Cơ hội trăm năm có một: Viết lại kịch bản công nghiệp ô tô

Xu hướng chuyển sang ô tô điện là tất yếu. Việt Nam trở thành “đại bản doanh” ô tô điện trong tương lai. Phát triển xe điện là “cơ hội vàng”, trăm năm mới có 1 lần, để Việt Nam viết lại kịch bản ngành công nghiệp ô tô.

Xu hướng chuyển sang ô tô điện là tất yếu. Việt Nam trở thành “đại bản doanh” ô tô điện trong tương lai. Phát triển xe điện là “cơ hội vàng”, trăm năm mới có 1 lần, để Việt Nam viết lại kịch bản ngành công nghiệp ô tô.

 

Viết lại kịch bản công nghiệp ô tô

Mẫu xe điện VF e34 đã được Công ty ô tô VinFast chính thức công bố ra mắt tại thị trường Việt Nam. Nằm trong phân khúc SUV hạng C, xe được trang bị động cơ điện công suất 110 kW (147 mã lực), tương đương động cơ xăng 2.0L. Sử dụng gói pin có dung lượng 42 kWh, khi sạc đầy sẽ đi được khoảng 285km. Xe được hỗ trợ sạc siêu nhanh, 18 phút nạp pin sẽ di chuyển được khoảng 180 km. 

VF e34 là chiếc xe thông minh với trợ lý ảo, hỗ trợ tiếng Việt đa vùng miền, ra lệnh bằng giọng nói. Xe có khả năng thiết lập, theo dõi và ghi nhớ hồ sơ người lái, điều hướng và dẫn đường. VF e34 có chế độ bảo hành lên tới 10 năm và giá bán là 690 triệu đồng.

Cơ hội trăm năm có một: Viết lại kịch bản công nghiệp ô tô
Đến nay Vinfast đã xây dựng 10.000 cột sạc trên toàn quốc

Tại TP.HCM, một DN sản xuất lắp ráp xe tải cho biết đang tiến hành thử nghiệm một số mẫu xe tải điện, sắp tới sẽ tung ra thị trường. Một số hãng xe cũng đang “nhòm ngó” thị trường xe điện của Việt Nam. Một số doanh nghiệp FDI ô tô lớn tại Việt Nam đã có những buổi làm việc với cơ quan chức năng, với ý định mở rộng đầu tư, hướng tới sản xuất lắp ráp ô tô điện trong tương lai. Riêng Tập đoàn Mitsubishi Nhật Bản từ lâu đã có mong muốn đầu tư vào sản xuất lắp ráp điện hóa tại Việt Nam. 

Khác với xe động cơ đốt trong, muốn phân phối được xe điện, các DN còn phải đầu tư cho hạ tầng, cụ thể là các trạm sạc, đổi pin; nhờ đó sẽ giúp Việt Nam có được hạ tầng xe điện phát triển rộng khắp. 

VinFast cho biết đến nay đã xây dựng 10.000 cột sạc trên toàn quốc, dự kiến sẽ đầu tư tiếp 30.000 cột sạc nữa trong thời gian tới. Trước đó các DN như Mitsubishi Việt Nam, Porsche Việt Nam cũng đã bắt tay vào đầu tư các trạm sạc pin để phục vụ cho phân phối xe điện. 

Mặc dù còn mới mẻ nhưng thị trường xe điện Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng. Khảo sát của Công ty tư vấn chiến lược quốc tế Frost & Sullivan (Mỹ) vào năm 2017 cho thấy, có 33% người tiêu dùng Việt Nam nghĩ đến mua xe điện ngay từ lần đầu. Việt Nam có dân số trẻ và rất nhiều người sử dụng Internet. Sự hứng thú với công nghệ xe điện của người Việt đã vượt qua những hạn chế của nó như giá thành cao, sạc pin tốn thời gian. Đây là thị trường thực sự tiềm năng, Frost & Sullivan nhận xét. 

