Covid -19 và nỗi lo cạn nguyên liệu ngành gỗ nhập từ Trung Quốc

28/02/2020 19:12
(Dân Việt) Thiếu nguồn nguyên phụ kiện nhập từ Trung Quốc đang bị gián đoạn bởi dịch viêm phổi do virus corona, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ có thể sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới. Nếu dịch Covid - 19 còn kéo dài, nhiều đơn vị tính đến nội địa hóa nguồn cung.

Không thể thờ ơ với Covid – 19

Theo ông Nguyễn Liêm – Phó Chủ tịch Hội Chế biến gỗ Bình Dương, Tổng Giám đốc Công ty CP Lâm Việt, doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2019 đạt 40 triệu USD, hiện, dịch viêm phổi cấp do virus corona (Covid – 19) chưa có những tác động rõ rệt đến ngành xuất khẩu gỗ, nhưng về lâu dài những hệ lụy là không thể tránh khỏi.

“Trung Quốc là công xưởng lớn của thế giới, với lợi thế chi phí sản xuất giá rẻ rất nhiều phụ kiện của ngành gỗ Việt đang phụ thuộc vào nguồn cung từ phía Trung Quốc. Hiện, các doanh nghiệp vẫn đủ nguyên liệu sản xuất trong vài tháng nữa, nhưng nếu dịch vẫn kéo dài, nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc gián đoạn, lúc đó doanh nghiệp buộc phải tính đến nguồn cung khác. Tuy nhiên, điều đó sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản xuất” – ông Liêm nói.

covid -19 va noi lo can nguyen lieu nganh go nhap tu trung quoc hinh anh 1

Dịch cúm do virus corona ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên phụ kiện cho ngành gỗ do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Ảnh: I.T

Trong khi đó, ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, dăm gỗ là mặt hàng quan trọng nhất được xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc, với kim ngạch năm 2019 đạt 972,2 triệu USD, chiếm 79,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các mặt hàng gỗ Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc trong cùng năm.

“Dịch viêm phổi cấp do virus corona làm cho các công ty sản xuất giấy, bột giấy tại Trung Quốc phải ngừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng. Điều này đang và sẽ tiếp tục gây ra tình trạng chậm chễ trong việc xuất khẩu dăm của Việt Nam sang thị trường này” – ông Lập nói.

Ngoài ra, các loại ván là nhóm mặt hàng quan trọng nhất được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, với giá trị nhập khẩu năm 2019 đạt 395,5 triệu USD, chiếm 60% trong tổng kim ngạch tất cả các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam trong cùng năm. Dịch viêm phổi cấp đã làm cho luồng cung này hiện đang bị dừng lại.

Dịch cúm đang tác động trực tiếp đến các nhà máy của Trung Quốc vận hành tại Việt Nam khi các nhà máy chưa được phép quay lại hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng do chính sách phong tỏa dịch tại cả 2 quốc gia. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ 2014 đến nay, Trung Quốc có 184 doanh nghiệp đăng kí và hoạt động trong ngành. Năm 2019 có 93 doanh nghiệp của Trung Quốc tham gia xuất khẩu các mặt hàng gỗ từ Việt Nam.

“Dịch cúm có thể làm đình trệ các hoạt động sản xuất và kinh doanh trong ngành, bao gồm cả các doanh nghiệp FDI có mối quan hệ thương mại với Trung Quốc. Điều này có thể tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp Việt trong việc chiếm lĩnh thị trường” – ông Lập nói.

Nội địa hóa nguồn cung

covid -19 va noi lo can nguyen lieu nganh go nhap tu trung quoc hinh anh 2

Công ty Woodsland sẽ nội địa hóa nguồn cung để đối phó với dịch Covid - 19. Ảnh: Báo Tuyên Quang.

Theo Báo cáo “Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ: Thực trạng 2019 và xu hướng 2020” (sản phẩm hợp tác của nhóm nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM, Hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định-PV) được công bố sáng nay 28/2 tại hội thảo “Ngành gỗ Việt Nam trong bối cảnh biến động thị trường", thương mại gỗ giữa Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu hình thành do nhóm các mặt hàng gỗ nguyên liệu.

Dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát vào tháng 12/2019 đang và sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến mối quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia và các luồng cung xuất khẩu khác của Việt Nam đi các nước.

Ông Tô Xuân Phúc, Tổ chức Forest Trends cho hay: Dịch Covid-19 làm cho các công ty sản xuất giấy, bột giấy tại Trung Quốc phải ngừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng. Điều này đang và sẽ tiếp tục gây ra tình trạng chậm chễ trong việc xuất khẩu dăm của Việt Nam sang thị trường này.

Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng đã quyết định dừng dỡ hàng ở một số cảng và tăng cường biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt đối với các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ hàng, bao gồm hàng vận chuyển bằng tầu biển và điều này cũng gây ra khó khăn trong xuất khẩu dăm gỗ từ Việt Nam.

“Dịch cúm do virus corona tác động trực tiếp tới sự vận hành của các doanh nghiệp này, bao gồm cả những lao động Việt làm việc tại đây. Dịch cúm Covid - 19 không chỉ tác động đến các doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động tại Việt Nam mà còn cả các doanh nghiệp FDI từ các quốc gia khác hoạt động tại Việt Nam và phụ thuộc vào Trung Quốc về nguồn cung gỗ nguyên liệu và các mặt hàng phụ trợ khác”, ông Phúc nhấn mạnh.

