Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế?

11/01/2018 16:15
Một con cua hoàng đế có thể mang mức giá cả chục triệu đồng mà vẫn chẳng có hàng để bán. Tại sao lại đắt thế nhỉ?

Nếu phải lựa chọn ra danh sách những món hải sản đắt đỏ nhất, cua hoàng đế (có nơi gọi là huỳnh đế) chắc chắn phải có một chỗ trong đó, thậm chí nằm trên top đầu.

Đã từ rất lâu rồi, những chú cua khổng lồ dài cả mét này được giới nhà giàu sẵn sàng trả giá lên tới hàng chục triệu đồng, mà vẫn chẳng có hàng để bán.

Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế? - Ảnh 1.

Cua hoàng đế - những chú cua khổng lồ đắt đỏ trên bàn tiệc

Những chú cua này đắt không phải vì người Việt thích chơi sang đâu. Trên thế giới, đây cũng là món ăn cực kỳ đắt đỏ, chỉ khác ở chỗ, người nước ngoài bán cua theo đơn vị chân và càng.

Như tại Alaska - nơi có thể đánh bắt được những chú cua hoàng đế đỏ nổi tiếng nhất thế giới, họ cũng bán theo hình thức như vậy, với mức giá từ 24 USD (khoảng 550.000VND)/nửa ký. Nếu chân to, càng to, giá trị sẽ còn bị đẩy cao hơn nữa.

Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế? - Ảnh 2.

Điều này cũng khá dễ hiểu, vì với cua hoàng đế, chân và càng là những nơi ngon nhất, chứa nhiều thịt cua nhất, còn thân cua thì gần như chẳng có gì.

Mỗi con cua chỉ có 3 cặp chân và 2 càng, trong đó thịt ở chân có chất lượng cao hơn. Đây quả thực là một điều may mắn, vì nếu thịt ở càng ngon hơn, giá cua hoàng đế có lẽ còn đắt hơn bây giờ rất nhiều.

Nhưng với một loài cua chỉ ăn được chân, liệu có đáng để bỏ ra số tiền nhiều đến vậy? Thực ra mọi chuyện đều có nguyên do của nó.

Tại sao cua hoàng đế lại đắt tiền?

Trước tiên, hãy tìm hiểu đôi nét về loài cua này đã. Cua hoàng đế - king crab (Paralithodes camtschaticus) rất xứng danh vua của loài cua, vì chúng là những con cua lớn nhất thế giới. Một con cua hoàng đế đỏ có thể đạt sải chân dài tới 1,8m, nặng hơn 10kg lận.

Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế? - Ảnh 3.

Nhưng cua đắt không phải là vì kích cỡ, mà do công đoạn bắt được nó chẳng hề dễ dàng. Cua hoàng đế trưởng thành thường sống ở những vùng nước lạnh, với nhiệt độ trung bình khoảng 3,2 - 5,5°C. Độ sâu nơi chúng ở phải lên tới 200, thậm chí là 300m.

Biển lạnh, lại phải lặn sâu, rõ ràng để bắt được cua hoàng đế là rất khó khăn. Ấy là chưa kể mùa săn cua hoàng đế thường diễn ra vào tháng 10 - thời điểm các vùng biển phía Bắc trở nên cực kỳ lạnh và hung dữ, tức là nguy hiểm hơn.

Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế? - Ảnh 4.

Cua hoàng đế đắt một phần là vì khó khăn để đánh bắt

80% ngư dân bắt cua thiệt mạng do bị cuốn xuống biển hoặc bị giảm nhiệt thân thể. Chuyện thương tích do va đập, tai nạn với máy móc thường xuyên xảy ra. Rủi ro và khó khăn lớn, lợi nhuận đương nhiên phải cao hơn - một bài toán tài chính đơn giản. Toàn bộ chi phí ấy được đổ xuống đầu người tiêu dùng.

Thêm một lý do khác khiến cua hoàng đế đắt hơn những hải sản khác như tôm hùm, đó là vì tôm hùm có thể nuôi được, còn cua thì không. Tại sao? Vì cua lớn quá chậm - cần đến 7-10 năm để đạt kích cỡ cần thiết. Trong khoảng thời gian ấy, chi phí bỏ ra là quá lớn, nên nó được xem là bất khả thi.

