lợi nhuận "rất thách thức" 23.165 tỷ đồng, hiện diện thương hiệu tại Nhật Bản
4 giờ trước
Sáng ngày 29/04, Ngân hàng TMCP Việt Nam – Thịnh Vượng (VPBank) tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2024.
Đường vành đai nghìn tỷ ở Cần Thơ "vướng đủ thứ" sau hơn 17 tháng khởi công
4 giờ trước
Sau hơn 17 tháng khởi công, dự án đường vành đai phía Tây TP.Cần Thơ gặp phải một số khó khăn. Có 3 gói thầu xây lắp chưa được triển khai, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, thiếu cát đắp nền, nền tái định cư cho các hộ dân chưa đủ điều kiện để bàn giao,...

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 29/4: Thế giới "nín thở" chờ dữ liệu mới, giá USD chợ đen tăng vọt
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 29/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 29/4 hiện đang ở mức 24.246 đồng, giữ nguyên mức giao dịch cuối tuần qua.
Các "ông lớn" Google, Facebook, Tiktok đã nộp hơn nửa tỷ USD tiền thuế ở Việt Nam
8 giờ trước
Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, 4 tháng đầu năm 2024, các "ông lớn" như Google, Facebook, Tiktok, Microsoft, Netflix hoạt động ở Việt Nam đã nộp hơn 3.000 tỷ đồng tiền thuế.
Cẩn trọng khi nhập thông tin cá nhân trên sàn thương mại điện tử Starlink
19 giờ trước
Qua phép thử của PV, những chiêu gài bẫy tỏ ra khá tinh vi khi sử dụng những thương hiệu uy tín trong các lĩnh vực.
Vietcombank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 17 năm 2024
1 ngày trước
Sáng ngày 27/04/2024, tại Hội trường Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank, khu đô thị Ecopark, xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ - Đại hội) lần thứ 17, năm 2024.