Công nghiệp 4.0 sẽ tác động như thế nào đến thể chế?

09/06/2018 14:53
Thể chế của nhà nước sẽ chịu sức ép thay đổi trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Đồng thời, CMCN 4.0 cũng là tiền đề để thể chế thay đổi nhanh hơn. Việc ứng dụng các công nghệ mới như AI, Blockchain, bigdata,… sẽ giúp âng cao hiệu quả quản lý của nhà nước trong thời đại 4.0.

CMCN 4.0 có tác động hai chiều đến thể chế

TS. Đặng Quang Vinh - Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN4.0) sẽ có tác động hai chiều đến thể chế của nhà nước. Một mặt, CMCN 4.0 sẽ đòi hỏi và thúc đẩy sự thay đổi về thể chế. Mặt khác, chính những công cụ mới trong thời đại 4.0 giúp cho quản lý nhà nước trở nên hiệu quả hơn.

Về mặt thứ nhất, tư duy quản lý nhà nuóc trong thời đại CMCN 4.0 sẽ phải thay đổi. Nghiên cứu của CIEM chỉ ra rằng, cần có sự chuyển đổi nhanh chóng từ mô hình hiện tại sang "nhà nước số". Đây là bước phát triển cao hơn, tiếp theo sau Chính phủ điện tử - điều đang được xây dựng ở Việt Nam. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là vừa phải hoàn thiện Chính phủ điện tử ở cấp độ cao nhất, vừa phải xây dựng hệ thống thể chế mới. Trong đó, cần có thể chế cho thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ; điều tiết kinh doanh thông minh, đơn giản hóa thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trên nền tảng số.

Về mặt thứ hai, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, Fintech, dữ liệu lớn (big data), và những công nghệ trong CMCN 4.0 trong quản lý và quy hoạch giúp tối ưu hóa nguồn lực phát triển. Sự phát triển của ngành viễn thông là hạ tầng kỹ thuật cho việc hình thành cơ sở dữ liệu, kết nối dữ liệu.

Chiến lược 4.0 của các nước đều coi trọng thể chế

Hiện tại, Chính phủ đang tham vấn các chuyên gia để hoàn thiện "Đề cương đánh giá tác động và xây dựng chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0". Trước đó, nhu cầu xây dựng một chiến lược tổng thể của quốc gia đã được đặt ra trong Chỉ thị 16 ban hành năm 2017 về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN lần thứ 4. Không chỉ Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng đã ban đưa ra chiến lược 4.0.

Hoa Kỳ ban hành Kế hoạch chiến lược quốc gia về nghiên cứu và phát triển (R&D) trí tuệ nhân tạo (AI). Đồng thời, Liên minh lãnh đạo sản xuất thông minh đã được thành thành lập vào năm 2012 để khuyến khích phát triển nền tảng, tiêu chuẩn công nghệ mới. Các trung tâm công nghệ cao (Manufacturing Innovation Hub) cũng được thành lập trong thời gian sau đó.

Đức đã đưa ra chiến lược Công nghiệp 4.0 từ năm 2011 và tạo ra khuôn khổ chính sách chặt chẽ, nhằm thiết lập vị thế là nhà cung cấp các hệ thống sản xuất tiên tiến hàng đầu thế giới.

Chiến lược "Quốc gia thông minh" của Singapore ưu tiên 4 lĩnh vực: chế tạo tiên tiến, y tế và sinh dược; dịch vụ và kinh tế số; đô thị thông minh và bền vững. Chính phủ nước này cũng dành tới 4,5 tỷ SGD cho chương trình chuyển đổi công nghiệp.

Thái Lan coi chiến lược 4.0 như một cách vượt bẫy thu nhập trung bình. Chuyển đổi sang sản xuất thông minh và xây dựng Chính phủ số là kế hoạch trong giai đoạn 2017-2021 là kế hoạch của nước này.

Malaysia tạo ra khung chính sách quốc gia để biến nước này thành điểm thu hút công nghệ cao của các doanh nghiệp FDI.

Công nghiệp 4.0 sẽ tác động như thế nào đến thể chế? - Ảnh 1.

"Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, có thể thấy sự khác biệt trong chiến lược của hai nhóm nước. Các nước phát triển đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ hàng đầu. Các nước đang phát triển chủ yếu tập trung nâng cấp công nghệ trong chế tạo" - ông Đặng Quang Vinh nói.

Mặc dù vậy, điểm chung trong chiến lược 4.0 của các nước là đều coi trọng việc xây dựng thể chế mới.

Thể chế nào cho Việt Nam?

Góp ý cho bản Đề cương của Chính phủ, Viện CIEM cho rằng, khó có thể đưa ra một chính sách phù hợp ngay từ đầu. Thay vào đó, Chính phủ cần áp dụng phương pháp thử - sai, cho phép thử nghiệm chính sách và điều chỉnh linh hoạt.

Thực tế, dù đã áp dụng các biện pháp cải thiện nhưng chỉ số về chất lượng thể chế vẫn còn ở mức thấp. Cụ thể: Việt Nam đạt 51,2/100 điểm, xếp vị trí 70/120 về chỉ số năng lực cạnh tranh 4.0. Ngân hàng Thế giới xếp hạng Việt Nam ở vị trí 68/190 (chỉ số Doing Business). Nếu không có giải pháp đột phá, sẽ rất khó có sự thay đổi nhanh chóng.

Ông Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Chiến lược 4.0 của Việt Nam cũng cần đặt trong bối cảnh quốc tế. Khi các nước trong khu vực đã bắt đầu thực hiện chiến lược 4.0, bản soạn thảo của Việt Nam cần cân nhắc lại các thế mạnh của đất nước để tập trung phát triển. Vai trò của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI trong thực hiện chiến lược cũng quan trọng không kém thể chế của nhà nước.

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), mức độ sẵn sàng ứng dụng CN 4.0 của Việt Nam không cao và chỉ thuộc nhóm nước Sơ khởi: Điểm Cấu trúc sản xuất đạt 4,96/10, xếp thứ 48/100. Điểm Động lực sản xuất đạt 4,93/10, xếp thứ 53/100.

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
9 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
8 giờ trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
8 giờ trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
7 giờ trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
7 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
14 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
17 giờ trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
1 ngày trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
1 ngày trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.