Người siêu giàu đầu tư gì: Bất động sản áp đảo với hơn 50% tổng tài sản, sau đó mới là cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư mạo hiểm và... đam mê

11/03/2023 08:11
Trong đó, khoản đầu tư nhiều nhất là nhà ở chính và bất động sản thứ 2, thứ ba, thứ n (gọi chung là bất động sản không để ở - primary and secondary homes), chiếm 32%.

Knight Frank vừa qua đã công bố The Wealth Report 2023, sau khi tiến hành khảo sát hơn 500 người siêu giàu, gồm chủ ngân hàng tư nhân, cố vấn tài chính và văn phòng gia đình, đại diện cho khối tài sản tổng cộng hơn 2.500 tỷ USD.

Báo cáo chỉ ra, 3 ưu tiên đầu tư của giới siêu giàu vẫn là bất động sản, cổ phiếu - cổ phần và trái phiếu.

Người siêu giàu đầu tư gì: Bất động sản áp đảo với hơn 50% tổng tài sản, sau đó mới là cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư mạo hiểm và... đam mê - Ảnh 1.

Bất động sản thương mại áp đảo với hơn 50% tài sản của người giàu

Trong danh mục đầu tư của giới siêu giàu, bất động sản chiếm tỷ lệ cao hơn là cổ phiếu. Trong đó, báo cáo của Knight Frank đã phân tách khoản đầu tư này thành đầu tư trực tiếp và gián tiếp.

Khoản đầu tư nhiều nhất là nhà ở chính và bất động sản thứ 2, thứ ba, thứ n (gọi chung là bất động sản không để ở - primary and secondary homes), chiếm 32%.

Khoảng 21% được đưa trực tiếp vào bất động sản thương mại, trong khi 13% đầu tư thông qua quỹ nợ hoặc ủy thác đầu tư bất động sản (REITs). Theo một chuyên gia, việc tỷ lệ đầu tư qua REITs khá thấp (5%) có thể là do lợi thế về thuế REITs cho người giàu không đủ hấp dẫn, hoặc bởi họ có cách đầu tư trực tiếp với mức thuế thấp.

Tính chung cả hai khoản bất động sản nhà ở và bất động sản thương mại, đầu tư bất động sản chiếm hơn 50% tài sản của người giàu.

Knight Frank còn chỉ ra, bất động sản chính là khoản đầu tư an toàn nhất trong góc nhìn của giới siêu giàu.

Người siêu giàu đầu tư gì: Bất động sản áp đảo với hơn 50% tổng tài sản, sau đó mới là cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư mạo hiểm và... đam mê - Ảnh 2.

Cổ phiếu, cổ phần chiếm 26% danh mục đầu tư

Giới siêu giàu đổ 26% đầu tư của mình vào cổ phiếu và cổ phần công ty. Ở châu Mỹ, tỉ lệ đó lên tới 1/3. Ví dụ như năm 2022, Công ty Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett đã chi kỷ lục 68 tỷ USD cho cổ phiếu.

Trái phiếu chiếm 17%

Là một loại IOU (giấy xác nhận vay mượn không chính thức do người nợ cấp cho chủ nợ), thường do chính phủ hoặc tập đoàn phát hành, trái phiếu từ lâu vốn được xem là một cách thuận tiện để đầu tư tiền. Vì vậy, việc trái phiếu chiếm đến 17% danh mục đầu tư của người siêu giàu trên thế giới là một kết quả không quá bất ngờ.

Vốn cổ phần tư nhân/vốn mạo hiểm chiếm 9%

Vốn mạo hiểm thường tiềm ẩn rủi ro cao hơn so với những khoản đầu tư khác, song với tiềm năng tăng trưởng cao, đây vẫn là điều được giới siêu giàu lựa chọn.

Đơn cử, vào năm 2004 ông Peter Thiel là nhà đầu tư đầu tiên của Facebook với 500.000 USD ban đầu. 8 năm sau đó, khi công ty lên sàn, khoản đầu tư của ông đã "bành trướng" thành 638 triệu USD.

Đầu tư đam mê chiếm 5%

Đầu tư theo đam mê bao gồm đầu tư tác phẩm nghệ thuật, ô tô và rượu...59% trong số người trả lời khảo sát của Knight Frank nói rằng khách hàng của họ có khả năng mua tác phẩm nghệ thuật trong năm nay. Những mặt hàng phổ biến theo sau là đồng hồ, rượu, xe hơi cổ điển, túi xách...

Vàng chiếm 3%

Những người siêu giàu cất giữ 3% khoản đầu tư của họ vào vàng và coi đó là giao dịch mua an toàn thứ hai sau bất động sản nhà ở.

Tiền điện tử chiếm 2%

Được đánh giá là khoản đầu tư dễ biến động hàng đầu, nhưng tiền điện tử vẫn chiếm 2% danh mục đầu tư trung bình của người giàu.

Trong báo cáo năm 2022, Knight Frank cho biết 18% người siêu giàu sở hữu một số loại tiền điện tử.

Tỷ lệ sở crypto của người giàu có thể sẽ vượt tỷ lệ đầu tư vào vàng. Quan sát xu hướng thực tế, người giàu trên thế giới ngày ít sở hữu vàng. Khoảng 10 năm trước, tỷ lệ vàng trong những thống kê tương tự chiếm tỷ lệ gần 8%.

Khác - 7%

Khảo sát của Knight Frank cũng liệt kê các khoản đầu tư "khác", chiếm 7% danh mục đầu tư trung bình, nhưng không nói rõ danh mục này bao gồm những gì.

Một xu hướng chuyển dịch được Knight Frank chỉ ra trong báo cáo là tỷ lệ phân bổ tiền, đầu tư và vay nợ mới cho 2023 của người giàu cũng đang dần thay đổi. Giới siêu giàu trên thế giới phần đông đang muốn gia tăng tỷ lệ phân bổ tiền nhiều hơn là những tài sản khác.

Người siêu giàu đầu tư gì: Bất động sản áp đảo với hơn 50% tổng tài sản, sau đó mới là cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư mạo hiểm và... đam mê - Ảnh 3.

Tin mới

iPhone 15 sẽ có thêm màu đỏ mới
14 phút trước
iPhone 15 chuẩn bị có thêm màu mới siêu đẹp, ra mắt ngay trong tuần tới
Trà sữa phân vịt đang hot rần rần vì cái tên độc lạ: Nghe đã thấy "nghẹn họng", uống thử thì cảm giác thế nào?
8 phút trước
Nghe tên món trà sữa phân vịt, rất nhiều người cảm thấy tò mò nhưng không phải ai cũng dám uống thử.
Tình trạng khan hiếm đẩy giá dầu oliu lên mức cao kỷ lục
29 phút trước
Tình trạng thiếu hụt dầu oliu, đôi khi được gọi là
Vượt mặt Thái Lan, quốc gia này trở thành nhà cung cấp ô tô lớn nhất của Việt Nam trong quý 1, láng giềng tăng xuất khẩu đến 144%
11 phút trước
Không phải Thái Lan hay Trung Quốc, đây mới là nhà cung cấp ô tô lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2024.
Nữ tài xế VinFast Fadil tự thay bánh xe gây sốt: 'Tiết kiệm 1 triệu, phải gọi điện nhờ người thân trợ giúp'
53 phút trước
Việc chị Hằng tự mình thay cho bánh dự phòng cho chiếc VinFast Fadil nhận được rất nhiều lời khen từ cộng đồng mạng.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.