Cơn khủng hoảng của ngành công nghiêp 500 tỷ USD đang tạo ra một thế lực mới - "quyền sinh sát" giờ đây nằm trong tay những "kẻ tí hon chỉ biết làm thuê, bị bùng hợp đồng như cơm bữa"

09/11/2021 19:42
Những nhà sản xuất chip ít danh tiếng, nhà máy cũ kỹ bất ngờ trở thành kẻ nắm quyền trong tay, yêu cầu đối tác cam kết hợp đồng dài hạn, đầu tư mở rộng nhà máy - điều trước đây họ có mơ cũng không dám đề xuất.

Kể từ năm 1989, Microchip Technology đã hoạt động trong ngành công nghiệp điện tử, chế tạo ra những con chip được gọi là bộ vi điều khiển (microcontrollers) để bổ sung sức mạnh tính toán cho ô tô, thiết bị công nghiệp và nhiều sản phẩm khác.

Tình trạng thiếu chip toàn cầu đã nâng tầm danh tiếng của công ty. Nhu cầu đối với các sản phẩm của Microchip hiện lớn hơn 50% so với khả năng cung cấp của họ. Điều này mang đến cho công ty có trụ sở tại Arizona (Mỹ) một thứ quyền lực xa lạ, thứ mà họ mới chỉ nếm trải trong năm nay.

Trước đây, Microchip cho phép khách hàng huỷ đơn hàng trong vòng 90 ngày trước khi giao hàng thì giờ đây, họ ưu tiên giao hàng cho những khách hàng đã ký hợp đồng trong 12 tháng, không thu hồi hoặc dời lịch. Những cam kết này giúp Microchip tự tin hơn để thuê nhân công và mua sắm thiết bị đắt tiền để tăng sản lượng.

Những hợp đồng như vậy chỉ là một ví dụ cho thấy ngành công nghiệp chip trị giá 500 tỷ USD đang thay đổi như thế nào vì tình trạng thiếu chất bán dẫn. Việc thiếu các thành phần nhỏ bé – vốn đang chèn ép các nhà sản xuất ô tô, máy chơi game, thiết bị y tế và nhiều hàng hoá khác – là một lời nhắc nhở rõ ràng về vai trò quan trọng của chip, hoạt động như bộ não máy tính và các sản phẩm khác.

Cơn khủng hoảng của ngành công nghiêp 500 tỷ USD đang tạo ra một thế lực mới - quyền sinh sát giờ đây nằm trong tay những kẻ tí hon chỉ biết làm thuê, bị bùng hợp đồng như cơm bữa - Ảnh 1.

Những người hưởng lợi rõ ràng nhất là các nhà sản xuất chip khổng lồ như TMSC (Đài Loan), cung cấp dịch vụ được gọi là "xưởng đúc" để chế tạo chip cho các công ty khác. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ít tên tuổi hơn như Microchip, NXP Semiconductors, STMicroelectronics, Onsemi hay Infineon – thiết kế và bán hàng nghìn loại chip cho hàng nghìn khách hàng - cũng đều "lên hương".

Khách hàng của họ, trước đây vốn chỉ quen với việc "mua đứt bán đoạn" thì giờ đang chuyển mình trở thành "đối tác", thực hiện các cam kết mua hàng dài hạn hoặc đầu tư để giúp nhà sản xuất chip tăng sản lượng. Các nhà sản xuất hiện cũng có quyền yêu cầu đối tác chia sẻ sớm thông tin về loại chip mà họ cần, giúp dễ dàng đưa ra các quyết định về sản xuất. "Sự hợp tác đó là những gì chúng tôi cần", Hassane El-Khoury – CEO của Onsemi cho biết.

Một số nhà sản xuất chip cho biết họ vẫn sử dụng quyền lực mới của mình một cách hạn chế, giúp khách hàng của mình tránh được các vấn đề như nhà máy ngừng hoạt động và không tăng giá quá nhiều. Họ cho rằng việc "đục khoét" khách hàng có thể tạo ra hiệu ứng xấu.