VinFast cũng thông báo, đã có 25.000 khách hàng đặt mua mẫu xe điện VF e34 sau khoảng 6 tháng mở bán. Nhiều khách hàng ký hợp đồng đặt cọc từ rất sớm, dù chưa biết chiếc xe cụ thể như thế nào.

Cơ hội trăm năm có một: Viết lại kịch bản công nghiệp ô tô
 Việc phát triển xe điện phụ thuộc rất lớn vào chính sách của mỗi nước

Giới chuyên môn nhận định, phát triển xe điện chính là “cơ hội vàng” để Việt Nam viết lại kịch bản ngành công nghiệp ô tô. Bởi xu hướng chuyển sang ô tô điện là tất yếu. Khi đó, một số quốc gia có ngành công nghiệp ô tô phát triển sẽ gặp phải thách thức. Nhiều linh kiện và cụm linh kiện cung cấp cho ô tô sử dụng động cơ đốt trong như động cơ, hộp số sẽ bị loại bỏ dần... dẫn đến phải giảm và ngừng hoạt động, ảnh hưởng tới sản xuất và việc làm của hàng trăm nghìn lao động.

Tuy nhiên, Việt Nam không phải chịu những tác động này bởi ngành công nghiệp ô tô chưa phát triển, chưa phụ thuộc nặng nề vào xe sử dụng động cơ đốt trong; do đó, có cơ hội phát triển ngay. Ngoài ra, với vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động hậu cần toàn cầu và lực lượng lao động có tay nghề, cùng luật giao thông bên phải là yếu tố quan trọng trong bố trí và chi phí sản xuất. Những yếu tố này đủ điều kiện biến Việt Nam trở thành “đại bản doanh” ô tô điện trong tương lai.

Trăm năm có một

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng ban Hoạch định chiến lược Toyota Việt Nam, nhận hay, theo các dự báo, đến 2030, thị trường ô tô Việt Nam sẽ đạt doanh số bán 1 triệu xe/năm, gấp 3 lần hiện tại. Như vậy, số người chấp nhận sử dụng xe điện sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, việc phát triển xe điện phụ thuộc rất lớn vào chính sách của mỗi nước. Đây là vấn đề cạnh tranh quốc gia. Tập đoàn Toyota nhận định, xe điện là sự thay đổi 100 năm mới có một lần.

Trong khu vực, Thái Lan đã công bố đề án trở thành trung tâm sản xuất ô tô điện và xe máy điện của ASEAN; dự kiến sẽ đạt 750.000/năm chiếc vào năm 2030. Mục tiêu đầy tham vọng này dần được hiện thực hóa bằng những chính sách tổng thể nhằm đưa giá xe điện xuống gần với giá xe chạy xăng, dầu và đem đến sự thuận tiện trong sử dụng, vận hành. 

Cơ hội trăm năm có một: Viết lại kịch bản công nghiệp ô tô
Các DN vẫn chờ sự ra đời của chính sách phát triển công nghiệp xe điện.

Trong khi đó, Indonesia đang trên đường trở thành trung tâm sản xuất xe điện của khu vực và có tham vọng vượt qua Thái Lan về quy mô. Các hãng xe đang xếp hàng để đầu tư vào Indonesia, bởi những chính sách hấp dẫn được ban hành.

Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có lộ trình, mục tiêu phát triển xe điện, chưa có hệ thống các tiêu chuẩn và quy chuẩn đầy đủ về tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn của các bộ phận, hệ thống và xe hoàn chỉnh. Các chính sách ưu đãi vẫn còn nhỏ lẻ và thiếu hấp dẫn. Các DN vẫn chờ sự ra đời của chính sách phát triển công nghiệp xe điện. 

Theo ông Dương Đình Giám, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương), cái khó nhất của ngành sản xuất xe điện hiện nay là cần chính sách hỗ trợ phù hợp, chứ không phải công nghệ, trong khi nhiều nhà sản xuất vẫn đang chờ chính sách để quyết định đầu tư. Quốc gia nào có chính sách tốt thì ngành công nghiệp xe điện sẽ phát triển và ngược lại.