Phân tích cụ thể hơn từ góc độ doanh nghiệp xuất khẩu, ông Vũ Hải Bằng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Woodsland cho biết: Woodsland không xuất khẩu hàng sang Trung Quốc nhưng bị ảnh hưởng đến nguồn cung một số nguyên liệu còn sử dụng nhà cung cấp Trung Quốc.

Một số phụ kiện hay vật liệu phủ bề mặt như sơn được nhập từ Trung Quốc cũng gây ra ảnh hưởng mang tính cộng hưởng tới xuất khẩu của doanh nghiệp. Ví dụ, mặt hàng sơn chỉ chiếm 7% giá thành của sản phẩm nhưng chỉ vì không có loại sơn đang sử dụng thì toàn bộ lô hàng sử dụng vật liệu đó sẽ bị ảnh hưởng.

“Như vậy, sự gián đoạn cung ứng này cũng gây ra tác hại lớn cho doanh nghiệp. Với một số khâu sử dụng kỹ thuật Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng. Trong hoàn hiện sản phẩm gỗ hiện nay có nhiều nhà máy phải dừng lại vì chuyên gia Trung Quốc không sang được để tham gia vào quá trình sản xuất…”, ông  Bằng phân tích.

Dù vậy, theo ông Bằng, dịch Covid-19 hoành hành bên cạnh những tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng có ý nghĩa tích cực về lâu dài. Đó là giúp doanh nghiệp ngày càng có ý thức hơn trong sử dụng nguồn cung nội địa hóa.

“Với Woodsland thời gian tới doanh nghiệp sẽ mạnh dạn hơn nữa trong kiếm tìm các nhà cung cấp Việt Nam”, ông Bằng nói.

Tin mới

Xuất khẩu gạo cao nhất từ trước tới nay
4 giờ trước
Xuất khẩu gạo Việt Nam quý I năm nay đạt gần 2,2 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Riêng tháng 3 đã lập kỷ lục mới về xuất khẩu trong 1 tháng của Việt Nam khi đạt tới hơn 1,1 triệu tấn.
Đây là chiếc Vespa điện phiên bản giới hạn toàn cầu: Giá đắt ngang xe hơi nhưng có tiền cũng khó mà mua!
3 giờ trước
Chiếc xe máy chạy điện hoàn toàn Vespa Electtrica đã được "độ" lại sang xịn đến từng chi tiết bởi hãng độ Mansory nổi tiếng. Đáng chú ý hơn, phiên bản Vespa đặc biệt này chỉ được sản xuất với số lượng giới hạn 99 chiếc.
Rolls-Royce Ghost 11 năm tuổi độ kit như bản 2024: Rao bán 10 tỷ đồng nhưng có điểm dễ khiến khách đặt câu hỏi
3 giờ trước
Chiếc Rolls-Royce Ghost này là lựa chọn dành cho những dân chơi muốn sở hữu xe sang Anh Quốc nhưng ngân sách còn hạn hẹp để mua phiên bản mới.
Kia Sorento hybrid giảm sốc 120 triệu đồng, còn từ 1,029 tỷ đồng, rẻ hơn cả Honda CR-V hybrid
3 giờ trước
Sau chưa đầy 1 tháng, Kia Việt Nam đã điều chỉnh giá toàn bộ dòng Sorento đang phân phối trong nước.
iPhone 16 Pro sẽ "hồi sinh" màu hồng huyền thoại, nhìn "sương sương" đã thấy đẹp không tì vết
2 giờ trước
Hình ảnh cho thấy chiếc iPhone 16 Pro màu hồng lại khiến cộng đồng người hâm mộ Apple "đứng ngồi không yên".

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.686.140 VNĐ / tấn

158.50 JPY / kg

-1.19 %

- -1.90

Đường

SUGAR

10.857.185 VNĐ / tấn

19.42 UScents / lb

-0.31 %

- -0.06

Cacao

COCOA

272.153.797 VNĐ / tấn

10,732.00 USD / mt

-0.67 %

- -72.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.083.469 VNĐ / tấn

229.10 UScents / lb

-1.14 %

- -2.65

Đậu nành

SOYBEANS

10.794.938 VNĐ / tấn

1,158.52 UScents / bu

-0.13 %

- -1.54

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.621.635 VNĐ / tấn

344.20 USD / ust

-0.98 %

- -3.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.465.744 VNĐ / tấn

45.55 UScents / lb

0.26 %

+ 0.12

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thanh long nghịch vụ tăng giá
31 phút trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.
Tình trạng xâm nhập mặn: Tập đoàn PAN hé mở kế hoạch sống "thuận thiên"
8 giờ trước
Trả lời câu hỏi của cổ đông về các giải pháp chống lại tình hình biến đổi khí hậu, bà Trần Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Vinaseed, công ty thành viên của PAN chia sẻ, Tập đoàn đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh như tập trung nghiên cứu phát triển các giống lúa có khả năng "chịu mặn, chịu hạn, chịu lụt".
Ngành phân bón có hưởng lợi khi giá cà phê, nông sản cùng “nắm tay” tăng sốc?
10 giờ trước
Giá cà phê lập kỷ lục, giá lúa gạo vẫn giữ ở mức cao, tình hình xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản thuận lợi khiến nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng vọt.
Kho báu dưới nước đưa Việt Nam trở thành ‘ông trùm’ đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều mạnh tay săn lùng, bỏ túi gần 700 triệu USD trong quý 1
1 ngày trước
Đây là một trong những mặt hàng đang được các cường quốc của thế giới ra sức ‘chốt đơn’.