Mặc dù vậy, sự chuyển dịch quyền lực vẫn rất rõ ràng. "Người mua giờ đây có rất ít quyền", Mark Adams – CEO của Smart Global Holdings – công ty sử dụng chip nhớ cho biết. Marvell Technology – công ty ở thung lũng Silicon chuyên thiết kế chip và thuê ngoài sản xuất nếm trải sự thay đổi này. Trước đây, họ thường đưa ra ước tính cho các xưởng đúc về nhu cầu của mình trong 12 tháng thì từ tháng 4/2021, họ phải đưa ra dự báo trong 5 năm tới.

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất chip đã phải vật lộn để giữ cho nhà máy của họ hoạt động có lãi, đặc biệt khi doanh số bán hàng sụt giảm với các mặt hàng như laptop, smartphone. Tuy nhiên, trong quý III, tổng doanh số bán chip đã tăng gần 28% lên 144,8 tỷ USD, theo Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn.

Nhiều năm hoạt động theo tiêu chuẩn cũ đã làm cạn kiệt năng lực sản xuất dư thừa, đồng thời các nhà cung cấp cũng ít bán các loại chip độc quyền hơn. Do đó, người mua từng có thể đặt và huỷ đơn hàng mà không cần thông báo trước để tìm đến một nhà sản xuất chip khác với giá thấp hơn.

Cơn khủng hoảng của ngành công nghiêp 500 tỷ USD đang tạo ra một thế lực mới - quyền sinh sát giờ đây nằm trong tay những kẻ tí hon chỉ biết làm thuê, bị bùng hợp đồng như cơm bữa - Ảnh 2.

Có một điểm đặc biệt trên thị trường chất bán dẫn là nhà sản xuất đang ưu tiên phát triển các nhà máy sử dụng công nghệ cũ. Chẳng hạn, không hề ngạc nhiên khi một công ty công bố xây dựng nhà máy mới, nhưng lại sử dụng các dây chuyền sản xuất có tuổi đời 5-10 năm. TSMC mới đây cho biết họ sẽ xây dựng một nhà máy như vậy tại Nhật Bản. Samsung Electronics cũng cho biết đang xem xét xây dựng một nhà máy tương tự.

"Trong năm qua, chúng tôi bán lượng vi điều khiển nhiều hơn cả thập kỷ trước", Marc Barnhill – Giám đốc kinh doanh của Smith – nhà phân phối chip tại Mỹ cho biết. Hiện tại, khách hàng muốn mua bộ vi điều khiển phải đợi hơn 1 năm và giá đã tăng gấp 20 lần.

Các khách hàng lớn như nhà sản xuất ô tô cũng đã bắt đầu nói chuyện trực tiếp với nhà sản xuất, thay vì tuân theo thông lệ điển hình là làm việc thông qua nhà thầu phụ. Tháng trước, General Motos đã ký một thoả thuận với Wolfspeed để "đặt chỗ" các con chip phù hợp cho linh kiện tiết kiệm năng lượng cho ô tô điện.

Mặc dù sự thay đổi của thị trường mang đến vị thế mới cho các công ty như Microchip, họ cũng có những cơn đau đầu của riêng mình. Ông Moorthy cho biết công ty đang cố gắng sản xuất nhiều chip hơn tại 3 nhà máy của mình nhưng nhu cầu tăng nhanh hơn những gì họ có thể làm. "Việc mở rộng nhà máy không dễ dàng. Công ty phụ thuộc rất nhiều vào việc mua các thiết bị sản xuất đã qua sử dụng nhưng toàn bộ số đó đã cạn kiệt trong khi việc mua thiết bị mới có thể mất 12-18 tháng và tốn nhiều chi phí hơn".

