“Cuộc chiến vương quyền” tại các ngân hàng tư nhân Việt

24/06/2019 23:09
Trong tuần vừa qua, cơn sóng dồn dập liên tục đến với hai ngân hàng NamABank và Eximbank...

"Cuộc chiến vương quyền" là cụm từ phù hợp nhất để mô tả những gì đang diễn ra tại hai ngân hàng tư nhân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á (NamABank) và Ngân hàng Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (EIB).

Lùm xùm tranh quyền đoạt vị tại Eximbank và NamABank

Trong tuần vừa qua, cơn sóng dồn dập đến với hai ngân hàng NamABank và Eximbank, dù với lý do khác nhau, song nguyên cớ quy về một mối vẫn là quyền sở hữu và điều hành tại hai nhà băng này.

Tại NamABank, mâu thuẫn bắt đầu lộ ra truyền thông khi hồi đầu năm nay, ông ông Nguyễn Chấn (chồng cố nữ đại gia Tư Hường) tổ chức họp báo cho biết khi bà Tư Hường bị bệnh, giao cho con trai là ông Nguyễn Quốc Toàn (Chủ tịch Hội đồng quản trị NamABank) quản lý NamABank và Tập đoàn Hoàn Cầu thông qua quyền nắm giữ các cổ phần, cổ phiếu, vốn góp tại NamABank và các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hoàn Cầu nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc về vợ chồng ông.

Tuy nhiên sau đó số tài sản này được cho là đã bị chiếm đoạt, giá trị khoảng 30.000 tỷ đồng. Theo ông Chấn, những người đang chiếm giữ cổ phiếu trái pháp luật ước tính trên 90% vốn điều lệ Ngân hàng Nam Á.

Trong khi đó, ba người con gái của ông Chấn và bà Hường gồm Nguyễn Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Xuân Nữ và Nguyễn Thị Thanh Vân cũng có đơn tố cáo 8 người gồm 7 người con trong gia đình đã lợi dụng ông Chấn tuổi cao nhằm phá hoại các hoạt động kinh doanh của gia đình.

Phản hồi về thông tin này, NamABank cho biết việc tranh chấp này đã diễn ra từ nhiều năm nay trong nội bộ gia đình của ông Nguyễn Chấn và ông Nguyễn Quốc Toàn sau khi nữ doanh nhân Tư Hường mất. Ngân hàng này cũng khẳng định đây là những tranh chấp dân sự về cổ phiếu Nam A Bank, hoàn toàn không liên quan đến hoạt động Nam A Bank.

Đồng thời, ngân hàng này cũng cho biết, trước sự việc này, người có liên quan trực tiếp là ông Nguyễn Quốc Toàn đã ủy quyền cho một Phó chủ tịch thường trực chịu trách nhiệm xử lý mọi công việc thay thế và sẽ từ nhiệm để tập trung xử lý các tranh chấp nội bộ của gia đình, tránh ảnh hưởng đến hoạt động của Nam A Bank cũng như quyền lợi của khách hàng.

Còn tại Eximbank, sự đấu đá tranh chấp quyền lực trong nội bộ của ngân hàng này đã kéo dài lâu năm dẫn tới sự mệt mỏi, bức xúc của các cổ đông. Chỉ trong mấy tháng đầu năm 2019, việc truất quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị, lập mới rồi lại giành quyền và thay thế khiến nhà đầu tư gần như rối trí với bộ máy lãnh đạo cấp cao của nhà băng này.

Trong khi Hội đồng quản trị luôn trong tình trạng lộn xộn, rối như tơ vò thì nhóm SMBC (cổ đông chiến lược nắm 15%) lại không có tiếng nói dù nhiều lần gửi văn bản cho Hội đồng quản trị EIB.

Cũng bởi vậy, đến nay, EIB vẫn chưa thể thực hiện họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 thành công.

Sức khỏe của hai nhà băng hiện tại

Giữa lùm xùm kiện cáo, tranh chấp, NamABank khẳng định đây là những tranh chấp dân sự về cổ phiếu Nam A Bank, hoàn toàn không liên quan đến hoạt động Nam A Bank và dẫn chứng về việc hoạt động của nhà băng này vẫn rất tốt.

Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2019, Lợi nhuận trước thuế đạt 426 tỷ đồng, hoàn thành 53% kế hoạch năm 2019. Tổng tài sản đạt gần 80 nghìn tỷ, hoàn thành 93% kế hoạch năm. Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và cá nhân đạt gần 64 nghìn tỷ, hoàn thành gần 90% kế hoạch năm. Dư nợ cho vay đạt hơn 55 nghìn tỷ, đạt 92% kế hoạch năm. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát tốt, chỉ ở mức 1,85%.