Muốn phát triển công nghiệp xe điện, không phải chỉ có mỗi ưu đãi thuế, phí là đủ mà cần một chiến lược tổng thể với tầm nhìn xa. Từ quy hoạch, đến hỗ trợ phát triển sản xuất, tổ chức vận hành và thu hồi sản phẩm... Nhiều nước đã đưa ra lộ trình cấm bán xe động cơ đốt trong, vào những thời điểm cụ thể, để hướng tới xe điện. 

Nếu Việt Nam không phát triển xe điện, với những lộ trình cụ thể thay thế xe động cơ đốt trong, nguy cơ chúng ta sẽ trở thành nơi tiêu thụ những sản phẩm công nghệ lạc hậu, ông Giám nói.

Khi ngành công nghiệp xe điện phát triển, đương nhiên sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn, từ tạo việc làm, nâng tầm công nghiệp chế biến chế tạo, đóng góp lớn vào GDP hàng năm và góp phần quan trọng giúp Việt Nam thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”, trở thành quốc gia phát triển, có công nghệ cao.

Trần Thủy

Tin mới

Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ có tên trong danh sách cùng với Zlatan Ibrahimovic, John Cena
2 giờ trước
Với việc sở hữu nhiều chiếc siêu xe mang logo Ferrari, ông Đặng Lê Nguyên Vũ được cho là đã trở thành khách hàng VIP của hãng - một việc có tiền chưa chắc đã thực hiện được.
"Sau khi dùng thử Galaxy S24, tôi nghĩ Samsung nên lấy cắp ngay trò này của iPhone": Đảm bảo bán chạy hơn
3 giờ trước
Samsung có lẽ đang làm thừa một chiếc điện thoại. Doanh số của mẫu này trong dòng Galaxy S năm nào cũng tồi tệ.
Nokia 3210 (2024) rò rỉ: "Điện thoại cục gạch" huyền thoại trở lại sau 25 năm
3 giờ trước
Trước đó, HMD Global đã hé lộ về màn hồi sinh của mẫu điện thoại biểu tượng này.
Apple cảnh báo nóng: Tuyệt đối không được sạc iPhone theo cách này vì rất dễ gây cháy nổ, nhiều người Việt đang mắc phải cần thay đổi ngay!
3 giờ trước
Gã khổng lồ công nghệ Apple đã đưa ra cảnh báo về thói quen người dùng để điện thoại sạc pin qua đêm khi đang ngủ.
Giá USD hôm nay 29/4: Thế giới "nín thở" chờ dữ liệu mới, giá USD chợ đen tăng vọt
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 29/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 29/4 hiện đang ở mức 24.246 đồng, giữ nguyên mức giao dịch cuối tuần qua.

Tin cùng chuyên mục

Hãng xe chuẩn bị vào Việt Nam sắp tung ra siêu phẩm SUV cỡ trung chỉ 'ăn' xăng 1,38 lít/100km, thách thức Mazda CX-5
4 giờ trước
Nằm trong phân khúc SUV cỡ trung, xe có giá bán từ 500 triệu đồng.
Xuất khẩu phục hồi nhưng ngành da giày vẫn còn nhiều nỗi lo
10 giờ trước
Quý I năm nay, xuất khẩu ngành da giày đạt 5,6 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy vậy, ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, khó khăn lớn nhất là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu.
Bình Dương: Nan giải chuyện di dời doanh nghiệp lên phía Bắc
14 giờ trước
Việc di dời hàng ngàn nhà máy từ phía Nam lên phía Bắc của Bình Dương là di dời cả 1 hệ sinh thái gắn liền với người lao động, doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành tại cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo
16 giờ trước
Chiều 28/4, tại hầm Núi Vung (Ninh Thuận), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo và Diễn Châu – Bãi Vọt. Đây là 2 dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đánh dấu việc hoàn thành cơ bản 11 dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1.