Tham khảo: Ny Times

Tin mới

Hãng xe Trung Quốc GAC dễ mang loạt xe xăng này về cho khách Việt: Có SUV chung ‘mâm’ Palisade, Creta, minivan như Alphard
3 giờ trước
Mặc dù đã có xe điện GAC được trưng bày tại đại lý, Tan Chong cho biết ban đầu sẽ chỉ nhập khẩu và phân phối các dòng xe xăng của thương hiệu Trung Quốc tại Việt Nam.
Doanh số Hyundai tháng 4/2024: Santa Fe tăng trưởng ấn tượng 105%, Accent vẫn là gà đẻ trứng vàng
3 giờ trước
Kết thúc tháng 4/2024, Accent tiếp tục là mẫu xe bán chạy nhất nhà Hyundai với doanh số 848 xe. Trong khi đó, Santa Fe ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 105% khi bán ra được 530 xe.
Giá vàng hôm nay 11/5: Vàng miếng SJC tăng gần 3 triệu đồng/lượng
3 giờ trước
Giá vàng hôm nay trên thế giới đóng cửa ở mức cao nhất trong 2 tuần, trong khi đó, vàng SJC cũng tăng gần 3 triệu đồng/lượng lên 92,4 triệu đồng/lượng.
Top 10 ô tô bán chạy tháng 4/2024: Toyota chiếm đa số
3 giờ trước
Toyota đã có sự bứt phá mạnh mẽ khi có đến 3 cái tên được góp mặt trong top 10 ô tô bán chạy nhất thị trường tháng 4, bao gồm Toyota Vios, Yaris Cross và Innova Cross.
iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp "xịn xò", nhưng giá không tăng!
4 giờ trước
Với iPad Pro 2024 vừa ra mắt có nhiều nâng cấp ấn tượng và người dùng sẽ phải bỏ ra thêm 200 USD so với các dòng iPad trước đây. Tuy nhiên, iPhone 16 Pro được hưởng lợi nhưng sẽ không tăng giá.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.736.572 VNĐ / tấn

163.30 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

10.810.413 VNĐ / tấn

19.27 UScents / lb

-1.58 %

- -0.31

Cacao

COCOA

225.556.864 VNĐ / tấn

8,864.00 USD / mt

1.94 %

+ 169.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

113.916.056 VNĐ / tấn

203.06 UScents / lb

0.04 %

+ 0.07

Đậu nành

SOYBEANS

11.257.337 VNĐ / tấn

1,204.00 UScents / bu

0.88 %

+ 10.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.448.570 VNĐ / tấn

372.50 USD / ust

-0.11 %

- -0.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.857.778 VNĐ / tấn

44.31 UScents / lb

3.92 %

+ 1.67

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thanh long tăng giá, nhà vườn ngày đêm canh giữ cây
4 giờ trước
Vào mùa khô hạn như hiện nay, giá trái thanh long tại tỉnh Tiền Giang ở mức cao và khan hiếm nên đã xảy ra tình trạng trộm đột nhập vào vườn hái trái thanh long. Nhà vườn trồng cây thanh long hiện phải ngày đêm canh giữ trái cây này, tránh bị đối tượng xấu hái cắp.
Nông dân nuôi cua biển lãi đến 160 triệu đồng/ha/vụ
11 giờ trước
Từ đầu tháng 5 đến nay, nông dân ở các vùng ven biển thuộc các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải bước vào vụ thu hoạch nuôi cua biển đầu tiên trong năm 2024.
CEO Apple Tim Cook vừa được Nike sản xuất riêng 1 thứ?
1 ngày trước
Theo Apple, thứ này là "độc quyền".
Thời tiết thất thường, người trồng sầu riêng thiệt hại nặng
1 ngày trước
Những tháng qua, các tỉnh Tây Nguyên liên tục chịu cảnh nắng hạn, nhiều vùng thiếu nước tưới trầm trọng. Đến nay, một vài cơn mưa dông diện rộng đã xuất hiện, góp phần giải nhiệt cho vườn cây. Tuy nhiên, niềm vui có mưa chưa kịp dứt thì nỗi buồn đã ập đến với nhiều người trồng sầu riêng.