Trước đó, cổ đông NamABank đã thống nhất với các mục tiêu năm 2019 của ngân hàng bao gồm tổng tài sản đạt 86.000 tỷ đồng, tăng 15%; huy động vốn cá nhân, tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá đạt 72.000 tỷ đồng, tăng 27%; dư nợ cho vay cá nhân, tổ chức đạt 60.000 tỷ đồng, tăng 18%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 800 tỷ đồng.

Tuy vậy, trên thực tế, như câu chuyện diễn ra với EIB cũng như nhiều doanh nghiệp từng có vấn đề lục đục ở bộ máy thượng tầng thì hoạt động quản trị luôn có quyết định trọng yếu tới sức khỏe của cả một doanh nghiệp.

EIB từ một ngân hàng tư nhân top đầu nay mãi không thể bứt phá, từ "top 5 ngân hàng Thương mại cổ phần từ trên xuống nay lại thuộc top 3 từ dưới lên".

Ban lãnh đạo EIB cho biết năm 2018 là năm hoạt động của Eximbank đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có trong lịch sử phát triển. Nhiều mặt hoạt động kết quả còn hạn chế như tăng trưởng tổng tài sản thấp, kế hoạch xử lý nợ xấu không đạt mục tiêu năm, hiệu quả kinh doanh chậm được cải thiện, các chương trình tái cấu trúc cũng còn chậm tiến độ và hiệu quả chưa cao.

Theo tài liệu đại hội, năm 2019, EIB lên mục tiêu 181.000 tỷ đồng tổng tài sản, tăng trưởng 18,6%, huy động vốn đạt 143.500 tỷ đồng, tăng 21%; dư nợ cấp tín dụng ở mức 115.570 tỷ đồng, tăng trưởng 11% và lợi nhuận trước thuế đạt 1.077 tỷ, tăng 30%.

Mặc dù lên kế hoạch tăng trưởng so với năm trước tuy nhiên tới nay đã quá nửa năm, nhưng mục tiêu này vẫn chưa được cổ đông phê duyệt.

Tin mới

5 chiếc VinFast VF 9 xuyên 5 nước Đông Nam Á: ‘Khởi đầu dù vỡ lốp, vướng thủ tục nhưng không nản lòng’
8 giờ trước
Hành trình xuyên 5 nước Đông Nam Á của 5 chiếc VinFast VF 9 bắt đầu từ Hà Nội, qua Lào, Thái Lan, Malaysia, Singapore trước khi về Việt Nam có độ dài khoảng 10.000km, dự kiến diễn ra trong 30 ngày.
Sầu riêng Việt đón chuyên gia Trung Quốc: Cú hích xuất khẩu, "mở khóa" thị trường tỷ đô
8 giờ trước
Từ ngày 12 - 17/7, đoàn chuyên gia Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi sản xuất sầu riêng. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp gỡ rào cản kỹ thuật, mở đường cho trái sầu riêng Việt Nam tăng tốc thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Sầu riêng giống cổ Chuồng Bò, Sáu Hữu bất ngờ được chuộng
8 giờ trước
Sầu riêng giống cổ như Sáu Hữu, Chuồng Bò từng bị chặt bỏ hàng loạt do hạt to, năng suất thấp, nay bất ngờ được người tiêu dùng săn lùng
Giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng 30 - 40%
7 giờ trước
Đầu giờ chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Vì sao máy điều hòa vẫn 'vắng bóng' giữa mùa hè nắng nóng kỷ lục ở châu Âu?
7 giờ trước
Điều hòa nhiệt độ vẫn không phải lựa chọn để giảm nhiệt của người dân châu Âu giữa đợt nắng nóng khắc nghiệt.

Tin cùng chuyên mục

Công ty của ông Phạm Nhật Minh Hoàng bán VinFast VF 8 đã qua sử dụng, giá từ 700 triệu đồng
18 giờ trước
Toàn bộ xe VF 8 được phân phối trong đợt này đều trải qua quy trình kiểm định 139 bước tại nhà máy VinFast.
Toyota thống trị Top 10 xe bán chạy nhất thế giới, có mẫu giảm giá gần 70 triệu đồng trong tháng 7
22 giờ trước
Hàng loạt mẫu xe ăn khách của Toyota đồng loạt giảm giá lăn bánh trong tháng 7/2025.
Giá hàng nghìn mẫu điện thoại, tivi, tủ lạnh... đồng loạt 'hạ nhiệt' tại Thế Giới Di Động sau 1 đêm
2 ngày trước
Ngay từ ngày 1/7, toàn bộ hệ thống gần 3.000 cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh trên toàn quốc đã đồng loạt cập nhật giá bán mới cho hàng chục nghìn sản phẩm, áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng (VAT) mới là 8% theo quy định.
Sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới của FWD, tự động gia tăng quyền lợi bảo vệ mỗi năm
2 ngày trước
Ngày 02/07/2025, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung FWD Bảo vệ gia tăng - sản phẩm thế hệ mới tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm mới.