Không phải cua nào cũng có giá giống nhau

Kỳ thực cùng gọi là cua hoàng đế, nhưng loài cua này có tới 3 loại phổ biến: đỏ (red), xanh (blue), và vàng (golden). Trong đó, cua đỏ có giá trị cao nhất, vì đây là loại có nhiều thịt nhất. Ngoài ra còn một loại thứ tư - cua hoàng đế scarlet - nhưng chúng tương đối hiếm nên thường không được nhắc đến.

Cua hoàng đế chỉ ăn được chân thôi mà tại sao đắt đỏ đến thế? - Ảnh 5.

Ở Việt Nam cũng có cua hoàng đế, nhưng chủ yếu là loại màu xanh (blue). Dù chất lượng không bằng, nhưng cua xanh ăn cũng rất ngon, và giá trị cũng chẳng thua kém là bao.

Nguồn tham khảo: New York Times, Reddit...

Tin mới

VinFast giảm ‘sốc’ toàn bộ xe máy điện: Motio giá mới 12 triệu, ra mắt Evo Grand giá 21 triệu hỗ trợ 2 pin
7 giờ trước
Sáng 22/5, VinFast công bố chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai xanh” lần thứ 3, mở rộng từ chính sách khách hàng thân thiết hiện hành.
Hỗn loạn bên trong chiếc máy bay cùng lúc gặp nhiễu động, trúng mưa đá, tông phải chim
7 giờ trước
227 hành khách trên chuyến bay của hãng IndiGo (Ấn Độ) “trở về từ cõi chết” khi máy bay chở họ gặp nhiễu động mạnh rồi va phải chim giữa không trung.
Thị trường xe máy cho học sinh, sinh viên: VinFast tăng tốc, Honda dè dặt 'tham chiến'
5 giờ trước
Động thái giảm giá cho hàng loạt mẫu xe máy điện như Evo200, Motio mới đây cho thấy tham vọng đánh chiếm mạnh mẽ phân khúc xe máy điện cho học sinh, sinh viên của VinFast.
Danh sách 12 thực phẩm bảo vệ sức khỏe vừa bị Bộ Y tế thu hồi giấy công bố sản phẩm
5 giờ trước
Sáng 21/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin, cơ quan này ra quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng kí bản công bố 12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Phát hiện hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng ''thổi phồng công dụng'' tại Hà Nội
6 giờ trước
Hơn 11.000 hộp thực phẩm chức năng do Công ty Thảo dược Mộc Can sản xuất bị phát hiện “thổi phồng” công dụng, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.254.475.318 VNĐ / tấn

303.65 BRL / kg

0.90 %

- 2.75

Thịt gà

CHICKEN

35.653.292 VNĐ / tấn

8.63 BRL / kg

1.82 %

- 0.16

Thịt heo

LEAN HOGS

5.696.147 VNĐ / tấn

99.53 USD / lbs

0.50 %

- 0.50

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Mỹ phẩm dỏm ngập "chợ trời 4.0"
7 giờ trước
Mạng xã hội đang trở thành "chợ trời" mỹ phẩm thời 4.0, nơi người tiêu dùng chỉ nhận được "cam kết bằng miệng", gần như không thể khiếu nại nếu gặp rủi ro.
Thứ ‘cùi bắp’ vứt đầy ngoài ruộng ở Việt Nam được bán ở siêu thị Hàn Quốc, giá hàng trăm nghìn đồng/kg
8 giờ trước
Trước đây, lõi ngô (hay còn gọi là cùi bắp) sau khi tách hạt thường bị vứt bỏ, chất đống ngoài đồng. Nhưng gần đây, nhiều tác dụng của chúng được phát hiện. Lõi ngô làm sạch còn được bán ở siêu thị để nấu trà với giá với giá khoảng 6.000 đồng/chiếc.
Khánh Hòa tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm
11 giờ trước
Gần 850.000 con tôm hùm giống không rõ nguồn gốc, nhập lậu vào Khánh Hòa bị lực lượng chức năng tiêu hủy.
Loài giun biển từng nghĩ đến đã sợ nay lột xác thành 'mì chính của nhà giàu', giá lên đến 10 triệu đồng/kg
1 ngày trước
Trước đây, sá sùng xuất hiện dày đặc ở Quan Lạn, Vân Đồn (Quảng Ninh), nhiều đến nỗi ăn phát ngán. Nhưng khoảng 20 năm gần đây, từ khi câu chuyện về mì chính thiên nhiên được lan truyền, lượng người mua tăng vọt, giá cả cũng tăng hàng chục lần.